Luận Văn Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/10/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Qua hơn 18 năm kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hình thành và không ngừng phát triển mạnh mẽ, có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (từ đây về sau gọi tắt là doanh nghiệp FDI) được coi là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường trong nước, làm nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển đất nước, tạo điều kiện cho Việt nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, cùng với việc mở cửa, đẩy mạnh môi trường đầu tư, nhà nước đã có những chính sách thuế và ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thông qua quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều ưu điểm, và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới như đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi chính sách thuế cần phải đổi mới và hoàn thiện. Thực tế, chính sách thuế đã bộc lộ nhiều nhược điểm như: vấn đề ưu đãi đầu tư (theo ngành, theo vùng), sự phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, sự nhất quán và hiệu quả thực hiện của chính sách thuế, cũng như tính minh bạch của từng chính sách, đặc biệt là một trong những nguyên tắc hội nhập quốc tế là sự bình đẳng, không phân biệt. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế là đề tài mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thời sự.
    Với ý nghĩa đó, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Góp phần làm rõ lý luận về vị trí vai trò của hoạt động FDI trong nền kinh tế thị trường tính cạnh tranh cao và trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời nêu lên sự tác động của chính sách thuế của nước sở tại đối với hoạt động đầu tư này;
    - Hệ thống hoá và phân tích một số chính sách thuế như chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách thuế nội địa, cũng như các hình thức ưu đãi thường được sử dụng trong chính sách thuế đối với hoạt động FDI;
    - Nêu những tồn tại và nguyên nhân trong hệ thống chính sách thuế nói chung ở nước ta. Kết hợp với các quan điểm hoàn thiện chính sách thuế của nhiều chuyên gia nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách thuế nội địa khác, từ đó góp phần cho việc đề xuất các định hướng, các quan điểm đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với quan điểm và mục tiêu về đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng chính của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách thuế và các giải pháp hoàn thiện các chính sách này đối với hoạt động FDI ở Việt Nam phù hợp với quan điểm và mục tiêu về đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
    Chính sách thuế là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của một quốc gia, bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội. Chính sách thuế là chính sách chung đối với tất cả các loại doanh nghiệp, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu chính sách thuế đối với hoạt động FDI tại Việt nam, đó là: Nêu tác động của thuế đối với doanh nghiệp FDI; hệ thống hoá và phân tích các chính sách thuế hiện hành của nhà nước; phân tích những hạn chế còn tồn tại trong chính sách thuế nói chung, làm sáng tỏ và đánh giá đúng nguyên nhân của những hạn chế đó; nêu quan điểm hoàn thiện chính sách thuế và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách này đối với hoạt động FDI ở Việt Nam.
    Phương pháp cơ bản và chủ yếu được vận dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp với các phương pháp cụ thể khác như: thống kê so sánh, tổng hợp phân tích các dữ liệu thực tế. Ngoài ra còn vận dụng các quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    - Hệ thống hoá một số vấn đề về các doanh nghiệp FDI và tác động của thuế đối với các doanh nghiệp FDI.
    - Khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp FDI trong thời gian qua, làm sáng tỏ và đánh giá những nguyên nhân còn tồn tại trong hệ thống các chính sách đó, nâng cao mức độ ảnh hưởng của của hệ thống chính sách thuế, tạo tiền đề cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với hoạt động FDI ở Việt nam.
    - Một số đề xuất góp ý và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách thuế đối với hoạt động FDI ở Việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài và chính sách thuế đối với hoạt động đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;
    Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam;
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động FDI tại Việt Nam phù hợp với quan điểm, mục tiêu về đầu tư nước ngoài và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...