Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC HÌNH . vii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    1.1 Tổng quan nghiên cứu . 6
    1.1.1 Những nghiên cứu về hỗ trợ phát triển DNNVV . 6
    1.1.2 Các nghiên cứu về thuế . 11
    1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu . 17
    1.1.4 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 19
    1.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án . 20


    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHÍNH
    SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA . 25
    2.1 Lý luận về thuế và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa . 25
    2.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế và chính sách thuế . 25
    2.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chính sách thuế . 32
    2.1.3 Quan điểm xây dựng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
    nhỏ và vừa . 33
    2.2 Lý luận và thực tiễn về gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 36
    2.2.1 Gánh nặng thuế . 36
    2.2.2 Chi phí tuân thủ thuế . 37
    2.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển
    doanh nghiệp nhỏ và vừa 42
    2.3 Khung phân tích và phương pháp thực hiện của luận án 48
    2.3.1 Khung phân tích của luận án 48
    2.3.2 Phương pháp thực hiện của luận án 49
    2.4 Kinh nghiệm quốc tế xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
    vừa 51
    2.4.1 Các qui định hỗ trợ giảm gánh nặng chi phí tuân thủ . 52
    2.4.2 Các qui định giảm gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp 60
    2.4.3 Những nội dung có thể vận dụng ở Việt Nam 63


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
    DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM . 66
    3.1 Bối cảnh Kinh tế-xã hội và thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
    Nam 66
    3.1.1 Bối cảnh Kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2012 . 66
    3.1.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2001-2012 . 72
    3.2 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
    Nam 76
    3.2.1 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung (trong
    đó có DNNVV) . 77
    3.2.2 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa83
    3.2.3 Đánh giá chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 87
    3.3 Thực trạng gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 89
    3.3.1 Mô tả các bước nghiên cứu . 89
    3.3.2 Thực trạng gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và
    vừa ở Việt Nam . 94
    3.3.3 Gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp siêu nhỏ . 108
    3.3.4 Kết luận về thực trạng gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 110


    CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM
    HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
    ĐẾN NĂM 2020 . 113
    4.1 Căn cứ hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
    nhỏ và vừa ở Việt Nam . 114
    4.1.1 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 114
    4.1.2 Chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
    vừa 117
    4.1.3 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 118
    4.2 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển của doanh
    nghiệp nhỏ và vừa tới năm 2020 . 120
    4.2.1 Quan điểm của luận án về hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát
    triển doanh nghiệp nhỏ và vừa . 120
    4.2.2 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển của
    doanh nghiệp nhỏ và vừa . 123
    4.2.3 Giải pháp thực hiện . 133
    4.2.4 Kiến nghị với Chính phủ 136
    KẾT LUẬN 139
    DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 141
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 142
    PHỤ LỤC . 148
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
    toàn cầu. DNNVV chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới, góp
    phần quan trọng vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân
    sách Ở Việt Nam, DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng
    hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách
    (số liệu thống kế năm 2010) [8]. Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, DNNVV
    luôn được chính phủ các nước quan tâm và hỗ trợ phát triển. Các nước phát triển đã
    sớm có những chính sách hỗ trợ DNNVV và đã được những thành công nhất định.
    Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, cần phải hỗ trợ DNNVV trên cả hai
    lĩnh vực: tài chính và phi tài chính.
    Một mặt, với ưu điểm dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền
    thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh nhưng mặt khác DNNVV lại có qui mô
    nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn
    vay hạn chế. Với những hạn chế của mình, DNNVV cần được sự hỗ trợ để phát
    triển. Ngày 30 tháng 06 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-
    CP, qui định việc trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định nêu rõ các nhóm giải pháp
    trợ giúp bao gồm: hỗ trợ tài chính; hỗ trợ mặt bằng; hỗ trợ đổi mới công nghệ; hỗ
    trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
    Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay. Do khó
    khăn trong việc tiếp cận vốn vay nên nguồn vốn của DNNVV chủ yếu là vốn chủ sở
    hữu. Một bộ phận quan trọng của vốn chủ sở hữu là lợi nhuận giữ lại. Đây chính là
    nguồn lực tài chính chủ yếu để tái đầu tư và phát triển của DNNVV. Tuy nhiên
    nguồn lực tài chính này của doanh nghiệp chịu gánh nặng lớn do nghĩa vụ thuế đối
    với Nhà nước. Nghĩa vụ thuế là bắt buộc. Đứng trên quan điểm lợi ích của doanh
    nghiệp, chính sách thuế tạo ra gánh nặng thuế cho DNNVV, những doanh nghiêp có
    nguồn lực tài chính phụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu. Vì vậy, giảm gánh nặng
    thuế được coi là một giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV. Do đó,
    chính sách thuế là một chính sách quan trọng trong giải pháp hỗ trợ tài chính cho
    DNNVV. Các quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang xây dựng hệ thống chính
    sách thuế hỗ trợ hiệu quả cho DNNVV.
    Khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế
    Việt Nam: tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy giảm; thâm hụt ngân sách luôn ở mức
    gần 5%; nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Chỉ tính riêng năm 2012, đã có khoảng
    50000 DNNVV bị giải thể hoặc ngừng hoạt động [6]. Chính phủ đã đưa ra nhiều
    giải pháp về thuế như: xóa nợ thuế; giãn nộp thuế, nhằm giúp đỡ DNNVV thoát
    khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ giải quyết những khó khăn
    ngắn hạn cho DNNVV. Chính sách thuế của Việt Nam vẫn thiếu những qui định hỗ
    trợ phát triển DNNVV trong dài hạn. Các qui định về thuế chưa tạo điều kiện thuận
    lợi cho DNNVV phát triển. Một thông báo mới đây của WB và tổ chức tài chính thế
    giới (IFC) về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2013 cho thấy, môi trường kinh
    doanh của Việt Nam không có nhiều cải thiện và tiếp tục trụ hạng ở vị trí 99/189
    nền kinh tế trên thế giới. Riêng lĩnh vực nộp thuế tụt 11 bậc, từ xếp hạng 138/183
    quốc gia, xuống vị trí 149/189 quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam phải mất tới
    1/3 thời gian làm việc trong năm, tức 872 giờ để tuân thủ chính sách thuế. Điều này
    ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là DNNVV khi mà nhiều chủ
    doanh nghiệp phải kiêm nhiệm cả công việc kê khai thuế. TS. Trần Đình Thiên,
    Giám đốc Viện kinh tế Việt Nam nhận xét, thủ tục thuế mặc dù có nỗ lực cải thện
    nhưng chậm, bao nhiêu năm vẫn duy trì thủ tục "hành hạ" doanh nghiệp. Còn bà
    Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết: mặc dù Chính phủ có nhiều chính
    sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng tổng thuế phải trả lại tăng lên, gánh nặng về thuế
    đang đến từ các loại phí và thuế giá trị gia tăng. Vì vậy việc hoàn thiện chính sách
    thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng, theo quan điểm
    giảm nhẹ gánh nặng thuế, nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cải
    thiện môi trường đầu tư, được xem như là một vấn đề mang tính bức xúc nhất hiện
    nay ở Việt Nam.


