Thạc Sĩ Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt N

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Ngân sách Nhà nước là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia, để quản lý quá trình hình thành và phân bố một cách có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia đó, tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn định, công bằng và bền vững, thông qua việc thoả mãn nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
    Thực tế cho thấy ở các nước trên thế giới, NSNN thực sự trở thành một công cụ chính sách tài chính quan trọng thông qua đó Nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nước, tuỳ thuộc vào quan điểm, và nhận thức của các nhà hoạch định chính sách (cũng như các ràng buộc khác) mục tiêu, định hướng, nhịp độ phát triển có thể có sự khác nhau giữa các quốc gia.
    Việt Nam (nhất là sau 1986) luôn theo đuổi chủ trương thực thi chính sách sử dụng NSS là một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các ngành và các vùng kinh tế. Năm 1996 luật NSNN ra đời (có hiệu lực thi hành từ năm Ngân sách 1997) sau đó được thay thế bằng luật NSNN năm 2002 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004) đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý điều hành NSNN theo chủ trương trên.
    Tỉnh (thành phố) là vùng HC - KT quan trọng. Tỉnh (thành phố) vừa là một cấp vùng kinh tế chiến lược; lại vừa là một cấp hành chính địa phương lớn nhất. Sự trùng hợp giữa kinh tế và hành chính đã cho phép tỉnh (thành phố) là một cấp NSNN quan trọng.
    Phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh (thành phố) là một nhiệm vụ sống còn đối với đất nước. Nhà nước sử dụng công cụ NSNN như thế nào để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Luật NSNN năm 2002, các văn bản dưới luật và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đièu hành ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, đời sống của cả nước và địa phương phát triển, biến đổi từng ngày, luật ngân sách và các văn bản khác qua thực hiện bộc lộ nhưng lạc hậu, hạn chế cần được bổ sung, hoàn thiện.
    Với lí do đó, tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh (thành phố) trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên hướng đề tài:
    Vấn đề quản lý ngân sách nói chung chính sách quản lý ngân sách đối với tỉnh (thành phố) nói riêng là một vấn đề quan trọng, luôn được quan tâm nghiên cứu.
    - Trước năm 1996 - có hàng loạt nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng luật ngân sách năm 1996.
    - Những năm 2000 - 2001 - cũng có hàng loạt nghiên cứu nhằm hoàn thiện luật ngân sách năm 1996. Xây dựng luật ngân sách năm 2002.
    - Luật nghiên cứu năm 2002, được thi hành từ năm 2004, đã trải qua trên 3 năm thực thi. Đã đến lúc phải nghiên cứu xem xét để bổ sung, hoàn thiện.
    · Quốc hội đã cử nhiều đoàn giám sát thi hành luật Ngân sách 2002. Các đoàn đều có báo cáo giám sát tại các địa phương.
    · Quốc hội và Uỷ ban kinh tế - ngân sách của Quốc hội đã cử nhiều đoàn đi khảo sát tình hình lập, phê chuẩn dự toán, phân bổ quyết toán ngân sách ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các đoàn đi về đều có báo cáo khảo sát, đúc rút kinh nghiệm.
    · Năm 2005-2006 có các đề tài thuộc dự án VIE 02/08 như đánh giá việc thực hiện luật NSNN và kiến nghị hoàn thiện do GS.TSKH Tào Hữu Phùng làm chủ nhiệm; Nghiên cứu cơ cấu thu, chi ngân sách Nhà nước trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và các chỉ tiêu kinh tế vi mô khác do TSKH Trịnh Huy Quách làm chủ nhiệm; Cơ cấu lại các khâu chủ trương NS Việt Nam do Nguyễn Minh Tân làm chủ nhiệm; Luận án Tiến sĩ kinh tế đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu NSNN nhằm phục vụ yêu cầu phát triển ở Việt Nam của Nguyễn Phú Hà.
    - Để ra đời và chuẩn bị các điều kiện thi hành luật ngân sách năm 2002. Các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính có nhiều báo cáo giải trình ra đời Nghị quyết Quốc họi, Nghị định Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính. Đây là những tài liệu quý (luận văn thống kê đầy đủ ở phần danh mục tài liệu tham khảo).
