Luận Văn Hoàn thiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau hơn 25 năm đổi mới kể từ đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới – giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng khởi sắc. Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam từng bước tham gia vào các hiệp định song phương, đa phương, các liên minh kinh tế nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài giúp định hướng phát triển kinh tế vào các vùng, các ngành trọng điểm. Nhận định về FDI thì đây là một khu vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Trong hơn 25 năm qua, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Trong hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, FDI cũng đóng một vai trò quan trọng, góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tạo ra khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp và một số lượng lớn việc làm cho lao động gián tiếp. FDI cũng đưa Việt Nam hội nhập sâu vào đời sống kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại, đồng thời mang đến phương thức đầu tư kinh doanh mới và có tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước Các doanh nghiệp FDI đang ngày càng tham gia đông đảo, lớn mạnh về số lượng và quy mô doanh nghiệp.
    Có rất nhiều chính sách đã được Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm thu hút nguồn vốn FDI và xây dựng một cộng đồng các doanh nghiệp FDI phát triển đạt hiệu quả cao. Đó có thể là chính sách về môi trường đầu ưu, các chính sách về ưu đãi và khuyến khích đầu tư Trong các chính sách đó, nổi bật lên là các chính sách về thuế đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp FDI. Các chính sách thuế thông thoáng, đồng bộ, hợp lý sẽ giúp thu hút FDI một các hiệu quả và giúp các doanh nghiệp FDI thuận lợi hơn trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Cùng với quá trình tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, các chính sách thuế cũng đã được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với các điều kiện và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập về chính sách thuế như: Các DN FDI hiện đang áp dụng khung chính sách thuế chung cho các DN Việt Nam, trừ các ưu đãi trước đây và đến nay DN vẫn được hưởng. Bên cạnh đó, các ưu đãi về thuế TNDN khi đạt tỷ lệ xuất khẩu hoặc đạt tỷ lệ nội địa hóa cũng không còn nữa, do Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi tham gia WTO; thuế suất ưu đãi áp dụng chung cho các địa bàn đặc biệt khó khăn và khó khăn, mà không phân biệt ngành nghề. Do đó, không khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề có đặc thù tỷ suất lợi nhuận thấp, đòi hỏi vốn đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn chậm; trong khi nhu cầu xã hội và sự phát triển của đất nước cần thiết phải có (như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp, lâm nghiệp .) Những bất cập về chính sách nêu trên là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến một bộ phận không nhỏ trong khối DN FDI kinh doanh thua lỗ hoặc cố tình lỗ giả, lãi thật, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Chính vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế là một đề tài mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thời sự.
    Với ý nghĩa đó, em tập trung nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên.
    Mục đích nghiên cứu:
    Với việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp người đọc hiểu sâu hơn về các chính sách thuế của Việt Nam đối với việc thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời góp phần làm rõ lý luận về vị trí, vai trò của FDI trong nền kinh tế hội nhập mang tính cạnh tranh sâu sắc, vai trò của chính sách thuế đối với nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp FDI nói riêng trong bối cảnh hộp nhập kinh tế quốc tế.
    Bài viết cũng nhằm khái quát thực trạng của các chính sách thuế mà Việt Nam đang áp dụng; phân tích một số chính sách thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp ; những thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp FDI gặp phải khi thực hiện các chính sách đó.
    Nêu những tồn tại và nguyên nhân trong hệ thống chính sách thuế nói chung ở nước ta. Kết hợp với các quan điểm hoàn thiện chính sách thuế của nhiều chuyên gia nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách thuế nội địa khác, từ đó góp phần cho việc đề xuất các định hướng, các quan điểm đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với quan điểm và mục tiêu về đầu tư nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
    Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
    Thuế là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, đóng một vai trò thiết thực tác động tới đời sống của nhân dân và nền kinh tế. Chính sách thuế của một nước thể hiện hướng điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của nước đó đang diễn ra theo xu hướng nào: bảo hộ các doanh nghiệp trong nước hay thu hút đầu tư nước ngoài Như vậy, thuế có vai trò quan trọng đối với một quốc gia. Chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là vấn đề lý luận và thực tiễn các chính sách thuế và các giải pháp hoàn thiện các chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Không gian nghiên cứu là chính sách thuế đối các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và thời gian nghiên cứu là từ khi Việt Nam mở cửa hộp nhập với nền kinh tế quốc tế.
    Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể khác như: thống kê so sánh, tổng hợp phân tích các dữ liệu thực tế. Ngoài ra còn vận dụng các quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới.
    Kết cấu của luận văn:
    Nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề về hoạt động FDI và chính sách thuế đối với hoạt động đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
    Trong quá trình hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự góp ý và hướng dẫn từ Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Quyên, giảng viên bộ môn Đầu tư, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường đại học Ngoại Thương, em xin chân thành cảm ơn!

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG FDI VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5
    1.1. Tổng quan về FDI. 5
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm FDI. 5
    1.1.2. Phân loại FDI. 7
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới FDI. 9
    1.1.4. Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 12
    1.2. Tổng quan về chính sách thuế. 14
    1.2.1. Khái niệm và bản chất thuế. 14
    1.2.2. Phân loại thuế. 16
    1.2.3. Vai trò của thuế. 17
    1.3.2.1. Đối với nền kinh tế. 17
    1.2.3.2. Đối với các doanh nghiệpFDI. 18
    1.3. Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 19
    1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế. 19
    1.3.2. Những yêu cầu, đòi hỏi đối với chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập. 22
    1.3.3. Thực tiễn chính sách thuế của các nước trên thế giới đối với các doanh nghiệp FDI 23
    1.3.3.1. Chính sách thuế của Đài Loan. 23
    1.3.3.2. Chính sách thuế của Trung Quốc. 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 25
    2.1. Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 25
    2.1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 25
    Tình hình chung. 25
    2.1.2. Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 31
    2.1.2.1. Các chính sách ưu đãi về đầu tư và thuế. 32
    2.2. Nội dung các chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 33
    2.2.1. Chính sách thuế xuất khẩu – nhập khẩu. 33
    2.2.2. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. 37
    2.2.3. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt 39
    2.2.4. Chính sách thuế giá trị gia tăng ( GTGT ) 40
    2.2.5. Một số chính sách thuế khác. 41
    2.2.5.1. Thuế thu nhập cá nhân. 41
    2.2.5.2. Chính sách thuế nhà thầu nước ngoài 42
    2.2.5.3. Thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn. 45
    2.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp FDI khi thực hiện chính sách thuế tại Việt Nam. 46
    2.3.1. Những thuận lợi 46
    2.3.2. Những khó khăn. 48
    2.4. Một số vấn đề đặt ra liên quan đến chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI. 50
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 55
    3.1. Xu hướng chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 55
    3.1.1. Xu hướng trên thế giới. 55
    3.1.2. Xu hướng tại Việt Nam. 58
    3.2. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. 60
    3.2.1. Định hướng chung. 60
    3.2.2. Định hướng về thuế. 62
    3.3. Các quan điểm hoàn thiện chính sách thuế. 63
    3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 66
    3.4.1. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư thông qua thuế. 66
    3.4.2. Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 67
    3.4.3. Hoàn thiện các sắc thuế nội địa. 72
    KẾT LUẬN 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...