    Với cách đặt vấn đề nói trên, mong muốn góp phần tìm ra hướng hoàn thiện
    chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển của DNNVV, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn
    thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
    Nam”.
    2. Câu hỏi nghiên cứu
    Với mục tiêu “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV ở
    Việt Nam”, những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cần giải quyết như sau:
    - Những yếu tố cấu thành trong chính sách thuế đã tạo gánh nặng thuế đối với
    các DNNVV như thế nào?
    - Thực trạng chính sách thuế hiện nay ở Việt Nam đã tạo ra những gánh nặng
    thuế đối với các DNNVV như thế nào?
    - Kinh nghiệm quốc tế xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ cho
    DNNVV như thế nào và Việt Nam vận dụng được những gì từ những kinh
    nghiệm đó?
    - Chính sách thuế của Việt Nam hiện nay cần hoàn thiện như thế nào để giảm
    nhẹ gánh nặng thuế, hỗ trợ phát triển DNNVV?
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Về chính sách thuế: Luận án nghiên cứu các qui định về sơ sở thuế, thuế suất
    đối với thuế trực thu và các qui định quản lý thuế nói chung, bao gồm quản lý thuế
    trực thu và thuế gián thu được áp dụng với DNNVV, và chủ yếu đi sâu nghiên cứu
    ở góc độ: cấu trúc chính sách thuế tạo gánh nặng thuế cho doanh nghiệp như thế
    nào?
    Về doanh nghiệp: đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV, và chia
    làm hai nhóm: các DNNVV và DNSN vì trên thực tế hai nhóm doanh nghiệp này có
    mức độ “chịu” gánh nặng thuế không giống nhau. Việc nghiên cứu làm hai nhóm
    giúp cho luận án có những phân tích và đề xuất thiết thực hơn.
    Mặc dù đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng luận án không
    nghiên cứu một doanh nghiệp cá biệt mà đứng trên góc độ nhóm doanh nghiệp nhỏ
    và vừa theo mục tiêu quản lý thuế. Với mục đích có những đóng góp ở góc độ
    hoạch định chính sách thuế phát triển nhóm DNNVV phù hợp với mục tiêu quản lý
    thuế.
    Giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian: Những qui định về thuế trong
    giai đoạn 2006-2013 vì đây là giai đoạn cải cách thuế lần thứ ba của Việt Nam kể từ
    sau đổi mới kinh tế 1986. Giai đoạn này đánh dấu sự thay đổi căn bản của chính
    sách thuế so với giai đoạn trước để đưa nền kinh tế nước nhà hội nhập kinh tế quốc
    tế và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những qui định
    về thuế từ 2006 -2013 về cơ bản không có nhiều thay đổi.
    Luận án đề xuất nội dung và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ
    trợ phát triển DNNVV đến năm 2020.
    Phạm vi đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu hai loại thuế
    có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất và phức tạp nhất hiện nay là thuế GTGT và thuế
    TNDN. Hai loại thuế trên đều rất phức tạp và có nhiều vấn đề phát sinh trong quản
    lý đối với cơ quan thuế và là hai loại thuế tạo gánh nặng chủ yếu cho DNNVV. Các
    loại thuế gián thu khác có phạm vi điều chỉnh nhỏ và không tạo nhiều gánh nặng
    thuế. Ví dụ chỉ có 8% số lượng doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động xuấtnhập
    khẩu [4], là những đối tượng nộp thuế xuất khẩu-nhập khẩu. Do đó, gánh nặng
    thuế của DNNVV được tạo ra chủ yếu bởi thuế GTGT và thuế TNDN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...