Thạc Sĩ Hoàn thiện chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CAM KẾT
    Tôi xin cam kết rằng bản Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ: “Hoàn thiện
    chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 đến năm 2020, tầm
    nhìn 2030” là công trình nghiên cứu tự lực của cá nhân tôi, không sao chép
    một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác.
    Tôi xin lưu ý rằng các thông tin trong luận văn cần được giữ bí mật và
    không tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác.
    Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập
    và Luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thường xuyên
    nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản lý
    kinh tế.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
    TÁC GIẢ LUẬN VĂN



    Nguyễn Văn Nhân







    LỜI CÁM ƠN
    Sau hơn hai năm học tập miệt mài theo chương trình cao học Quản lý
    kinh tế - khóa 22 do Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học quốc
    gia Hà Nội tổ chức, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Để hoàn
    thành Luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của
    nhiều cá nhân, tập thể và thầy cô giáo giảng dạy các môn học của chương
    trình. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn
    Viết Lộc, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên
    cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình,
    những tài liệu phục vụ nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của Thầy
    thì Luận văn này không thể hoàn thành.
    Tôi xin gửi lời cám ơn đến nhà trường, khoa và các ban ngành đoàn thể
    của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
    thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
    Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần
    Sông Đà 7 đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài
    liệu, số liệu liên quan đến đề tài.
    Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người
    thân đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
    nghiên cứu, động viên tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc
    sống để tôi có thể yên tâm thực hiện ước mơ của mình.
    Tôi xin trân trọng cám ơn!
    Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
    TÁC GIẢ LUẬN VĂN

    Nguyễn Văn Nhân
    TÓM TẮT
    Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, với chủ trương hội
    nhập sâu vào sự phát triển chung của thế giới. Nền kinh tế Việt Nam ngày
    càng gắn kết với nền kinh tế thế giới và không tránh khỏi sự tương tác qua lại
    của sự toàn cầu hóa. Hội nhập quốc tế mang đến cho các DN Việt Nam nhiều
    cơ hội cọ sát và phát triển, nhưng song hành với nó cũng không ít thách thức
    cần phải đối mặt, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với quy
    mô lớn, số lao động nhiều, nhưng phong cách quản lý và công nghệ còn lạc
    hậu so với các DN cùng ngành trên thế giới. Để chủ động cạnh tranh và phát
    triển, mỗi DN cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển chi tiết, phù
    hợp với quy mô, tiềm lực tài chính, năng lực hiện tại nhằm phát huy tối đa
    các lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt, nhằm khẳng định thương hiệu trên thị
    trường trong nước và dần vươn ra thị trường quốc tế.
    Hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến động,
    lạm phát trong nước tăng cao, áp lực cạnh tranh với các DN mới gia nhập
    ngành ngày càng khốc liệt. Công ty Cổ phần Sông Đà 7, một trong các DN
    xây dựng hàng đầu trong Tổng công ty Sông Đà đang dần bộc lộ những hạn
    chế và điểm yếu cơ bản. Với mục tiêu chuyển đổi mô hình hình hoạt động để
    trở thành một Công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực xây dựng và sản
    xuất VLXD, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 cần có một chiến lược phát triển
    thích hợp để đạt được mục tiêu và tầm nhìn của mình.
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là dùng lý thuyết cơ bản về QTCL,
    đặc biệt sử dụng mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ
    trợ khác nghiên cứu chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và
    các bước thực hiện chiến lược phát triển trong các năm từ 2010 đến đầu năm
    2015 đã phù với nội lực và xu thế phát triển ngành, cũng như các cơ hội,
    thách thức hay chưa. Từ các nghiên đó, phân tích và đánh giá chiến lược phát
    triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 7, làm rõ thêm các vấn đề cần nghiên cứu
    sâu như: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm ẩn, khách hàng cần hướng
    tới, các sản phẩm và dịch vụ cần phát triển . Qua đó đề xuất, định vị chiến
    lược mới của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 trong tam giác chiến lược, và xây
    dựng chiến lược phát triển mới cho Công ty Cổ phần Sông Đà 7 đến năm
    2020, tầm nhìn 2030 theo mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược, đồng
    thời đưa ra lộ trình để thực hiện chiến lược mới đề xuất.