    - Hàng năm các địa phương khi trình lên Chính phủ dự toán NSĐP đều có bản giải trình, đây là những tài liệu thực tế rất cụ thể, rất thời sự gợi ý nhiều ý tưởng tốt.
    Những tác phẩm nghiên cứu của các cơ quan, các tác giả vào những năm gần đây được luận văn hệ thống và phát triển hình thành nội dung cơ bản của luận văn này.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu của Luận văn: khảo sát đánh giá chính sách quản lý NSNN đối với tỉnh (thành phố) trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó, đề xuất các quan điểm các định hướng và biện pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách đối với tỉnh (thành phố) trong thời gian tới.
    Để thực hiện mục đích luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
    - Về mặt lí luận: sẽ hệ thống hoá các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài như: NSNN, NS tỉnh (thành phố); phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (thành phố); chính sách quản lý NSNN tỉnh (thành phố); trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường; kinh nghiệm quản lý NSNN tỉnh (thành phố) của một vài nơi trên thế giới.
    - Phân tích thực trạng chính sách QLNN đối với tỉnh (thành phố) ở nước ta hiện nay. Các phân tích được tiến hành trên cơ sở các quan điểm phát triển, quan điểm thị trường . (đã đề cập ở chương 1) và qua điều tra khảo sát, phân tích nhằm phát hiện hệ thống chính sách quản lý NSNN đối với tỉnh (thành phố) hiện hành còn những gì cản trở sự phát triển, cản trở sự hình thành cơ chế thị trường.
    - Đề xuất các quan điểm, hướng đổi mới hệ thống chính sách và các biện pháp tạo điều kiện thực hiện các đổi mới đã đề xuất.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu là NSNN, NSNN tỉnh (thành phố), hệ thống chính sách QLNN đối với tỉnh (thành phố) của Nhà nước.
    - Hướng tiếp cận: Từ vị trí của các nhà hoạch định chính sách QLNS ở TW, để nhìn nhận lại hệ thống chính sách đã ban hành, theo các quan điểm phát triển, quan điểm kinh tế thị trường, và quan điểm hiệu quả kinh tế- xã hội và thực tiễn thực thi các chính sách thuộc lĩnh vực này các năm qua.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sau khi có luật NSNN 2002 là chủ yếu, có đối chiếu với tình hình ở thời kỳ thực thi luật NSNN 1996.
    Về hướng tiếp cận (do đó giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu)
    Việc quản lý NSNN cấp tỉnh (thành phố) liên quan đến hàng loạt chính sách cụ thể, ít nhất cũng là các chính sách thu, chi ngân sách, các chính sách thể hiện vai trò của nhà nước trong các quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường, chính sách phân định quyền hạn giữa TW với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình hình thành, tạo lập và sử dụng hợp lý có hiệu quả NSNN v.v Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu tập trung là ngân sách cấp tỉnh, nên nhóm chính sách phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa TW với cấp chính quyền địa phương là quan trọng và bao trùm.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh, suy diễn, khái quát hoá để nghiên cứu.

    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn dự kiến có 3 chương.
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện chính sách QLNSNN tỉnh (thành phố).
    - Chương 2: Thực trạng phân cấp QLNSNN tỉnh (thành phố) giai đoạn 2001-2006.
    - Chương 3: Quan điểm, phương hướng và biện pháp tiếp tục hoàn thiện phân cấp QLNSNN tỉnh (thành phố).







