Thạc Sĩ Hoàn thiện chiến lược đào tạo trường Đại học Chu Văn An giai đoạn 2010 - 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Hoàn thiện chiến lược đào tạo trường Đại học Chu Văn An giai đoạn 2010 - 2020
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường


    Mục lục
    Phần 1 ðặt vấn đề . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    2.1. Mục tiêu chung 3
    2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
    4. Những đóng góp của luận văn . 4
    5. Kết cấu luận văn . 4
    Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
    2.1. Cơ sở lý luận 5
    2.1.1. Khái niệm chung 5
    2.1.2. Giáo dục và đào tạo . 22
    2.1.3. Chiến lược đào tạo . 29
    2.1.3.1. Quá trình xây dựng chiến lược đào tạo 29
    2.1.3.2. Cơ sở để tiến hành xây dựng chiến lược đào tạo . 30
    2.1.3.3.Vai trò của xây dựng chiến lược đào tạo . 34
    2.2. Cơ sở thực tiễn . 34
    2.2.1. Kinh nghiệm Quốc tế 34
    2.2.1.1. Kinh nghiệm về Giáo dục Đại học của Hoa Kỳ[14] 34
    2.2.2. Kinh nghiệm trong nước 37
    2.2.3. Chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá[1] . 40
    Phần 3 đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 42
    3.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Chu VănAn 42
    3.1.1. Quá trình thành lập trường[5] . 42
    3.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường . 44
    3.1.3. Bộ máy tổ chức Trường Đại học Chu Văn An . 46
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 51
    3.2.1. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 51
    3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu . 55
    3.2.3 Phân tích SWOT trong xây dựng chiến lược đào tạo trường Đại học Chu
    Văn An . 56
    3.2.4. Lựa chọn chiến lược đào tạo của nhà trường 57
    Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận . 59
    4.1. Phân tích tình hình thực hiện chiến lược đào tạo của trường Đại học Chu
    Văn An những năm vừa qua . 59
    4.1.1. Sứ mệnh . 59
    4.1.2. Chiến lược xây dựng đội ngũ 60
    4.1.3. Cơ sở phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học . 63
    4.1.4. Kết quả thực hiện chiến lược của trường . 65
    4.1.5. Chi phí cho hoạt động đào tạo . 68
    4.1.6. Tài chính . 69
    4.2. Hoàn thiện chiến lược đào tạo trường Đại học Chu Văn An giai đoạn
    (2010 – 2020) 70
    4.2.1. Sứ mệnh . 70
    4.2.2. Phát triển đội ngũ 71
    4.2.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất giai đoạn 2010 - 2020 . 77
    4.2.4. Chiến lược đào tạo của nhà trường . 79
    4.2.5. Chiến lược tài chính của nhà trường 80
    4.2.6. Phương pháp xây dựng chiến lược 81
    4.2.7. Thực thi chiến lược 84
    4.2.8.So sánh chiến lược đào tạo cũ với chiến lược đào tạo mới được hoàn thiện 86
    4.3. Giải pháp đảm bảo hoàn thiện chiến lược đào tạo trường Đại học Chu Văn
    An 87
    4.3.1. Nhóm giải pháp đảm bảo tuyển sinh đầu vào 87
    4.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường 90
    4.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo chương trình đào tạo của nhà trường . 91
    4.4.4. Nhóm giải pháp đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo . 91
    4.4.5. Nhóm giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh
    viên 92
    4.4.6.Nhóm giải pháp hợp tác Quốc tế . 92
    Phần V Kết luận và kiến nghị 93
    5.1. Kết luận 93
    5.2. Kiến nghị 94
    5.2.1 Đối với Nhà nước 94
    5.2.2 Đối với địa phương cấp tỉnh . 94
    5.2.3. Đối với Đại học Chu Văn An 94


    Phần 1
    đặt vấn đề
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công
    tác x hội hoá Giáo dục (XHHGD), cùng với sự chuyểndịch tăng trưởng kinh tế,
    công cuộc đổi mới trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đang trên đà phát triển không
    ngừng, đó là chính sách đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự CNH
    – HĐH đất nước. Chủ trương XHHGD nhằm tăng cường phát triển Giáo dục Đại
    học (GDĐH) không chỉ là phương thức phát triển tất yếu của quá trình phát triển
    Giáo dục Đào tạo, mà còn là động lực tạo nguồn nhânlực có trình độ cao cho đất
    nước phát triển bền vững, chủ động tham gia vào nềnkinh tế tri thức (KTTT) trên
    quy mô toàn cầu. Quyết định 121/QĐ/2007-TTg ngày 27/07/2007 Phê duyện Quy
    hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020[13]là một
    trong những quyết định phù hợp với chủ trương XHHGDnhằm đào tạo nhân lực cho
    các khu vực kinh tế trọng điểm.
    Theo thống kê nguồn nhân lực của các tỉnh Đồng bằngsông Hồng (ĐBSH)
    so với một số vùng trong toàn quốc là một sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân
    lực có chuyên môn, có trình độ kĩ thuật cao.
