Luận Văn Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi taitailieu_22, 24/10/12.

  1. webtailieu.org_22

    Bài viết:
    23
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 webtailieu.org_22, 24/10/12
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/12
    Lời nói đầu

    Hội nhập quốc tế luôn tạo ra những cơ hội và triển vọng nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn.Cơ hội được tạo ra do sự mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế.Bên cạnh đó, những thách thức đặt ra cũng không nhỏ nhất là đối với những nước đang phát triển khi mà hội nhập sẽ đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường nội địa và đặt các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh gay gắt của nước ngoài.Đánh giá một cách tổng quan, chúng ta thấy rằng mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến mới trong quá trình hội nhập những nền kinh tế nước ta vẫn còn nhỏ bé và lạc hậu.Lợi thế so sánh của nước ta hiện nay trong quan hệ thương mại với các bạn hàng chủ yếu vẫn dựa trên các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô và hiện nay, đang bắt đầu có sự chuyển dịch sang một số ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều sức lao động như dệt may, giầy da
    Với xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý mới thích hợp với từng thời kỳ kinh tế.Điều đó đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải luôn coi chiến lược marketing là một triết lý của toàn công ty, chứ không phải chỉ là chức năng riêng biệt.Một lĩnh vực hay một ngành nào đó muốn tồn tại và phát triển trên thương trường thì phải có ưu thế về mọi mặt, phải có một chiến lược marketing rõ ràng.
    Và ngành dệt may ở Việt Nam cũng đang tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.Đây là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Ngành may mặcViệt Nam thực sự khởi sắc từ đầu thập niên 90 và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trên thị trường quốc tế, hàng may mặc có xuất xứ từ Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng. Nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp nên hàng may mặc của Việt Nam có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường.
    Hiện nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam ngày càng nâng cao về chất lượng, cạnh tranh về giá cả, đa dạng về mẫu mã, nên đã xâm nhập thành công vào một số thị trường lớn như:Mỹ, EU, Nhật Bản
    Song kể từ sau ngày 1-1-2005, việc bỏ quota nhập khẩu đối với các thành viên WTO đã làm cho bản đồ xuất khẩu dệt may thay đổi, dòng thương mại dệt may sẽ chuyển sang các thị trường có sức cạnh tranh cao hơn, đến với doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian Chính vì vậy, bất kỳ công ty sản xuất kinh doanh thuộc ngành may mặc luôn xác định được rằng việc xây dựng một chiến lược marketing luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với công ty.
    Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian thực tập tại công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
    “Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An”.
    * Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm phân tích, đánh giá quá trình xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian qua. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra những thành công và những thách thức để qua đó thấy được ưu- nhược điểm của nó. Từ đó vận vận dụng tư duy kinh tế và cơ chế kinh doanh để đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện quá trình hoạch địch chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của Công ty.
    * Giới hạn – phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài được chọn nghiên cứu ở khâu quan trọng, có nhiều mối quan hệ kinh tế và liên quan đến rất nhiều vấn đề trong và ngoài Công ty. Do không đủ điều kiện để đề cập toàn diện và giải quyết triệt để những vấn đề đặt ra. Vì vậy, giới hạn đề tài nghiên cứu trên góc độ tiếp cận môn học Marketing là chính.
    * Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiếp cận hệ thống và lôgic phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh. Các phương pháp này vừa phân tích biện chứng, vừa đặt nó vào hệ thống lớn của quá trình nghiệp kinh doanh ở Công ty.
    Luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện với 3 chương:
    - Chương I : Một số lý luận cơ bản về chiến lược Marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế.
    - Chương II : Thực trạng chiến lược Marketing xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Việt An.
    - Chương III : Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Việt An.
    mục lục
    lời nói đầu 1
    Chương I: một số lý luận cơ bản về hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh 4
    1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của Marketing xuất khẩu. 4
    1.1.1.Khái niệm về Marketing xuất khẩu. 4
    1.1.2. Bản chất và vai trò của Marketing xuất khẩu. 5
    1.2.Phân định nội dung và hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. 6
    1.2.1. Phân tích tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu 6
    1.2.2.Hoạch định mục tiêu chiến lược 8
    1.2.3. Hoạch định marketing mục tiêu 9
    1.2.4. Xác lập và triển khai các yếu tố Marketing hỗn hợp 14
    1.2.5.Triển khai chiến lược 19
    1.2.5.1) Ngân sách cho chiến lược Marketing xuất khẩu 19
    1.2.5.2)Nguồn lực của công ty kinh doanh quốc tế 19
    1.2.5.3) Kế hoạch hành động của công ty 20
    1.2.6.Kiểm soát chiến lược 21
    1.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 21
    Chương II: Thực trạng chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu việt an 23
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 23
    2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty. 23
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh sản xuất chủ yếu. 24
    2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất kinh doanh của công ty Việt An. 25
    2.2.Thực trạng chiến lược marketing xuất khẩu sản phẩm của công ty 29
    2.2.1.Thực trạng tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu 29
    2.2.2.Thực trạng mục tiêu chiến lược của công ty 30
    2.2.3.Thực trạng marketing mục tiêu của công ty 31
    2.2.4. Thực trạng triển khai hoạt động chiến lược Marketing Mix của công ty 34
    2.2.5. Thực trạng triển khai chiến lược của công ty 38
    2.2.6. Thực trạng kiểm soát chiến lược marketing 40
    2.3. Đánh giá chung 40
    Chương III.những đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất- xuất nhập khẩu Việt An 43
    3.1. Dự báo những tác động của môi trường 43
    3.1.1. Dự báo những tác động của môi trường tới ngành dệt may Việt Nam 43
    3.1.2 Dự báo những tác động của môi trường tới công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An 43
    3.1.3.Dự báo chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam tới năm 2010 44
    3.1.4.Dự báo chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới năm 2010 45
    3.2.Đề xuất hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu hàng may mặc của công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An 46
    3.2.1.Hoàn thiện tình thế và thời cơ chiến lược marketing xuất khẩu. 46
    3.2.1.1) Môi trường bên trong của công ty 46
    3.2.1.2) Môi trường quốc tế 47
    3.2.1.3) Môi trường quốc gia 48
    3.2.1.4) Môi trường ngoài nước 49
    3.2.2. Hoàn thiện mục tiêu chiến lược 50
    3.2.3. Hoàn thiện marketing mục tiêu 50
    3.2.4. Hoàn thiện chiến lược marketing – mix 52
    3.2.5.Hoàn thiện việc triển khai chiến lược 59
    3.3 .Một số kiến nghị vĩ mô 62
    3.3.1. Với Nhà nước 62
    3.3.2.Với Hiệp hội Dệt may 64
    Kết luận 66
    Nhận xét của công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Việt An 68
    Tài liệu tham khảo 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...