    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH (THÀNH PHỐ) TRONG ĐIỀU KIỆN CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN; NSNN TỈNH (THÀNH PHỐ)6
    1.1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước. 6
    1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước. 11
    1.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH (THÀNH PHỐ) TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 12
    1.2.1. Lựa chọn hướng tiếp cận, nội dung nghiên cứu chính sách quản lý ngân sách nhà nước tỉnh (thành phố)12
    1.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp QLNS Nhà nước giữa TW đối với cấp tỉnh (thành phố)13
    1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước14
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước17
    1.2.5. Sự cần thiết khách quan phải phân cấp quản lý nhà nước nhà nước cho tỉnh (thành phố)19
    1.3. TÌNH HÌNH PHÂN CẤP QLNSNN GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. NHỮNG BÀI HỌC CÓ THỂ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM.24
    1.3.1. Phân cấp quản lý ngân sách là vấn đề mà ở bất kỳ nước nào cũng được nhà nước quan tâm 25
    1.3.2. Hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính25
    1.3.3. Phân cấp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách, đó là25
    1.3.4. Các xu hướng phân cấp có 2 xu hướng trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: một là, tập trung nhiều về ngân sách trung ương; hai là, mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương. 26
    1.3.5. Việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không lồng ghép, ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ không bao gồm ngân sách địa phương.26
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TWVÀ TỈNH (THÀNH PHỐ) HIỆN NAY 28
    2.1. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÂN CẤP QLNS GIỮA TW VÀ ĐỊA PHƯƠNG 28
    2.1.1. Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước. 28
    2.1.2. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp TW, địa phương trong quản lý ngân sách29
    2.1.3. Phân định nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương34
    2.1.4. Phân định nhiệm vụ chi giữa NSTW và ngân sách địa phương. 39
    2.1.5. Phân định nhiệm vụ thu, chi đối với ngân sách cấp huyện, quận. 43
    2.1.6. Phân định nhiệm vụ thu, chi của ngân sách cấp xã. 45
    2.1.7. Về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. 45
    2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ TỈNH (THÀNH PHỐ) - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 46
    2.2.1. Tổng quan về quá trình phân cấp QLNS . 46
    2.2.2. Những kết quả đạt được. 48
    2.2.3. Những hạn chế, tồn tại của phân cấp quản lí ngân sách địa phương hiện hành 54
    2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ TRONG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 61
    2.3.1. Chuyển sang cơ chế thị trường nhận thức về một số vấn đề có liên quan đến cơ chế đầu tư, phân bố, tính công bằng, minh bạch trong quản lý ngân sách . còn chưa thật rõ ràng. Việc xác định mức độ phân cấp hợp lý, hiệu quả còn chưa có kinh nghiệm trong lúc các quan hệ kinh tế tài chính biến động liên tục . 61
    2.3.2. Ở nước ta hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước đang được tổ chức theo mô hình "Lồng ghép" . 61
    2.3.3. Dự toán ngân sách nhà nước, cũng như từng địa phương hiện nay vẫn chỉ có kế hoạch từng năm, không có kế hoạch trung, dài hạn . 61
    2.3.4. Phương pháp lập dự toán và phân bổ dự toán theo mức chi phí các yếu tố đầu vào mà không theo hiệu quả kết quả đầu ra . 62
    2.3.5. Còn một số điều qui định trong luật, các văn bản dưới luật; chế độ, định mức phân bổ ngân sách chưa thật hợp lý, ảnh hưởng tới chất lượng phân cấp quản lý ngân sách địa phương . 62
    2.3.6. Cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân các cấp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (nhất là cán bộ có khả năng chuyên sâu về tài chính ngân sách) 62
    CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP TIẾP TỤCHOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)63
    3.1. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)63
    3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tích cực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 63
    3.1.2. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong sử dụng ngân sách Nhà nước64
    3.1.3. Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. 65
    3.2. HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)66
    3.2.1. Sớm khắc phục sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp TW và địa phương trong quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. 66
    3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, các chính sách quản lý ngân sách theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ, năng động, sáng tạo của địa phương.69
    3.2.3. Chuyển đổi cơ chế phân bổ nguồn vốn vay và phương thức đầu tư theo nguyên tắc thị trường. 72
    3.2.4. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính - ngân sách trung và dài hạn73
    3.2.5. Chuyển việc bố trí ngân sách theo chi phí các yếu tố đầu vào sang bố trí ngân sách theo mục tiêu, kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội ở đầu ra. 75
    3.3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỈNH (THÀNH PHỐ)77
    3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân địa phương. 77
    3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ công tác trong hệ thống HĐND địa phương82
    3.3.3. Bổ sung, chi tiết hoá các quy định hiện hành theo hướng nâng cao thực quyền "giám sát" của Hội đồng nhân dân địa phương. 84
    3.3.4. Bổ xung, hoàn thiện một số quy chế để tăng cường khả năng kiểm soát chi của HĐND địa phương. 85
    3.3.5. Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách86
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...