Tiến Sĩ Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN vi
    PHẦN NÓI ĐẦU . 8

    CHƯƠNG I: CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM . . 23
    1.1. CPH DN nhà nước ở Việt Nam và chính sách quản lý VNN trong DN 23
    1.1.1. Công ty cổ phần và CPH DN nhà nước ở Việt Nam . 23
    1.1.2.VNN trong DN sau CPH . 36
    1.1.3. Quản lý VNN trong DN sau CPH. . 40
    1.2. Nội dung chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH ở Việt Nam 43
    1.2.1. Vấn đề đại diện chủ sở hữu VNN trong DN sau CPH 43
    1.2.2. Vấn đề người đại diện VNN trong DN sau CPH. . 45
    1.2.3. Quản lý, đầu tư VNN trong DN CPH . 49
    1.2.4. Phân phối lợi tức và sử dụng cổ tức phần VNN trong DN CPH . 51
    1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý VNN tại DN 56
    1.3.1. Kinh nghiêm quản lý VNN đầu tư vào DN tại Trung Quốc: 56
    1.3.2. Chính sách quản lý, giám sát VNN trong hoạt dộng tư nhân hóa và đa dạng hóa DN nhà nước tại Hungary: 65
    1.3.3. Mô hình đầu tư và kinh doanh VNN tại Singapore: 70

    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY Ở VIỆT NAM 74
    2.1. Quá trình cổ phần hoá DN nhà nước ở Việt Nam. 74
    2.1.1 CPH DN nhà nước từ năm 1992 đến năm 1998 . 74
    2.1.2. CPH DN nhà nước từ năm 1998 đến nay: . 80
    2.1.3. Kết quả thực hiện CPH DN nhà nước và sự cần thiết của chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH. . 86
    2.2. Tình hình thực hiện chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH ở Việt
    Nam. .93
    2.2.1. Tình hình thực hiện vấn đề đại diện chủ sở hữu VNN trong DN CPH. . 93
    2.2.2. Tình hình thực hiện vấn đề người đại diện VNN trong DN sau CPH .101
    2.2.3. Tình hình thực hiện quản lý, đầu tư VNN trong DN CPH . 103
    2.2.4. Tình hình thực hiện chính việc phân phối cổ tức và sử dụng cổ tức phần
    VNN trong DN CPH . 106
    2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH ở
    Việt Nam 113
    2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách quản lý VNN trong
    DN sau CPH: . 113
    2.3.2.Những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện chính sách quản lý VNN trong
    DN CPH: 117

    CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM 132
    3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong DN CPH. .132
    3.1.1. Đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước về hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong DN CPH. 132
    3.1.2. Phương hướng và nội dung hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong DN CPH ở Việt Nam. 134
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện chính sách quản lý VNN trong DN CPH . 139
    3.2.1. Đổi mới chính sách quản lý và Quy chế người đại diện VNN trong DN
    sau CPH . 139
    3.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý VNN trong DN sau CPH 155
    3.2.3. Thành lập một cơ quan chuyên trách Quản lý VNN tại DN.: . 158

    KẾT LUẬN 167
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

    Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là giải pháp quan trọng trong việc sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài chính, đến ngày 25/5/2011 có 5850 doanh nghiệp (DN) và bộ phận DN đã được sắp xếp, chuyển đổi. Trong đó, CPH được 3948
    DN (chiếm 67%). Còn lại gần 1902 DN (chiếm 33%) thực hiện các hình thức sắp xếp khác như: chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên nhà nước; sáp nhập; hợp nhất; giao bán, khoán . Trong số 3948 DN CPH có 2294 DN thuộc các địa phương (chiếm 58%), 1197 DN thuộc khối Bộ, ngành (chiếm 30%) và 457 DN thuộc các tập đoàn, tổng công ty (chiếm 12%).
    Qua gần 20 năm thực hiện, quá trình CPH DNNN đã đạt được những thành tựu đáng kể như: góp phần thu hút thêm vốn; ngăn chặn sự trì trệ và tiêu cực, thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình này cũng bộc lộ những vấn đề bất cập, trong đó nổi lên vấn đề hiệu quả sử dụng vốn trong các DN sau CPH thấp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến mục tiêu bảo toàn vốn nhà nước (VNN) trong các DN này. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý VNN trong các DN sau CPH hạn chế. Trước yêu cầu cấp thiết đó, ngày
    06/12/2000 chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 73/2000/NĐ-CP về Qui chế quản lý VNN ở DN khác và gần đây nhất là Nghị định số 09/2009/NĐ- CP ngày 5/02/2009 của Chính phủ về Qui chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý VNN đầu tư vào DN khác. Chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH tuy đã giúp cho công tác quản lý VNN thuận lợi hơn nhưng quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập. Thêm vào đó, hệ thống chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ nên không thể giải quyết tốt những vướng mắc trong công tác quản lý VNN ở DN sau CPH. Từ thực tế này, yêu cầu đặt ra cho các nhà khoa học cần thực hiện nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về quá trình CPH DNNN nói chung và công tác quản lý VNN trong các DN sau CPH nói riêng. Đặc biệt là chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH để nhà nước có can thiệp hợp lý nhằm nâng cao hiêu quả hoạt động của các DN sau CPH
    cũng như đảm bảo tốt vai trò chủ đạo của các DN này trong nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...