Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành Công an

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI
    CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 18
    1.1. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 18
    1.1.1. Nhận thức về giáo dục đại học 18
    1.1.2. Vai trò của giáo dục đại học với phát triển kinh tế - xã hội 22
    1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 27
    1.2.1. Khái niệm chính sách và chính sách tài chính đối với cơ sở giáo
    dục đại học 27
    1.2.2. Các bộ phận cấu thành của chính sách tài chính đối với cơ sở
    giáo dục đại học 32
    1.2.3. Vai trò và yêu cầu của chính sách tài chính đối với cơ sở giáo
    dục đại học 52
    1.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC
    ĐẠI HỌC NGÀNH AN NINH, CẢNH SÁT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
    BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 58
    1.3.1. Chính sách tài chính đối với một số cơ sở giáo dục đại học
    ngành an ninh, cảnh sát các nước trên thế giới 58
    1.3.2. Bài học kinh nghiệp về chính sách tài chính đối với cơ sở giáo
    dục đại học ngành Công an Việt Nam 64
    Kết luận chương 1 66


    Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ
    SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM 67
    2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM 67
    2.1.1. Mục tiêu và quy trình đào tạo đại học trong ngành Công an 67
    2.1.2. Quy mô và ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học
    ngành Công an 71
    2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ
    SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM 78
    2.2.1. Thực trạng về chính sách khai thác, huy động nguồn tài chính 78
    2.2.2. Thực trạng về chính sách phân phối, sử dụng nguồn tài chính 92
    2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO
    DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN 103
    2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được 103
    2.3.2. Những hạn chế, bất cập 106
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 113
    Kết luận chương 2 116
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
    ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN 118
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH
    CÔNG AN ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020 118
    3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục đại học ngành Công an 118
    3.1.2. Các giải pháp phát triển giáo dục đại học ngành Công an 120
    3.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH
    SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    NGÀNH CÔNG AN 123
    3.2.1. Một số quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở
    giáo dục đại học ngành Công an 123
    3.2.2. Một số định hướng nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với
    cơ sở giáo dục đại học ngành Công an 126
    v
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI
    VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN 129
    3.3.1. Giải pháp tổng thể về chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục
    đại học ngành Công an 129
    3.3.2. Nhóm giải pháp về khai thác, huy động nguồn tài chính cho các
    cơ sở giáo dục đại học ngành Công an 138
    3.3.3. Nhóm giải pháp về chính sách phân phối, sử dụng nguồn tài
    chính cho các cơ sở giáo dục đại học ngành Công an 145
    3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
    CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 149
    Kết luận chương 3 153
    KẾT LUẬN 155
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    PHỤ LỤC 167

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển
    KTXH. Trong thời đại toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và sự phát triển nhanh chóng của
    KHCN, nhất là công nghệ thông tin như hiện nay, thì GD nói chung và GDĐH nói
    riêng được coi là tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy,
    việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển GD một cách đúng đắn, thích hợp
    với đặc điểm văn hóa, trình độ KTXH và nhu cầu của thị trường sức lao động, hội
    nhập thành công vào quá trình toàn cầu hóa được coi là ưu tiên hàng đầu trong hệ
    thống chính sách công của tất cả các nước. Khẳng định vai trò to lớn của GD đối với
    sự phát triển KTXH của đất nước, Nghị quyết TW 4 khóa VII và Nghị quyết TW2
    khóa VIII, Nghị quyết TW6 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
    Việt Nam đã khẳng định: cùng với KHCN, GD là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho
    GD là đầu tư chiều sâu, đầu tư cho sự phát triển bền vững của cá nhân và đất nước.
    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI
    về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT một lần nữa khẳng định quan điểm chỉ đạo:
    “GDĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
    Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế
    hoạch phát triển KTXH”.
    Để thực hiện mục tiêu phát triển GD thì yếu tố đầu tiên không thể thiếu là cần
    có nguồn lực tài chính đảm bảo. Tuy nhiên, không phải cứ chi nhiều tiền thì sẽ có nền
    GD chất lượng tốt, mà vấn đề quan trọng đặt ra cho tất cả các quốc gia là trong phạm
    vi giới hạn khả năng các nguồn lực tài chính hiện có, làm thế nào để nâng cao hiệu
    quả khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong XH cho
    GD, qua đó thúc đẩy GD phát triển.
    Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa
    nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
    như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định, thì toàn XH cần phải quan tâm tới
    việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở trình độ cao đẳng, ĐH và sau ĐH
    nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển của đất nước. Nước ta hiện vẫn
    là nước nghèo, các nguồn lực dành cho phát triển KTXH nói chung, GDĐH nói riêng
    còn rất hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa là rất lớn. Trong những năm qua, mặc dù NSNN còn khó khăn,
    song Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đầu tư cho GDĐT và tỷ trọng chi
    NSNN cho GD đạt đến 20% tổng chi NSNN. Tuy nhiên, dù quy mô đào tạo tăng
    nhanh, đặc biệt là GDĐH, nhưng chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu
    của XH, còn nhiều yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn tài chính Nhà
    nước đầu tư cho lĩnh vực này. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tại các
    CSGDĐH ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
    Để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và phát triển toàn diện GDĐH đòi hỏi phải
    thực hiện có kết quả chương trình cải cách GDĐH. Đến lượt nó, cải cách GDĐH đòi
    hỏi phải có nguồn lực tài chính lớn và có chính sách tài chính đúng đắn đối với lĩnh
    vực GDĐH. Điều đó đặt ra vấn đề cấp thiết là làm thế nào để có chính sách tài chính
    thích hợp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn tài chính hạn hẹp
    cho phát triển GDĐH nước ta. GDĐH ngành Công an với mục tiêu đào tạo nguồn lực
    cán bộ có trình độ cao đẳng, ĐH và sau ĐH cho công tác đảm bảo an ninh quốc gia,
    giữ gìn trật tự XH của đất nước cũng không nằm ngoài thực trạng đó của nền GDĐH
    nước nhà. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách tài chính đối với các
    CSGDĐH nói chung và các CSGDĐH ngành Công an nói riêng đang là vấn đề được
    quan tâm hơn bao giờ hết đối với các nhà nghiên cứu, đồng thời mang ý nghĩa khoa
    học và thực tiễn rất to lớn. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
    “Hoàn thiện chính sách tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học ngành Công an”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...