    MỤC LỤC
    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG . ii
    DANH MỤC HÌNH . iv
    DANH MỤC SƠ ĐỒ v
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC, QTCL CỦA DN 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: 4
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: . 5
    1.2. Một số khái niệm cơ bản . 7
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về chiến lược, QTCL 7
    1.2.2. Đặc điểm, vai trò của QTCL 9
    1.3. Nội dung hoạch định chiến lược . 12
    1.3.1. Các yếu tố trọng yếu tác động đến hoạch định và thực hiện chiến
    lược . 12
    1.3.2. Các công cụ hoạch định chiến lược 22
    1.3.3. Xác định mục tiêu của chiến lược 26
    1.3.4. Xây dựng chiến lược 27
    1.3.5. Các phương pháp thu thập thông tin xây dựng chiến lược 28
    1.3.6. Các yêu cầu khi hoàn thiện chiến lược . 30
    1.4. Tổ chức điều hành, thực hiện chiến lược 31
    1.4.1. Vai trò 31
    1.4.2. Nội dung 31
    1.5. Đánh giá chiến lược . 34
    1.5.1. Mục tiêu . 34
    1.5.2. Các yêu cầu 34
    1.5.3. Hệ thống kiểm tra, đánh giá trong thực hiện chiến lược quản lý 35
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Giới thiệu sơ đồ và phương pháp nghiên cứu 38
    2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 39
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: . 39
    2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu: . 39
    2.3. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu . 40
    2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 40
    2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu . 41
    2.4. Mô tả phương pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích . 41
    2.4.1. Lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu thứ cấp và chọn mẫu điều tra 41
    2.4.2. Cách thức tiến hành . 41
    2.5. Cách xử lý số liệu . 43
    2.5.1. Cách xử lý số liệu sơ cấp . 43
    2.5.2. Cách xử lý số liệu thứ cấp 43
    2.6. Cách phân tích và trình bày kết quả 44
    2.7. Một số khó khăn khi triển khai nghiên cứu . 44
    Chương 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ
    THỰC THI CHIẾN LƯỢC CỦA SD7 45
    3.1. Giới thiệu về SD7 . 45
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 45
    3.1.2. Sơ đồ tổ chức và lĩnh vực hoạt động chính . 45
    3.2. Định hướng chiến lược phát triển của SD7 48
    3.2.1. Định vị trong tam giác chiến lược 48
    3.2.2. Tầm nhìn 48
    3.2.3. Sứ mệnh . 48
    3.2.4. Giá trị cốt lõi 49
    3.2.5. Các yếu tố cơ bản của SD7 qua mô hình Delta Project và Bản đồ
    chiến lược 49
    3.2.6. Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2016 - 2020 của SD7 54
    3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của SD7 55
    3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô thông qua công cụ PEST 55
    3.3.2. Phân tích môi trường vi mô 59
    3.3.3. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành 64
    3.3.4. Vị thế cạnh tranh của SD7 . 66
    3.3.5. Lộ trình thực hiện chiến lược . 66
    3.4. Phân tích chiến lược hiện tại của SD7 69
    3.4.1. Giới thiệu hướng phân tích 69
    3.4.2. Nội dung phân tích . 69
    3.4.3. Phân tích việc xác định tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, sản phẩm
    mục tiêu . 75
    3.4.4. Lộ trình, kế hoạch thực hiện chiến lược, các mục tiêu ngắn hạn, dài
    hạn . 75
    3.4.5. Biện pháp đổi mới và cải tiến . 76
    3.4.6. Phân tích kết hợp giữa nội lực và môi trường (SWOT) 76
    3.4.8. Phân tích nội lực bằng bản đồ chiến lược . 79
    3.5. Đánh giá về chiến lược hiện tại của SD7 79
    3.5.1. Đánh giá sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược 79
    3.5.2. Đánh giá về hiệu quả thực thi chiến lược của Sông Đà 7 79
    3.5.3. Chiến lược và môi trường cạnh tranh . 81
    3.5.4. Điểm tồn tại, hạn chế, nguyên nhân . 82

