Luận Văn Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Quản trị chiến lược kinh doanh không phải là một hoạt động hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể nói, ý tưởng, tư duy quản lý theo chiến lược đã hình thành ngay khi nhà quản trị bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở việc nhà quản lý doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực kinh doanh ban đầu, đưa ra các mục tiêu, kế hoạch, chương trình phát triển ngắn hạn của doanh nghiệp mình . Tuy nhiên, để thực hành quản lý một doanh nghiệp theo một quy trình quản trị chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn thích ứng với yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế htị trường thì còn là vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu.
    Trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện tự do hoá thương mại, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, những yêu cầu đặt ra đối với quản trị doanh nghiệp trở nên mới mẻ hơn và những đòi hỏi về quản lý chiến lược kinh doanh trong điều kiện đó cũng có nhiều thay đổi.
    Với mục đích đưa quản trị chiến lược kinh doanh vào hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, một mặt, bản thân các nhà quản lý chiến lược cần phải tăng cường hơn nữa vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, cần có lộ trình để tận dụng triệt để các cơ hội và làm hạn chế tới mức tối đa những rủi ro và thách thức của môi trường kinh doanh, mặt khác, các nhà quản trị vĩ mô trong lĩnh vực thương mại đồng thời với tư cách là người đại diện cho chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp thương mại Nhà nước cần nắm và hiểu biết về quản lý chiến lược kinh doanh để tạo môi trường vĩ mô và vi mô thích hợp cho cạnh tranh là những vấn đề sống conf đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cạnh tranh thương mại quốc tế.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề "xây dựng chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong thời gian thực tập tại Viện Nghiên Cứu Thương Mại - Bộ Thương Mại được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Thương Mại. Các cô chú công tác ở Bộ Thương Mại đặc biệt là các cô chú phòng quản lý đào tạo và đặc biệt được sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Tú. Kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường đặc biệt là kiến thức tiếp thu từ bộ môn quản trị chiến lược. Em đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hoàn thiện chiến lược kinh doanh thông qua đề tài : " Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại ". Đề tài được chia làm 3 phần :
    Phần 1 : Một số vấn đề lý luận về quản trị chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp .
    Phần 2 : Thực trạng quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại.
    Phần 3 : Hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các Doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại.



    MỤC LỤC
    TrangLời nói đầu . 1
    Phần 1 : Một số vấn đề lý luận về quản trị chiến lược kinh doanh 3
    của doanh nghiệp . 3
    I. Tổng luận về chiến lược kinh doanh . 3
    1. Khái niệm chiến lược kinh doanh . 3
    2. Các loại hình chiến lược và cấp độ quản trị chiến lược 5
    3. Khái niệm quy trình quản trị chiến lược kinh doanh trong 6
    doanh nghiệp.
    II. Vai trò, nhiệm vụ và lợi ích của quản trị chiến lược kinh doanh
    trong các doanh nghiệp 7
    1. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp 7
    2. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược. 7
    3. Lợi ích của chiến lược kinh doanh 8
    III. Nội dung các bước quy trình quản trị chiến lược kinh doanh ở
    các doanh nghiệp . 9
    1. Đặc điểm và loại hình chiến lược kinh doanh trong DN. 9
    2. Tính chất và hoạt động của quản trị CLKD của DN . 9
    3. Các bước và quy trình quản trị CLKD của DN 11
    3.1. Xây dựng CLKD của doanh nghiệp 11
    3.2 Tổ chức thực thi CLKD. 26
    3.3 Kiểm tra và đánh giá CLKD. 27
    4. Các CLKD chức năng của DN. 27
    4.1 Chiến lược thị trường. 27
    4.2 Chiến lược phân phối. 28
    4.3 Chiến lược khuếch chương, xúc tiến hán hàng. 28
    Phần II. Thực trạng quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp
    thương mại thuộc Bộ Thương Mại. 29
    I. Sự hình thành và phát triển các DNTM thuộc BTM quản lý. 29
    II. Một số đặc điểm có ảnh hưởng tới quản trị CLKD ở các DNTM 30
    1. Vốn kinh doanh. 30
    2. Thị trường tiêu thụ. 30
    3. Đối thủ cạnh tranh . 30
    III. Thực trạng quản trị CLKD ở DNTM thuộc BTM 31
    1. Các loại hình quản trị CLKD ở DNTM. 31
    2. Phân tích thực trạng xây dựng CLKD ở DNTM thuộc BTM. 33
    2.1 Phân tích thế mạnh, điểm yếu, xác định và tạo lập lợi thế cạnh
    tranh của các DNTM thuộc BTM. 33
    2.2 Các phương án CLKD trong thực tiễn của các DNTM thuộc BTM. 35
    3. Một số tồn tại trong quản trị CLKD ở DNTM thuộc BTM 37
    Phần 3 : Hoàn thiện quản trị CLKD ở DNTM thuộc BTM. 40
    I. Xu hướng phát triển kinh doanh thương mại trong điều kiện phát
    triển nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới 40
    1. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động TM 40
    2. Các xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá ảnh hưởng trực
    tiếp tới CLKD của các DNTM 41
    3. Những yêu cầu và thách thức đối với DNTM Việt Nam trong
    quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 43
    II. Các giải pháp hoàn thiện quản trị CLKD của DNTM thuộc BTM 45
    1. Hoàn thiện quy trình quản trị CLKD đối với các DNTM. 45
    2. Hoàn thiện nội dung các bước thiết lập và thực thi CLKD 47
    3. Tạo lập thế cạnh tranh của DNTM. 48
    4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và điều chỉnh CLKD 49
    III. Giải pháp về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực TM để hỗ trợ các
    DNTM triển khai quản trị chiến lược kinh doanh 50
    1. Hoàn thiện môi trường quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với
    hoạt động các DNTM. Triển khai quản trị CLKD 50
    2. Hoàn thiện các giải pháp trong lĩnh vực thương mại 51
    Kết luận 53
    Tài liệu tham khảo . 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...