Luận Văn Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương ti

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2012
    ​LỜI NÓI ĐẦU

    1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Thị trường viễn thông thế giới ngày càng mở rộng với tốc độ thay đổi rất lớn, trở thành một lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới và là một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị.
    Viễn thông Việt Nam đã hội nhập quốc tế về công nghệ, dịch vụ và mô hình kinh doanh từ khá sớm. Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 2001 cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết các loại hình dịch vụ. Đến nay Việt Nam đã có 8 nhà khai thác có hạ tầng mạng (VNPT, SPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT Telecom) cung cấp mọi loại dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, ngoài ra có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông không có cơ sở hạ tầng mạng làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt.
    Trong môi trường đó, thực tế nhiều doanh nghiệp viễn thông rất thành công do có những định hướng chiến lược đúng đắn và cũng nhiều doanh nghiệp thất bại đi đến đổ vỡ vì không có chiến lược hoặc có những không phù hợp, thiếu linh hoạt với môi trường biến động liên tục và phức tạp hiện nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và ở Việt Nam muốn tồn tại, phát triển thì một yếu tố có tính quyết định là phải hoạch định, tổ chức thực thi và phát triển chiến lược phù hợp với những biến động của môi trường dựa trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các cơ hội kinh doanh tiềm năng, nhận dạng các thách thức đồng thời tối đa hoá các lợi thế, nâng cao được năng lực cạnh tranh theo định hướng tăng cường: Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ; Tiềm năng về khoa học công nghệ của doanh nghiệp; Tiềm năng về con người và mô hình quản lý của doanh nghiệp.
    Nhận thức ý nghĩa quyết định phải chuyển đổi cơ cấu bộ máy, cơ cấu kinh doanh, từ kinh doanh chủ yếu thiết bị truyền thống trong lĩnh vực phát thanh truyền hình sang kinh doanh và khai thác đa dịch vụ truyền thông theo hướng hội tụ công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin; trong đó chú trọng tạo ra những dòng sản phẩm dịch vụ viễn thông mới theo hướng hội tụ công nghệ, có hàm lượng chất xám và lợi nhuận cao, tạo lợi thế cạnh tranh áp đảo đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) đã hoạch định và thực thi “Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010”. Tuy nhiên nhiều vấn đề mới nảy sinh từ nội dung bản chiến lược và thực tế thực thi chiến lược cũng như những phát sinh từ sự thay đổi môi trường hiện nay đòi hỏi phải có sự đánh giá, điều chỉnh thích hợp đảm bảo cho sự thành công của chiến lược. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2012”
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về dịch vụ viễn thông và những lý luận cơ bản về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông.
    - Giới thiệu và vận dụng một số mô hình kinh tế để phân tích, đánh giá những cơ sở hoạch định, nội dung, kết quả và ảnh hưởng của chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong môi trường kinh doanh biến động hiện nay.
    - Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty, góp phần đảm bảo cho sự thành công của chiến lược.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là Chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong giai đoạn 2006-2010
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê, dự báo.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
    - Phương pháp chuyên gia
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin
    5. Kết cấu của Luận văn
    Chương 1: Những lý luận cơ bản về chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông.
    Chương 2: Phân tích chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong giai đoạn 2006-2010
    Chương 3: Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện đến năm 2010.




    CHƯƠNG 1
    NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

    1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
    1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông
    Nhà nước xác định viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
    Trong chiến lược tăng tốc phát triển, cùng với phương châm đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước theo đường lối “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, ngành Viễn thông đã liên tục ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vào chương trình số hóa, thông minh hoá, hiện đại hoá toàn mạng lưới viễn thông, liên doanh hợp tác với các hãng viễn thông lớn trên thế giới đưa ra các giải pháp viễn thông hiện đại ngang tầm quốc tế. Viễn thông đang và sẽ là ngành đi đầu để tạo sức bật cho các ngành kinh tế khác.
    Viễn thông bao gồm: mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông
    a. Mạng viễn thông: Là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn, (trong đó thiết bị viễn thông được hiểu là các phương tiện kỹ thuật bao gồm cả phần cứng và phần mềm được dùng để thiết lập mạng viễn thông; các đường truyền dẫn là tập hợp các thiết bị truyền dẫn được liên kết với nhau bằng đường cáp quang viễn thông, sóng vô tuyến điện, các phương tiện quang học và các phương tiện điện từ khác).
    Mạng viễn thông bao gồm: Mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng.
    b. Dịch vụ viễn thông: Là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.
    1.1.2 Các loại hình dịch vụ viễn thông: Dịch vụ viễn thông bao gồm: Dịch vụ viễn thông cơ bản; dịch vụ giá trị gia tăng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ truy nhập Internet; dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông.
    a. Dịch vụ viễn thông cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng.
     
Đang tải...