Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Đóng góp của đề tài . 3
    5. Kết cấu của luận văn 3
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CHÍNH
    SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP . 5
    1.1. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp 5
    1.1.1. Tài chính và chính sách tài chính trong doanh nghiệp 5
    1.1.2. Chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp . 13
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách quản lý tài chính đối với
    doanh nghiệp an ninh 37
    1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 39
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN
    CỨU . 47
    2.1. Phương pháp nghiên cứu 47
    2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin . 47
    2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin . 47
    2.1.3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp . 49
    CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI
    VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH 50
    3.1. Khái quát chung về doanh nghiệp An ninh . 50
    3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp an ninh 50
    3.1.2. Số lượng, cơ cấu, quy mô doanh nghiệp an ninh . 51
    3.1.3. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp an ninh 51
    3.1.4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp an ninh 52
    3.1.5. Đóng góp của doanh nghiệp an ninh 54
    3.2. Phân tích thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
    an ninh 55
    3.2.1. Về chính sách quản lý vốn và tài sản đối với doanh nghiệp an ninh 55


    3.2.2. Về chính sách quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận đối
    với doanh nghiệp . 60
    3.2.3. Về chính sách quản lý công tác kế toán kiểm toán và báo cáo tài chính
    trong doanh nghiệp an ninh 67
    3.3. Đánh giá thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp an
    ninh . 71
    3.3.1. Những mặt đạt được 71
    3.3.2. Những hạn chế trong chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
    nghiệp an ninh . 75
    CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH . 78
    4.1. Định hướng và yêu cầu hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với
    doanh nghiệp an ninh . 78
    4.1.1. Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh
    nghiệp an ninh . 78
    4.1.2. Yêu cầu hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
    an ninh 79
    4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
    nghiệp an ninh 79
    4.2.1. Chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh phải
    thực hiện trên cơ sở chính sách đổi mới chung của nền kinh tế - xã hội . 79
    4.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an
    ninh phải từng bước đáp ứng xu hướng áp dụng quản lý chi tiêu công hiện
    đại . 80
    4.2.4. Chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh phải
    đảm bảo tính hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước . 82
    4.2.5. Quá trình quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn thu phải hợp lý, tránh
    hiện tượng sử dụng cơ sở vật chất của nhà nước phục vụ cho lợi ích cá nhân
    và lợi ích riêng của đơn vị . 82
    4.2.6. Tăng cường sử dụng các công cụ, hệ thống thông tin quản lý cùng với
    biện pháp kinh tế trong việc hoàn thiện chính sách quản lý tài chính các
    doanh nghiệp an ninh . 83
    4.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN
    LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH 84


    4.3.1. Đổi mới quy trình phân bổ vốn cho các doanh nghiệp an ninh . 84
    4.3.2. Bổ sung hoàn thiện chính sách, chế độ và văn bản pháp luật 90
    4.3.3. Chỉ đạo công tác kế toán trong quản lý tài chính hoạt động có thu của
    các doanh nghiệp an ninh 92
    4.3.4. Hoàn thiện chỉ đạo quyết toán tài chính hoạt động có thu . 93
    KẾT LUẬN . 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96



