Luận Văn Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động ở công ty Viễn Thông Viettel

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Cơ sở lý luận của chiến lược kinh doanh 5
    1.1. Chiến lược kinh doanh 5
    1.1.1 Các khái niệm : 5
    1.1.2 Yêu cầu của chiến lược kinh doanh 6
    1.1.3 Các loại chiến lược kinh doanh 8
    1.1.3.1.Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp 8
    1.1.3.2 Chiến lược cấp kinh doanh 12
    1.1.3.3 Chiến lược kinh doanh cấp chức năng 16
    1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp 19
    1.2.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 19
    1.2.2 Nhân tố thuộc môi trường ngành 21
    1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 21
    1.2.2.2 Khách hàng 22
    1.2.2.3 Các nhà cung ứng 23
    1.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 23
    1.2.2.5.Các sản phẩm thay thế 24
    1.2.3 Nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp 24
    1.2.3.1. Marketing 24
    1.2.3.2. Nguồn nhân lực 25
    1.2.3.3 Nghiên cứu và phát triển 25
    1.2.3.4. Tình hình tài chính doanh nghiệp 26
    1.2.3.5. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin 27
    1.3 Dịch vụ- dịch vụ di động 27
    1.3.1 Các khái niệm 27
    1.3.2 Các loại dịch vụ di dộng cung cấp ở Việt Nam 28
    Chương II. Thực trạng chiến lược cạnh tranh của Viettel Telecom 29
    2.1 Khái quát chung về công ty 29
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
    2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel Telecom được tóm tắt như sau: 29
    2.1.1.2. Các giấy phép Viettel: 32
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh của công ty 37
    2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 38
    2.1.4 Giới thiệu về dịch vụ di động của Vietel Telecom 44
    2.2 Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của Viettel Telecom 45
    2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của công ty 45
    2.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 46
    2.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành 51
    2.2.1.3 Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp 58
    2.2.2 Các chiến lược kinh doanh mà công ty đã lựa chọn trong thực tiễn 60
    2.2.2.1 Chiến lược tổng quát 60
    2.2.2.2 Chiến lược cấp kinh doanh 62
    2.2.3 Những kết quả đạt được của Viettel Telecom trong thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ di động 89
    2.2.3.1Những kết quả đạt được: 89
    2.2.3.2 Những hạn chế: 91
    Chương III: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của Viettel Telecom 95
    3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới 95
    3.2 Các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của Viettel Telecom 96
    3.2.1 Về chiến lược tổng quát: 96
    3.2.2 Về chiến lược cấp kinh doanh 97
    3.2.3 Về chiến lược cấp chức năng 99
    3.2.4 Các giải pháp khác 108
    3.3 Kiến nghị 109
    3.3.1 Đối với nhà nước và các cơ quan 109
    3.3.2 Kiến nghị đối với cán bộ quản lý của công ty 110
    Kết luận 111


    Lời nói đầu

    Khi nhìn lại sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian qua ngưòi ta có thể thấy gần như bao trùm lên nó là sự độc quyền trong thời gian dài với hình ảnh thương hiệu độc quyền của Tổng công ty Viễn thông Việt Nam(VNPT). Có thể nói khi đó người ta liên tưởng tới việc sử dụng dụng điện thoại di động và các dịch vụ của nó giống như một thứ hàng xa xỉ, chỉ dành cho những người đẳng cấp, giàu có. 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và cũng gần xấp xỉ tỷ lệ như vậy không biết hoặc không giám nghĩ đến việc mình sẽ sử dụng dịch vụ di động. Thế nhưng, phát triển là xu hướng tất yếu, theo đó sự độc quyền dần xóa bỏ, đánh dấu quá trình đó bằng sự ra đời của S-fone vào năm 2003 và đặc biệt là sự ra đời của Viettel mobile vào năm 2004. Sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ mới đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động, các nhà cung cấp lớn không còn thế độc quyền mà phải tiến hành các chiên lược cạnh tranh mới có thể duy trì và tiếp tục phát triển. Tỷ lệ người Việt Nam được sử dụng dịch vụ điện thoại với giá rẻ hơn tăng lên nhanh chóng và thị trường di động của Việt Nam trở nên sôi động. và nổi lên trong quá trình phát triển ngoạn mục đó phải kể đến Viettel -Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội. Viettel ra đời và phát triển đến nay trở thành hiện tượng của ngành viễn thông của Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ di động Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động số một tại Việt Nam trong thời gian ngắn, vượt trên các đối thủ khác đi trước cả hàng chục năm.
    Vậy vì sao Viettel làm được điều đó? Trước hết để làm được điều đó chính là việc đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn và tận dụng tốt các nguồn lực để thực hiện nhanh chóng chiến lược ấy một cách thành công cùng với những nhân tố khách quan khác như chính trị, luật pháp cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Vậy Viettel đưa ra chiến lược kinh doanh dịch vụ di động và thực hiện nó như thế nào dể có thể giành thắng lợi như vậy. Vì vậy đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động ở công ty Viễn Thông Viettel sẽ tìm lời giải cho câu hỏi đó đồng thời đề xuất một số một ssó giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di dộng của công ty. Với mục đích như vậy- bài viết gồm 3 phần :
    Chương I: Cơ sở lý luận của chiến lược kinh doanh
    Chương II: Thực trạng chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của Viettel
    Chương III: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của Viettel
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chiến lược kinh doanh dịch vụ di động của công ty viễn thông Viettel, tìm hiểu những thành công của công ty đồng thời phân tích một số tồn tại của chiến lược kinh doanh để từ đó dưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty.
    Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ sự logic của việc đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và những thành công nhận được.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, PGS.TS Lê Thị Anh Vân đã tận tình chỉ bảo em trong thời gian qua. Bài viết tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình từi phía thầy cô và các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...