    Chương 4: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN . 86
    CỦA SD7 ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 86
    4.1. Cơ sở đề xuất chiến lược mới cho SD7 . 86
    4.2. Đề xuất nội dung hoàn thiện chiến lược của SD7 đến 2020, tầm nhìn
    2030 theo mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược 87
    4.2.1. Định vị trong tam giác chiến lược 87
    4.2.2. Sứ mệnh . 87
    4.2.3. Xác định vị thế cạnh tranh . 87
    4.2.4. Cơ cấu ngành . 88
    4.2.5. Các công việc kinh doanh 88
    4.2.6. Các ưu tiên trong quá trình thích ứng ở mỗi vị trí chiến lược . 88
    4.2.7. Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và chiến lược thực hiện . 89
    4.2.8. Hiệu quả hoạt động 90
    4.2.9. Đề xuất Bản đồ chiến lược cho công ty giai đoạn 2016-2020 . 90
    4.2.10. Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược mới của SD7 91
    4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược của SD7 . 94
    4.3.1. Giải pháp nâng cao các quy trình quản trị . 94
    4.3.2. Giải pháp tái cấu trúc . 94
    4.3.3. Giải pháp chiến lược tài chính 95
    4.3.4. Giải pháp về công tác đầu tư 95
    4.3.5. Giải pháp tiếp thị đấu thầu . 96
    4.3.6. Giải pháp chiến lược mua sắm vật tư, phụ tùng 96
    4.3.7. Giải pháp chiến lược quản trị rủi ro: 97
    4.4. Một số kiến nghị để triển khai chiến lược mới . 99
    KẾT LUẬN 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
    PHỤ LỤC 104
    Phụ lục 1: Các hình vẽ tổng quát . 104
    Phụ lục 2: Phiếu khảo sát . 107

    i

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BĐS Bất động sản
    2 CBCNV Cán bộ, công nhân viên
    3 CN Công nghệ
    4 DN DN
    5 EPC
    Hợp đồng tổng thầu Thiết kế -
    Cung cấp thiết bị - Xây dựng
    6 KHN Kế hoạch năm
    7 MK Marketing
    8 NSNN Ngân sách nhà nước
    9 QTCL Quản trị chiến lược
    10 QTRR Quản trị rủi ro
    11 SD7 Công ty Cổ phần Sông Đà 7
    12 SXKD Sản xuất kinh doanh
    13 VLXD Vật liệu xây dựng
    14 XD Xây dựng
    15 XDCB Xây dựng cơ bản



    ii

    DANH MỤC BẢNG

    Stt Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 1.1 Cấu trúc hạ tầng công ty 19
    2 Bảng 1.2 Ma trận SWOT 25
    3 Bảng 3.1 Chiến lược hiện tại của SD7 49
    4 Bảng 3.2 Kế hoạch SXKD của SD7 từ năm 2016-2020 54
    5 Bảng 3.3 Định hướng nguồn điện đến năm 2020 60
    6 Bảng 3.4 Định hướng nguồn điện đến năm 2030 61
    7 Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn điện đến năm 2020 61
    8 Bảng 3.6 Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 62
    9 Bảng 3.7
    Kết quả hoạt động SXKD của SD7 từ năm 2012-
    2014
    68
    10 Bảng 3.8 Kết quả cải thiện tài chính năm 2013-2014 69
    11 Bảng 3.9 Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của SD7 71
    12 Bảng 3.10 Vị trí của SD7 so với các đối thủ cạnh tranh 71
    13 Bảng 3.11 Cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp 72
    14 Bảng 3.12 Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất VLXD 73 iii

    Stt Bảng Nội dung Trang
    15 Bảng 3.13 Kết quả đánh giá các yếu tố nội bộ của SD7 80
    16 Bảng 3.14
    Các vấn đề cần quan tâm để hoàn thiện chiến lược
    của SD7
    82
    iv

    DANH MỤC HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 1.1 Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong QTCL 9
    2 Hình 1.2 Mô hình áp lực cạnh tranh 15
    3 Hình 1.3
    Các nội dung chủ yếu cần phân tích đối thủ cạnh
    tranh
    17
    4 Hình 1.4 Mô hình căn bản của QTCL 22
    5 Hình 1.5 Hệ thống đánh giá thực hiện chiến lược 35
    6 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu về chiến lược phát triển 38
    8 Hình 3.1 Mô hình Delta Project thực trạng 52
    9 Hình 3.2 Bản đồ chiến lược hiện tại 53
    10 Hình 3.3 Mô hình phân tích PEST 55
    11 Hình 3.4 Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M. PORTER 66
    12 Hình 3.5 Định vị của Công ty trong tam giác chiến lược 70
    13 Hình 4.1 Mô hình Delta Project cho chiến lược mới 90
    14 Hình 4.2 Bản đồ chiến lược mới 91 v

    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    STT Sơ đồ Nội dung Trang
    1 Sơ đồ 3.1
    Sơ đồ tổ chức hiện tại của Công ty Cổ phần
    Sông Đà 7
    47
    2 Sơ đồ 3.2
    Chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà
    nước
    56
    3 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ của Công ty kể từ năm 2016 96

