Đồ Án Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm bánh kẹo của Bibica

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
    1.1. Khái niệm về chiến lược Marketing
    1.1.1. Khái niệm về chiến lược
    Theo Alfred: Chiến lược bao hàm việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn đồng thời lựa chọn cách thức hành động để thực hiện mục tiêu lựa chọn.
    Theo William J. Glueck: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện
    Như vậy, Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát nhằm hướng tới những mục tiêu cơ bản trong tương lai của một tổ chức nhất định.
    1.1.2. Khái niệm về chiến lược marketing
    Chiến lược Marketing là cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing và thường liên quan đến 4P.
    Chiến lược Marketing giải quyết nhưng vấn đề sau:
    - Thị trường cạnh tranh là gì?
    - Khách hàng là ai?
    - Khách hàng là gì?
    - Các chính sách Marketing như thế nào?
    1.2. Bản chất của chiến lược Marketing
    1.2.1. Căn cứ vào khách hàng
    Khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược. Để chiến lược Marketing thực sự dựa vào khách hàng, khi xây dựng chiến lược thì doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường: theo mục đích sử dụng và theo khả năng đáp ứng thị trường.
    1.2.2. Căn cứ vào doanh nghiệp
    Khai thác tối đa các lợi thế của doanh nghiệp mình để tạo sự khác biệt.
    1.2.3 Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh
    Cạnh tranh lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh và tập trung cho các phân đoạn mình cho là tốt nhất.
    1.3. Vai trò của chiến lược Marketing
    Chiến lược Marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nắm vững:
    - Doanh số có thể giảm dần vì cạnh tranh, vì phân phối.
    - Khi đã đạt đến đỉnh cao thì mức đọ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ chậm lại.
    - Doanh nghiệp phải dùng nhiều sức lực trong nghiên cứu thị trường.
    - Cần kiểm tra và điều chỉnh để việc sử dụng các chi phí đó hợp lý và hiệu quả hơn trong trường hợp lạm phát, suy thoái.
    1.4. Tiến trình hoạch định: 5 bước
    1.4.1. Xác định sứ mệnh tầm nhìn và mục tiêu
    Sứ mệnh: là bảng cam kết những giá trị mà doanh nghiệp có thể cung ứng cho khách hang, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng trong tương lai.
    Tầm nhìn (viễn cảnh): là hướng đi, là bức tranh lớn mô tả về những giấc mơ mà doanh nghiệp hằng ấp ủ, niềm hy vọng và trách nhiệm, có thể đạt được trong tương lai.
    Mục tiêu: là những điều mà tổ chức cam kết đạt được.
    + Mục tiêu định lượng.
    + Mục tiêu định tính.
    1.4.2. Phân tích tình hình hiện tại của tổ chức
    v Các điểm mạnh (S): Những điểm tổ chức làm tốt hoặc những đặc tính giúp tăng cường tính cạnh tranh: một kỹ năng hoặc chuyên môn quan trọng, tài sản giá trị hữu hình, tài năng giá trị, thành tích hoặc giải thưởng tạo thành tích trên thị trường .
    + Lợi thế của mình là gì?
    + Công việc nào mình làm tốt nhất?
    + Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì?
    + Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác.
    v Các điểm yếu (W): là những vấn đề mà tổ chức cần phải khắc phục: Thiếu vốn trí tuệ, thiếu kỹ năng hoặc thiếu chuyên môn quan trọng để cạnh tranh. Thiếu tài sản vô hình, tài sản tổ chức, hoặc tài sản hữu hình cần để cạnh tranh. Thiếu khả năng trong một số lĩnh vực quan trọng (chi phí cao hơn đối thủ, thiếu vốn, )
    + Có thể cải thiện điều gì?
    + Công việc nào mình làm tồi nhất?
    + Cần tránh làm gì?
    Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình ?
     
Đang tải...