Luận Văn Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài. . 4
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. . 5
    4. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5. Kết cấu khoá luận. . 6
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG
    CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH . . 7
    1.1. Các khái niệm cơ bản. . 7
    1.1.1. Lữ hành, kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành. . 7
    1.1.2. Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành . 9
    1.1.3. Khái niệm và vai trò của chính sách sản phẩm. 14
    1.2. Một số lý thuyết về marketing du lịch và chính sách sản phẩm của doanh
    nghiệp lữ hành. 16
    1.2.1. Khái niệm và sự khác biệt của marketing du lịch. . 16
    1.2.2. Nội dung của chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. . 18
    1.2.3. Các chính sách Marketing - mix hỗ trợ chính sách sản phẩm. . 26
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHÍNH
    SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG
    MẠI PHƯƠNG ĐÔNG . . 30
    2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Du lịch và Thương
    mại Phương Đông. 30
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 30
    2.1.2. Kết quả kinh doanh của công ty 2 năm 2008 và 2009. . 33
    2.2. Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty cổ phần Du lịch và Thương
    mại Phương Đông. 34
    2.2.1. Đặc điểm thị trường mục tiêu của công ty. . 34
    2.2.2. Xác định kích thước tập hợp sản phẩm của công ty. . 36
    2.2.3. Phát triển sản phẩm mới. . 40
    2




    2.2.4. Các chính sách marketing - mix hỗ trợ chính sách sản phẩm của công ty. . 45
    2.3. Đánh giá chung về chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và
    Thương mại Phương Đông. . 48
    2.3.1. Những thành công và nguyên nhân. 48
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. . 48
    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI
    PHƯƠNG ĐÔNG . . 50
    3.1. Dự báo xu hướng phát triển du lịch Hải Phòng trong những năm tới. . 50
    3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty Cổ phần Du
    lịch và Thương mại Phương Đông trong thời gian tới. . 51
    3.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công
    ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông. . 53
    3.3.1. Xác định kích thước tối ưu của danh mục sản phẩm. 53
    3.3.2. Tăng cường công tác phát triển sản phẩm mới. 55
    3.3.3. Hoàn thiện các chính sách Marketing - mix hỗ trợ chính sách sản phẩm. 56
    3.3.4. Kiến nghị với nhà nước, Tổng cục du lịch và Uỷ ban nhân dân thành phố
    Hải Phòng. . 59
    Kết luận chương III: . 62
    KẾT LUẬN . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64
    3




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong những thập niên gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi
    nhọn, chiếm vị trí quan trọng của nhiều quốc gia và trên quy mô toàn cầu. Cùng
    với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng ngày càng
    phát triển và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
    hội của đất nước.
    Hiện nay, trên thị trường du lịch Hải Phòng ngày càng xuất hiện nhiều
    doanh nghiệp lữ hành tạo ra môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt. Để cạnh
    tranh thắng lợi, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh phù hợp
    với môi trường và nhu cầu của thị trường.
    Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh và chiến
    lược marketing, là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành
    công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch ngày nay đang cung cấp cho
    du khách nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau. Hơn nữa, do đặc thù của
    ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, do sản phẩm du lịch có những đặc trưng khác
    với các sản phẩm hàng hoá khác, nên sản phẩm du lịch rất cần sự liên kết giữa
    các nhà cung ứng khác nhau cùng tham gia vào việc tạo ra một sản phẩm hoàn
    chỉnh. Do vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hoạch định và thực thi chính sách
    sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.
    Xuất phát từ thực tế của ngành kinh doanh du lịch và qua một thời gian
    thực tập tại công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông, em thấy
    được sự cần thiết của việc hoàn thiện chính sách sản phẩm trong công ty, cùng
    với sự định hướng và giúp đỡ của thầy giáo TS. Hoàng Văn Thành nên em đã
    chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và
    Thương mại Phương Đông” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cho mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
    - Mục tiêu của đề tài:
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài cần đưa ra một số giải
    pháp và kiến nghị mang tính khả thi, có thể áp dụng nhằm hoàn thiện chính sách
    sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông trong thời
    gian tới.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, có thể đặt ra những nhiệm vụ cơ bản
    cho đề tài là:
    + Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản của chính sách sản phẩm
    trong kinh doanh lữ hành, làm cơ sở để khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng của chính sách sản phẩm tại công ty Cổ
    phần Du lịch và Thương mại Phương Đông. Từ đó rút ra những ưu điểm, hạn
    chế và nguyên nhân.
    + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản
    phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du
    lịch và Thương mại Phương Đông.
    - Phạm vi nghiên cứu: về nội dung, đề tài tập trung vào nghiên cứu chính
    sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông. Các
    số liệu phục vụ khảo sát, đánh giá đề tài được thu thập vào năm 2008, 2009 và
    các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng cho công ty trong thời gian tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành khóa luận của mình tác giả đã vận dụng tổng hợp các
    phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý tài liệu.
    Là phương pháp được tác giả sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành
    khoá luận. Để đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách
    quan nhất, tác giả đã thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy,
    như sở du lịch, các quyết định, nghị định của các cơ quan chức năng, các tài liệu
    của các nghiên cứu trước và làm tài liệu tham khảo.
    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa (thực tế).
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã vận dụng phương pháp nghiên cứu để
    tổng hợp những thông tin đáng tin cậy nhất về thực trạng hoạt động của ngành
    và những bất cập trong hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để từ đó
    đề xuất được những giải pháp có tính chất khả thi phù hợp với yêu cầu thực tế.
    - Phuơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh.
    Đây là phương pháp cơ bản được nhiều người nghiên cứu sử dụng trên cơ
    sở phát triển những tài liệu đã qua xử lý so sánh với hoạt động của các vùng
    khác, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về những vấn đề được
    đề cập đến.
    - Phương pháp chuyên gia.
    Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai
    trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một
    ngành kinh tế tổng hợp và môi trường du lịch bao hàm rất nhiều các yếu tố tác
    động liên quan. Do vậy muốn đảm bảo cho các giá trị tổng hợp có cơ sở và
    mang tính hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực
    liên quan.
    5. Kết cấu khoá luận.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    khoá luận được kết cấu thành ba chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm trong doanh nghiệp lữ
    hành.
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm của
    công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông.
    - Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của
    công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phương Đông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...