Luận Văn Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường công ty TNNH phát triển công nghệ Thái Sơn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 5/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Ngày nay, marketing đã là một từ ngữ quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không những ngày càng trở nên phổ biến mà tầm quan trọng của marketing ngày càng được nâng cao và nhìn nhận đúng mức. Hoạt động marketing ngày nay không chỉ đơn thuần là khuyến khích bán được nhiều hàng, làm quảng cáo thật hay, hấp dẫn để thu hút khách hàng. marketing ngày nay là toàn bộ các hoạt động từ công đoạn tìm ý tưởng cho sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm, tung sản phẩm ra thị trường, quảng cáo, khuyến mãi, Thông qua chiến lược marketing doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế.
    Trong cơ chế thị trường hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện của nền kinh tế, thì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh và đa dạng.
    Bất kỳ một công ty nào, dù đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào thì để góp phần đưa công ty ngày càng phát triển giàu mạnh, hội nhập vào nền kinh tế ngày nay đều phải có một chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời có thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
    Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thể biến những mục tiêu, dự định của doanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi của doanh nghiệp cho phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động. Công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn là một thực thể kinh tế cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh như vậy. Việc tách ra khỏi môi trường kinh doanh là không thể. Để có được thế chủ động trong kinh doanh, chủ động trong sản xuất, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, dự đoán và chớp được thời cơ kinh doanh trên thị trường chỉ trong thoáng chốc cũng đủ làm thay đổi số phận và vị thế của công ty thì chiến lược phát triển thị trường sẽ phần nào đó hỗ trợ tích cực cho công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.
    Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường đối với các công ty, đặc biệt là thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Tôi đã triển khai xây dựng đề tài “Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn trong giai đoạn 2011-2015”.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển thị trường, chiến lược thâm nhập thị trường, đánh giá và đối chiếu với thực trạng thực tế tại công ty Thái Sơn để từ đó rút ra những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường cho Công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Để góp phần làm cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú, đi sâu đi sát vào thực tế tình hình hoạt động của công ty và để tránh những đánh giá phiếm diện, chủ quan tôi đã chủ động áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu những tài liệu liên quan đến lĩnh vực Marketing, liên quan đến chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường; quan sát thực tiễn; tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, tổng hợp những kiến thức mình đọc được; so sánh, đối chiếu giữa thực tế tình hình phát triển của công ty với lý thuyết; phân tích và rút ra những giải pháp cần hoàn thiện.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển thị trường của công ty Thái Sơn trong thời gian vừa qua.
    Phạm vi không gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường trong công ty, chủ yếu tại phòng Marketing, phòng kinh doanh và phòng Hỗ trợ khách hàng.
    Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường trong thời gian vừa qua và những giải pháp hoàn thiện chiến lược trong giai đoạn 2011 – 2015.


    5. Kết cấu của đề tài: Đề tài của tôi được xây dựng gồm 3 phần chia ra làm 3 chương với nội dung như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Chương 2: Thực trạng của Công ty phát triển Công Nghệ Thái Sơn
    Chương 3: Đề xuất và giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường Công ty phát triển Công Nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011 - 2015





    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    5. Kết cấu của đề tài 2


    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Khái quát về marketing 4
    1.1.1. Khái niệm marketing 4
    1.1.2. Vai trò quản trị marketing 4
    1.1.3. Tầm quan trọng của marketing 5
    1.1.4. Các hoạt động của marketing 6
    1.2. Thị trường 6
    1.2.1. Khái niệm thị trường 6
    1.2.2. Phân loại thị trường 8
    1.2.3. Phân khúc thị trường 9
    1.2.4. Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường 11
    1.2.5. Vai trò của chiến lược phát triển thị trường 15


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
    2.1. Giới thiệu công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn 16
    2.1.1. lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn 16
    2.1.1.1. lịch sử hình thành 16
    2.1.1.2. Quá trình phát triển 17
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức 18
    2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức 18
    2.1.2.2. Nhiệm vụ của từng phòng, ban 19
    2.1.2.2.1. Phòng tài chính kế toán 19
    2.1.2.2.2. Phòng Nghiên cứu phát triển và phòng lập trình 19
    2.1.2.2.3. Phòng Maketing và phòng Hỗ trợ khách hàng 20
    2.1.3. Sản phẩm của Công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn 20
    2.1.3.1. Giới thiệu sản phẩm ECUS 20
    2.1.3.2. Chức năng của sản phẩm ECUS 21
    2.1.3.2.1. Quản lý danh sách mã sản phẩm, danh sách nguyên phụ liệu 21
    2.1.3.2.2. Quản lý định mức 22
    2.1.3.2.3. Quản lý tờ khai 22
    2.1.3.2.4. Thanh lý tự động 23
    2.1.3.3. Quy trình khai báo Hải Quan của phần mềm ECUS 24
    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010 25
    2.1.4.1. Về doanh thu và lợi nhuận qua các năm 25
    2.1.4.2. Về kết quả sử dụng lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước 26
    2.1.4.3. Thị trường tiêu thụ của công ty 26
    2.1.5. Phương hướng, kết quả hoạt động của công ty trong thời gian tới 31
    2.1.6. Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011-2015 31
    2.1.6.1. Chiến lược chung của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 31
    2.1.6.1.1. Mục tiêu của chiến lược 32
    2.1.6.1.2. Phương hướng thực hiện 33
    2.1.6.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2011 – 2015 33
    2.1.6.2.1. Mô hình kinh doanh hiện tại của công ty Thái Sơn 33
    2.1.6.2.2. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2011 – 2015 34
    2.2. Thực trạng của công ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn 35
    2.2.1. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty Thái Sơn 35
    2.2.1.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT cho phần mềm 35
    2.2.1.2. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT 37
    2.2.2. Đánh giá tình hình phát triển thị trường của Công ty phát triển Công Nghệ Thái Sơn 39
    2.2.2.1. Chiến lược phát triển thị trường mà Công Ty TNHH phát triển Công Nghệ Thái Sơn đã áp dụng 39
    2.2.2.2. Những thành tựu đã đạt được 44
    2.2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân 44


    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
    3.1. Đề xuất 46
    3.2. Giải pháp 47
    3.2.1. Cải thiện khâu thương mại điện tử 47
    3.2.2. Nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 47
    3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường 49
    3.2.4. xây dựng và hoàn thiện các kênh phân phối 50
    3.2.5. Tăng cường xúc tiến thương mại 51
    3.2.6. Thay đổi tư duy quản trị sát với thực tế 52
    3.2.7. Đầu tư nhiều vào nguồn lực 53
    PHẦN KẾT LUẬN 55
    KIẾN NGHỊ 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...