Tiến Sĩ Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC .ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v
    DANH MỤC CÁC BẢNG,
    HÌNH, SƠ ĐỒ, KHUNG CHỮ vi
    PHẦN MỞ ĐẦU .1

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
    1.1. Mục tiêu nghiên cứu .12
    1.2. Phân loại công trình nghiên cứu theo hình thức công bố 12
    1.2.1. Sách tham khảo/ Chuyển khảo và các chương trình, dự án 12
    1.2.2. Các báo cáo thường niên của Bộ, Ngành 18
    1.2.3. Kỷ yếu, tạp chí và đề tài khoa học .20
    1.3. Đánh giá chung phần tổng quan và những vấn đề đặt ra 21
    1.3.1. Các cách tiếp cận khác nhau về chính sách cạnh tranh và độc quyền 21
    1.3.2. Những đồng thuận về chính sách cạnh tranh của các công trình .23
    1.3.3. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .29

    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 33
    CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN KINH DOANH 34
    2.1. Cạnh tranh và độc quyền .34
    2.1.1. Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh 35
    2.1.2. Độc quyền - Quá trình hình thành và hậu quả .44
    2.2. Pháp luật cạnh tranh về kiểm soát độc quyền 46
    2.2.1. Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát độc quyền .46
    2.2.2. Nội dung của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát độc quyền và những
    tiêu chí để đánh giá .47
    2.3. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh đối với kiểm
    soát độc quyền 49
    2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạch định và thực thi chính sách cạnh tranh và
    kiểm soát độc quyền kinh doanh - những bài học cho việt nam .55
    2.4.1. Tính quốc tế của chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền .55
    2.4.2. Kiểm soát tập trung kinh tế theo mô hình Mỹ 58
    2.4.3. Kiểm soát tập trung kinh tế theo mô hình Châu Âu .59
    2.4.4. Chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền của một số nước và những kinh nghiệm
    .59
    2.4.5. Bài học cho Việt Nam .68
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 70

    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CẠNH TRANH - ĐỘC QUYỀN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH Ở VIỆT NAM 71
    3.1. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 71
    3.1.1. Thực trạng cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh 71
    3.1.2. Thực trạng độc quyền nhà nước và hậu quả .75
    3.2. Thực trạng chính sách và pháp luật cạnh tranh về kiểm soát và điều chỉnh độc quyền ở Việt
    Nam 79
    3.2.1. Các chính sách điều chỉnh trực tiếp 80
    3.2.2. Các chính sách điều chỉnh gián tiếp .91
    3.3. Đánh giá chung thực trạng chính sách cạnh tranh về kiểm soát độc quyền .126
    3.3.1 Những ưu điểm 126
    3.3.2. Những hạn chế 128
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 132

    CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN KINH DOANH Ở VIỆT NAM . 133
    4.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra để hoàn thiện chính sách 133
    4.1.1. Kinh tế thế giới và những tác động đến kinh tế Việt Nam .133
    4.1.2. Kinh tế Việt Nam - Hội nhập và phát triển .134
    4.1.3. Những vấn đề đặt ra để hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam 137
    4.2. Những quan điểm hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam 138
    4.2.1. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phải phù hợp với quan điểm, đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước 141
    4.2.3. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phải tôn trọng quyền tự do và tự chủ
    kinh doanh của doanh nghiệp 143
    4.2.4. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phải bảo đảm
    tính hiệu quả và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng .143
    4.2.5. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phải phù hợp
    với văn hóa và đạo đức kinh doanh của Việt Nam .144
    4.3. Những giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam
    .147
    4.3.1. Hoàn thiện, bổ sung và cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi
    hành các điều luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền .148
    4.3.2. Phát huy vai trò của Nhà nước, tạo ra sự đồng bộ giữa các chính sách
    và cơ chế điều chỉnh, kiểm soát độc quyền để hoàn thiện cấu trúc thị trường152
    4.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo thị trường và năng lực cạnh tranh của toàn bộ
    nền kinh tế Việt Nam .155
    4.3.4. Hoàn thiện các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh .158
    4.3.5. Các nhóm giải pháp khác 160

    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 163
    KẾT LUẬN 164
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    .169
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 170


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Cạnh tranh là bản chất và là cơ chế vận hành chủ yếu có tính chất kinh điển của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Còn độc quyền kinh doanh là một hình thái của cấu trúc thị trường, được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những tổn thất và hậu quả lớn cho xã hội như kìm hãm sản xuất, hạn chế sản lượng, tăng giá bán, gây thiệt hại cho người tiêu dùng; đồng thời còn ngăn cản tự do kinh doanh, cản trở cạnh tranh, không có động lực và quan tâm đến cải tiến công nghệ, kỹ thuật và phương thức
    quản lý v.v
    Để phát huy những lợi ích của cạnh tranh và duy trì môi trường cạnh tranh, đồng thời kiểm soát và hạn chế các mặt tiêu cực của độc quyền thì vai trò của nhà nước rất quan trọng và có tính chất quyết định.
    Trong thời gian vừa qua, với hệ thống các chính sách triển khai thực thi ở Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả, năng lực cạnh tranh và thứ hạng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của Việt Nam ngày càng được cải thiện, từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Song, hệ thống các chính sách của Chính phủ vẫn nghiêng nhiều về giảm bớt khó khăn ,giảm bớt bất lợi chứ chưa tạo ra những tác động hỗ trợ pháp lý về môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Các chính sách chưa phản ánh đúng quy luật vận động của nền kinh tế. Hệ thống các chính sách còn thiếu đồng bộ, phản ứng thụ động, mang tính chất tình thế, ngắn hạn, thiếu tầm nhìn xa, thực thi chính sách còn có “độ trễ” nhất định, thậm chí còn có chính sách thiếu nhất quán với nhau, nhiều hỗ trợ, ưu đãi của chính sách không được triển khai, chỉ nằm trên quy định, văn bản v.v
    Các cải cách, sửa đổi và bổ sung chính sách thường mang tính chắp vá, chạy theo "vấn đề phát sinh, đi sau thực tiễn". Nguyên nhân chính của thực trạng này là do công tác lập và quản lý chính sách "thiếu vắng" vai trò phân tích, đánh giá chính sách một cách khoa học trước và sau khi chính sách được thực thi.
    Mặt khác, nước ta đang ở trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều đó có nghĩa là thị trường ngày càng được mở rộng, các cơ hội và rủi ro trong kinh doanh nhiều hơn, phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt hơn Với tư cách là người quản lý xã hội và điều hành nền kinh tế của đất nước, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện tại, nghiên cứu, hoạch định các chính sách mới theo hướng bảo đảm tự do kinh doanh, duy trì cạnh tranh, giảm độc quyền và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế; đồng thời nó là công cụ hỗ trợ pháp lý đắc lực để kiểm soát, hạn chế độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh, nhằm góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.Xuất phát từ thực trạng trên, cũng như tính cấp thiết và tính thời sự của nó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận án tiến sỹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...