Chuyên Đề Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Qua hơn 18 năm kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hình thành và không ngừng phát triển mạnh mẽ, có mặt trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (từ đây về sau gọi tắt là doanh nghiệp FDI) được coi là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường trong nước, làm nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển đất nước, tạo điều kiện cho Việt nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, cùng với việc mở cửa, đẩy mạnh môi trường đầu tư, nhà nước đã có những chính sách thuế và ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thông qua quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều ưu điểm, và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới như đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi chính sách thuế cần phải đổi mới và hoàn thiện. Thực tế, chính sách thuế đã bộc lộ nhiều nhược điểm như: vấn đề ưu đãi đầu tư (theo ngành, theo vùng), sự phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, sự nhất quán và hiệu quả thực hiện của chính sách thuế, cũng như tính minh bạch của từng chính sách, đặc biệt là một trong những nguyên tắc hội nhập quốc tế là sự bình đẳng, không phân biệt. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế là đề tài mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thời sự.
    Với ý nghĩa đó, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Góp phần làm rõ lý luận về vị trí vai trò của hoạt động FDI trong nền kinh tế thị trường tính cạnh tranh cao và trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời nêu lên sự tác động của chính sách thuế của nước sở tại đối với hoạt động đầu tư này;
    - Hệ thống hoá và phân tích một số chính sách thuế như chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách thuế nội địa, cũng như các hình thức ưu đãi thường được sử dụng trong chính sách thuế đối với hoạt động FDI;
    - Nêu những tồn tại và nguyên nhân trong hệ thống chính sách thuế nói chung ở nước ta. Kết hợp với các quan điểm hoàn thiện chính sách thuế của nhiều chuyên gia nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách thuế nội địa khác, từ đó góp phần cho việc đề xuất các định hướng, các quan điểm đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với quan điểm và mục tiêu về đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng chính của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách thuế và các giải pháp hoàn thiện các chính sách này đối với hoạt động FDI ở Việt Nam phù hợp với quan điểm và mục tiêu về đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
    Chính sách thuế là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của một quốc gia, bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội. Chính sách thuế là chính sách chung đối với tất cả các loại doanh nghiệp, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu chính sách thuế đối với hoạt động FDI tại Việt nam, đó là: Nêu tác động của thuế đối với doanh nghiệp FDI; hệ thống hoá và phân tích các chính sách thuế hiện hành của nhà nước; phân tích những hạn chế còn tồn tại trong chính sách thuế nói chung, làm sáng tỏ và đánh giá đúng nguyên nhân của những hạn chế đó; nêu quan điểm hoàn thiện chính sách thuế và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách này đối với hoạt động FDI ở Việt Nam.
    Phương pháp cơ bản và chủ yếu được vận dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp với các phương pháp cụ thể khác như: thống kê so sánh, tổng hợp phân tích các dữ liệu thực tế. Ngoài ra còn vận dụng các quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    - Hệ thống hoá một số vấn đề về các doanh nghiệp FDI và tác động của thuế đối với các doanh nghiệp FDI.
    - Khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp FDI trong thời gian qua, làm sáng tỏ và đánh giá những nguyên nhân còn tồn tại trong hệ thống các chính sách đó, nâng cao mức độ ảnh hưởng của của hệ thống chính sách thuế, tạo tiền đề cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với hoạt động FDI ở Việt nam.
    - Một số đề xuất góp ý và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách thuế đối với hoạt động FDI ở Việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.

    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài và chính sách thuế đối với hoạt động đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;
    Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam;
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động FDI tại Việt Nam phù hợp với quan điểm, mục tiêu về đầu tư nước ngoài và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010.




    MỤC LỤC

    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC HÌNH VẼ
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    4
    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 4
    1.1.1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 5
    1.1.2 Các hình thức đầu tư FDI cơ bản tại Việt Nam 6
    1.1.3 Phân biệt doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp khác 12

    1.2 VAI TRÒ VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 13
    1.2.1 Doanh nghiệp FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế. 14
    1.2.2 Các dự án FDI ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia. 16
    1.2.3 Các dự án FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 17
    1.2.4 Các dự án FDI đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam. 18
    1.2.5 FDI góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thị trường ở Việt Nam đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. 19
    1.2.6 FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động. 20

    1.3 HOẠT ĐỘNG FDI VỚI TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ 21
    1.3.1 Sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 21
    1.3.2 Một số luận cứ khoa học xây dựng chính sách thuế trong tiến trình hội nhập 24

    1.4 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI DOANG NGHIỆP FDI 31
    1.4.1 Chính sách thuế và đầu tư 31
    1.4.2 Tác động của thuế đối với doanh nghiệp FDI 33

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 35

    2.1 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ THUẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC ƯU ĐÃI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM 35

    2.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 36
    2.2.1 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách 36
    2.2.2 Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 38
    2.2.3 Các sắc thuế nội địa 45

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 68
    3.1 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN THÔNG QUA THUẾ 68

    3.2 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 70
    3.2.1 Hoàn thiện chính sách thuế cần phải đi theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. 70
    3.2.2 Hoàn thiện chính sách thuế cần phải đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước không bị biến động lớn. 70
    3.2.3 Việc hoàn thiện chính sách thuế cần đảm bảo sự bảo hộ đúng đắn hợp lý nền sản xuất trong nước, trong đó có các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. 71
    3.2.4 Hoàn thiện chính thuế cần phải đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường bình đẳng, tăng khả năng tích lũy vốn cho doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đảm bảo tính tổng thể, ổn định và lâu dài. 73
    3.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH Ở NƯỚC TA 74
    3.3.1 Còn tồn tại sự không công bằng trong từng sắc thuế 75
    3.3.2 Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thuế còn thấp 77
    3.3.3 Hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với hệ thống thuế các nước trong khu vực 79
    3.3.4 Hệ thống thuế nước ta còn quá phức tạp, chưa thể hiện sự đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo các nguyên tắc hội nhập quốc tế 80
    3.3.5 Nhiều văn bản pháp quy chưa được đồng bộ 82
    3.3.6 Hình thức ưu đãi đầu tư thông qua chính sách thuế không hiệu quả 83
    3.3.7 Luật thuế xuất nhập khẩu đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp 85
    3.3.8 Những hạn chế khác 86

    3.4 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 87
    3.4.1 Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư thông qua thuế 88
    3.4.2 Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 89
    3.4.3 Hoàn thiện các sắc thuế nội địa 100

    KẾT LUẬN 114

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
     
Đang tải...