Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách thuế tài sản trong chiến lược cải cách thuế Việt Nam giai đoạn năm 2005 – 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .4
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ THUẾ TÀI SẢN .7
    1.1. Tài sản: 7
    1.1.1 Khái niệm về tài sản: 7
    1.1.2 Phân loại tài sản: .10
    1.2. Thuế tài sản: 13
    1.2.1 Khái niệm về thuế tài sản: 13
    1.2.2 Những nguyên lý về sự tồn tại và vai trò của thuế tài sản: 13
    1.2.3 Thuế tài sản và mối quan hệ trong hệ thống thuế: .16
    1.3. Thuế tài sản ở một số nước trên thế giới: . 18
    1.3.1 Nhận xét về thuế tài sản ở một số nước trên thế giới: 18
    1.3.2 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế tài sản: .24
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM 28
    2.1. Các quy định về quản lý tài sản ở Việt Nam: .28
    2.1.1 Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai: . 28
    2.1.2 Chế độ quản lý đối với các loại tài sản khác: .33
    2.1.3 Aûnh hưởng của chế độ quản lý và hiện trạng sử dụng tài sản đối với các sắc thuế về tài sản : . 35
    2.2. Thực trạng về chính sách thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay: .35
    2.2.1 Tiền sử dụng đất: . 36
    2.2.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp: . 38
    2.2.3 Thuế đất (trong thuế nhà đất): 42
    2.2.4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất: 45
    2.2.5 Thuế tài nguyên: 47
    2.2.6 Tiền thuê đất: 49
    2.2.7 Lệ phí trước bạ: . 50
    2.2.8 Lệ phí địa chính: 53
    2.3. Nhận xét về các chính sách thuế tài sản ở Việt Nam .54
    3
    2.3.1 Các chính sách thuế mang tính chất là thuế tài sản: .54
    2.3.2 Hình thức đánh thuế tài sản: 56
    2.3.3 Sự phù hợp của chính sách thuế tài sản Việt Nam với thông lệ quốc tế: . 56
    2.3.4 Tỷ trọng số thu của thuế tài sản trong ngân sách: 57
    2.4. Những tồn tại chủ yếu của chính sách thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay: .58
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 .61
    3.1. Xây dựng chính sách thuế tài sản ở nước ta là xu thế tất yếu trong tiến trình cải cách thuế: 61
    3.2. Mục tiêu xây dựng chính sách thuế tài sản của Việt Nam: 63
    3.3. Các quan điểm về định hướng trong việc xây dựng chính sách thuế đối với tài sản: .64
    3.3.1. Quan điểm 1: Thuế tài sản nhằm điều chỉnh đối với tài sản thuộc sở hữu tư nhân . 64
    3.3.2. Quan điểm 2: Thuế tài sản điều chỉnh đối với tài sản nhà nước quản lý 66
    3.3.3. Quan điểm xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam: .68
    3.4. Phương hướng xây dựng các chính sách thuế đối với tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2005 -2010: 71
    3.4.1 Xây dựng thuế đăng ký tài sản: 72
    3.4.2 Xây dựng thuế sử dụng đất: 75
    3.4.3 Xây dựng thuế nhà: . 80
    3.5. Một số điều kiện để triển khai chính sách thuế tài sản ở nước ta: .84
    3.6. Lộ trình dự kiến ban hành và thực hiện các chính sách thuế tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 .86
    KẾT LUẬN .90
    4
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới và phát triển, cùng với việc gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế – xã hội, và của tầng lớp dân cư không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, việc gia tăng tài sản trong xã hội cũng đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý. Thuế là một trong những công cụ tài chính quan trọng không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn thu cho NSNN mà còn có nhiệm vụ quan trọng điều chỉnh quá trình vận động của nền kinh tế nói chung và tài sản nói riêng.
    Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và liên kết kinh tế luôn gắn với việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu, kéo theo sự thay đổi của tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu NSNN. Để đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa các loại thuế, hệ thống thuế cần tiến hành cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế nhập khẩu và thuế gián thu. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc cơ cấu lại nguồn thu từ thuế có thể thực hiện theo hướng mở rộng các hình thức thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và các loại thuế đất. Trong đó, các sắc thuế về tài sản tuy đã được ban hành nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm và hạn chế, số thu về thuế tài sản vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong ngân sách nhà nước.
    Hơn nữa, xuất phát từ chiến lược cải cách chung của toàn bộ hệ thống thuế, nhằm xây dựng chính sách thuế đơn giản, dễ thực hiện, căn cứ tính thuế hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay, hạn chế lồng ghép nhiều chính sách xã hội, làm hạn chế tính trung lập của thuế. Trong đó, việc
    5
    xây dựng các chính sách thuế về tài sản ở nước ta cũng không nằm ngoài những mục tiêu này.
    Từ những lý do trên, việc đánh giá và hoàn thiện các chính sách thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống thuế trong quá trình hội nhập cũng như góp phần quản lý và sử dụng tài sản là những vấn đề cơ bản mà Luận văn “Hoàn thiện chính sách thuế tài sản trong chiến lược cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010” muốn trình bày.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    - Tìm hiểu các vấn đề lý luận về tài sản và thuế tài sản. Tìm hiểu một số chính sách thuế tài sản ở các nước trên thế giới để chọn lọc kinh nghiệm vận dụng ở Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng, ưu và nhược điểm của các chính sách thuế về tài sản đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất phương hướng hoàn thiện chính sách thuế tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Những trình bày của Luận văn nhằm cung cấp cho người đọc những tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng vận dụng các chính sách thuế tài sản ở nước ta hiện nay, và định hướng hoàn thiện chính sách thuế tài sản ở Việt Nam phù hợp với công cuộc cải cách hệ thống thuế giai đoạn từ nay đến 2010.
    Do những hạn chế về thời gian, quy mô và vấn đề nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến các nội dung thuộc về chính sách thuế, không trình bày rõ phương pháp và công tác tổ chức thực hiện các chính sách thuế; cũng như luận văn chỉ phân tích những tài liệu, số liệu được nhà nước công bố rộng rãi.
    6
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp , lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận nghiên cứu. Với phương pháp này, các chính sách thuế về tài sản được đặt trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng, và được hoàn thiện để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và thế giới.
    5. Điểm mới của đề tài:
    - Hệ thống các chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt Nam và các quy định thực hiện các sắc thuế tài sản (bao gồm các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế tài sản )
    - Đánh giá thực trạng, ưu và nhược điểm của các chính sách thuế về tài sản đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đề cập đến những ảnh hưởng của Luật đất đai năm 2003 đến một số chính sách thuế về tài sản ở nước ta.
    - Đề xuất phương hướng hoàn thiện chính sách thuế tài sản phù hợp với chiến lược cải cách hệ thống thuế ở nước ta, và dự kiến lộ trình ban hành các sắc thuế tài sản giai đoạn 2005 - 2010.
    6. Bố cục của luận văn:
    Nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương:
    - Chương 1: Lý luận về tài sản và thuế tài sản.
    - Chương 2: Đánh giá thực trạng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam.
    - Chương 3: Phương hướng xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...