    1

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chiến lược hay chiến lược phát triển của một tổ chức là một xâu chuỗi,
    một loạt những hoạt động được thiết kế nhằm để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu
    dài so với các đối thủ. Trong môi trường hoạt động của một DN, một công ty,
    bao gồm cả thị trường và đối thủ, chiến lược vạch ra cho công ty một cách
    ứng xử nhất quán. Chiến lược thể hiện một sự chọn lựa, một sự đánh đổi của
    công ty mà giới chuyên môn thường gọi là định vị chiến lược. Công ty hoạt
    động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà không xác
    định minh đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) đẩy
    theo hướng nào thì dịch chuyển theo hướng đấy. Nếu cứ tiếp tục đi như vậy
    thì mãi mãi người ấy sẽ chỉ là một người tầm thường lẫn mình trong đám
    đông. Một nhà lãnh đạo có bản lĩnh sẽ không muốn phó mặc tương lai của
    DN mình cho thị trường và đối thủ muốn dẫn đi đâu thì theo đó. Muốn vậy
    ông ta phải chủ động vạch ra một hướng đi và cố gắng tác động để dẫn dắt thị
    trường đi theo hướng này, một hướng đi mà công ty của ông ấy đã chuẩn bị
    và do đó sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn những người khác.
    Trong bất kỳ một cuộc đối đầu nào, đối thủ nào áp đặt được lối chơi
    của mình lên đối phương thì sẽ là người có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.
    Như vậy một chiến lược phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau:
    - Xác định chính xác mục tiêu cần đạt.
    - Xác định con đường, hay phương thức để đạt mục tiêu.
    - Và định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn.
    Trong ba yếu tố này, cần chú ý nguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của
    chiến lược là tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt
    được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
    SD7 là một đơn vị thành viên trong Tổng công ty Sông Đà. Trải qua 40
    năm xây dựng và phát triển, SD7 đã khẳng định được vị trí, thương hiệu trong 2

    lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động khó
    lường, cũng như áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trong môi trường hội nhập quốc
    tế như hiện nay, nếu chiến lược phát triển của Công ty không được xây dựng
    tốt, hoặc không được thực thi tốt thì sẽ dễ dẫn tới sự bất ổn ảnh hưởng đến sự
    tồn tồn tại, phát triển hay bứt phá của Công ty trong tương lai.
    Xuất phát từ nhận định đó, với vai trò là cán bộ phòng Kinh tế - Kế
    hoạch của công ty, bản thân tác giả mong muốn sử dụng các kiến thức đã học
    được về chuyên ngành thạc sỹ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế,
    ĐHQGHN để nghiên cứu lý luận, thực tiễn để đánh giá thực trạng chiến lược
    sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện
    hoặc điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn, tác giả lựa chọn đề tài
    “Hoàn thiện chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 đến
    năm 2020, tầm nhìn 2030” làm đề tài nghiên cứu và là luận văn tốt nghiệp
    nhằm giúp tác giả ứng dụng các kiến thức, tư duy nghiên cứu được đào tạo và
    giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
    2. Câu hỏi nghiên cứu
    - Thực trạng chiến lược phát triển của SD7 như thế nào? Chiến lược
    hiện nay có hiệu quả không? Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân?
    - Bằng cách nào để xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển mới của
    SD7 giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030?
    - Giải pháp để SD7 thực thi thắng lợi chiến lược phát triển đề ra?
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về QTCL và kết quả phân
    tích, đánh giá thực trạng xây dựng, và thực thi chiến lược của SD7, để đưa ra
    nhận định, đề xuất hoàn thiện chiến lược của Công ty. 3.2. Nhiệm vụ
    Nhiệm vụ 1: Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược, QTCL
    trong DN.
    Nhiệm vụ 2: Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và thực thi chiến
    lược của SD7 trong thời gian qua.
    Nhiệm vụ 3: Đề xuất về định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm
    hoàn thiện chiến lược phát triển của SD7 đến 2020, tầm nhìn 2030.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chiến lược,
    QTCL của DN.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu công tác xây dựng và thực thi
    chiến lược phát triển của SD7.
    - Về không gian: Trong phạm vi SD7 và các đơn vị thành viên.
    - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2015 đến tháng 8/2015;
    Các số liệu được thu thập để nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010-2014.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
    của luận văn được chia thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chiến
    lược, QTCL DN.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và thực thi chiến
    lược của SD7.
    Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển của SD7
    đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
     
Đang tải...