    1
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Doanh nghiệp An ninh là doanh nghiệp Nhà nước được thiết kế, đầu
    tư thành lập để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thường
    xuyên trong những lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ An ninh và đảm bảo
    bí mật An ninh Quốc gia, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, do Nhà nước đặt
    hàng hoặc giao kế hoạch ổn định, thường xuyên sản xuất, cung ứng, một
    hoặc một số sản phẩm mà các doanh nghiệp bên ngoài không làm được
    hoặc không được phép làm thực hiện nhiệm vụ, An ninh.
    Đánh giá về vai trò của doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Ban chấp
    hành Trung ương đã nhận xét: “Trong thời gian qua, lực lượng Công an
    tham gia làm kinh tế đã thu được một số kết quả, tận dụng được các nguồn
    thu đóng góp cho Ngân sách Nhà nước; sử dụng và tạo việc làm cho hàng
    ngàn lao động, nhất là số cán bộ chiến sỹ Công an trong diện dư dôi; phát
    triển được một số cơ sở sản xuất, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ
    cho ngành và hoạt động kinh tế nghiệp vụ, tổ chức tốt việc lao động sản
    xuất ở các doanh nghiệp, góp phần cải thiện đời sống vật chất của cán bộ,
    chiến sỹ, công nhân viên, ”
    Hiện nay các doanh nghiệp an ninh đã và đang từng bước đầu tư sản
    xuất kinh doanh, từng bước củng cố các hoạt động của doanh nghiệp, bổ
    sung vốn đầu tư phát triển, cung cấp nhiều mặt hàng, trang thiết bị kỹ thuật
    phục vụ cho ngành, doanh thu từ sản phẩm phục vụ ngành từng bước được
    nâng lên, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Các
    doanh nghiệp đã tích cực chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học công
    nghệ vào sản xuất doanh nghiệp, sản phẩm làm ra có chất lượng, nhiều mặt
    hàng có chất lượng cao góp phần phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu và
    xây dựng lực lượng Công an nhân dân, nhiều sản phẩm đã tham gia thị
    trường và được thị trường tín nhiệm, một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra
    nước ngoài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Công an nhân dân cũng góp


    2
    phần đáng kể vào công tác xã hội, từ thiện của ngành, cải thiện đời sống
    sinh hoạt, điều kiện công tác cho cán bộ, chiến sỹ.
    Trong tình hình hiện nay toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã
    và đang là xu thế tất yếu của thời đại. Trước sự phát triển như vũ bão của
    khoa học kỹ thuật và công nghệ, muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả
    cũng như các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác, các doanh nghiệp
    an ninh cũng không thể đứng ngoài guồng quay của hội nhập kinh tế, cơ
    chế thị trường. Các doanh nghiệp muốn phát triển, kinh doanh có hiệu quả
    phải tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh
    doanh, phải tăng cường hợp tác, đầu tư và vươn ra tiếp cận thị trường thế
    giới. Trước bối cảnh khó khăn chung của cả nước, cộng đồng doanh nghiệp
    nói chung và doanh nghiệp an ninh nói riêng cũng phải đối mặt với nhiều
    diễn biến phức tạp của nền kinh tế, giao kế hoạch giảm, hàng tồn kho lớn,
    Chính phủ cắt giảm chi đầu tư công, Sự thay đổi liên tục của chính sách
    tài chính trong những năm gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình
    hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển doanh nghiệp. Do
    vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối
    với doanh nghiệp an ninh” đang được coi là một trong những vấn đề bức
    xúc, có ý nghĩa, cần được nghiên cứu xem xét cả về lý luận và thực tiễn.
    2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực
    tiễn về chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh, để đề
    xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính qua đó
    giúp các doanh nghiệp an ninh phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm
    vụ của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài cần thực hiện các
    nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách quản lý tài
    chính nói chung và chính sách tài chính nói riêng đối với các doanh nghiệp
    an ninh.


    3
    - Phân tích thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
    nghiệp An ninh.
    - Đề xuất những kiến nghị và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
    chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là cơ chế, chính sách quản lý tài
    chính của Chính phủ, Bộ, ngành đối với các doanh nghiệp an ninh
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các
    doanh nghiệp an ninh do Bộ Công an thành lập và quản lý.
    - Phạm vi về thời gian: đề tài được nghiên cứu với các số liệu chủ
    yếu từ năm 2010 đến năm 2015.
    - Phạm vi về nội dung: Chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp có
    phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này
    tập trung chủ yếu nghiên cứu chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
    nghiệp an ninh.
    4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
    Về mặt lý luận
    Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chính sách quản lý tài chính đối
    với doanh nghiệp An ninh.
    Về mặt thực tiễn
    - Nêu lên những vấn đề bất cập hiện nay trong chính sách quản lý tài
    chính đối với các doanh nghiệp an ninh, qua đó tìm hiểu nguyên nhân của
    sự bất cập.
    - Đề xuất được những quan điểm và giải pháp quan trọng để hoàn
    thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp An ninh.
    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở bài và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày ở
    4 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan tài liệu về chính sách quản lý
    tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với doanh
    nghiệp an ninh.
    Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý tài
    chính đối với các doanh nghiệp an ninh.
     
Đang tải...