    Nghị quyết TW2 khoá VIII về Giáo dục & Đào tạo đ chỉ rõ phải mở rộng
    quy mô đào tạo Đại học [7], Cao đẳng về số lượng đi đôi với đảm bảo chất lượng và
    hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cán bộ KHKT cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
    Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản, toàndiện GDĐH Việt Nam
    giai đoạn 2006 - 2020 đ nêu rõ quan điểm là: phải gắn kết chặt chẽ đổi mới Giáo
    dục Đại học với chiến lược phát triển KT - XH, củngcố quốc phòng, an ninh, nhu
    cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế phát triển của khoa học công nghệ,
    phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở GDĐH. Nhà nước tăng cường đầu
    tư cho GDĐH đồng thời đẩy mạnh XHH tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính
    sách để các tổ chức cá nhân và toàn x hội tham giavào phát triển GDĐH.
    Trường Đại học Chu Văn An được thành lập theo đề ánthí điểm xây dựng hệ
    thống trường Đại học tư thục đầu tiên tại Việt Nam, phù hợp với chủ trương
    XHHGD của Đảng và Nhà nước. Đề án thành lập trường được UBND Tỉnh Hưng
    Yên, sở Giáo dục - Đào tạo của tỉnh chấp thuận và có văn bản gửi Thủ tướng Chính
    phủ xin cho phép được thành lập thí điểm trường Đạihọc tư thục trên địa bàn tỉnh.
    Ngày 10 tháng 1 năm 2005 Bộ GD&ĐT có văn bản trìnhThủ tướng Chính
    phủ thông qua chủ trương thành lập trường
    Ngày 6 tháng 6 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ có vănbản số 710/TTg-KG
    đồng ý về nguyên tắc thành lập Trường Đại học tư thục Hưng Yên (tiền thân của
    Trường Đại học Chu Văn An) và cho phép thành lập dựán khả thi (chiến lược sơ bộ
    để trường đi vào hoạt động)[5]
    Với những cố gắng mà Hội đồng sáng lập nhà trường đ được bù đắp bằng
    Quyết định số 135/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chính
    phủ thành lập Đại học Chu Văn An là trường đào tạo đa ngành, đa trình độ và được
    tuyển sinh trong cả nước.
    Để thực hiện được những sứ mệnh mà nhà trường đ đềra, trường Đại học
    Chu Văn An đ xây dựng chiến lược đào tạo 5 năm (2006-2011) với những chiến
    lược trong ngắn hạn như sau:
    - Hoàn thiện cơ sở vật chất sẵn có (những cơ sở vậtchất do UBND tỉnh Hưng
    Yên cho mượn)
    - Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng học hỏi kinh nghiệm của những
    trường có bề dày trong hoạt động đào tạo và trên cơsở đáp ứng nhu cầu x hội
    - Xây dựng đội ngũ giảng viên
    - Xây dựng hệ thống quản lý .
    Ưu điểm chiến lược đào tạo Trường Đại học Chu Văn An:
    - Xây dựng trong thời gian ngắn nên đảm bảo tính hợp lý
    - Vì là trường được thành lập sau nên chiến lược đà o tạo cũng được học tập theo một số
    trường có chiến lược đào tạo đi trước trong thời gi an dài
    - Hội đồng sáng lập là những người có tâm huyết với nền Giáo dục và công tác lâu năm
    trong hoạt động Giáo dục và đào tạo.
    Nhược điểm của chiến lược đào tạo Trường Đại học Chu Văn An:
    - Xây dựng trong thời gian ngắn nên còn mang tính t ạm thời chưa có chiến lược phát
    triển đào tạo lâu dài
    - Hội đồng sáng lập có kinh nghiệm trong Giáo dục nhưng là Giáo dục của Nhà
    nước nên khó khăn trong việc tiếp cận đào tạo theo hình thức kinh doanh Giáo dục
    - Giảng viên và cán bộ quản lý còn nhiều người là trẻ tuổi, chưa có kinh
    nghiệm trong việc hoạch định chiến lược trong dài hạn
    Để góp phần đưa Đại học Chu Văn An trở thành một trường Đại học xứng
    với tên tuổi nhà giáo Chu Văn An, người thầy lỗi lạc của dân tộc, tôi tiến hành lựa
    chọn nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện chiến lược đào tạo trường Đại học Chu Văn
    An giai đoạn 2010 - 2020
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu chiến lược đào tạo của Đại học Chu Văn An, từ đó hoàn thiện
    chiến lược đào tạo cho trường Đại học Chu Văn An giai đoạn 2010-2020
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược, về đào
    tạo và chiến lược đào tạo Đại học
    - Đánh giá thực trạng chiến lược đào tạo Đại học Chu Văn An những năm qua đồng thời phát
    hiện những nhân tố (nguyên nhân) làm hạn chế kết qu ả thực hiện chiến lược đào tạo của trường
    - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chiến lược đào tạo Đại học Chu
    Văn An giai đoạn 2010 - 2020
    * Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu đề tài.
    - Có những cơ sở lý luận nào cho chiến lược đào tạo?
    - Căn cứ để xây dựng chiến lược đào tạo trường Đại học Chu Văn An là gì?
    Xây dựng và thực hiện chiến lược như thế nào?
    - Mục tiêu của chiến lược như thế nào? Sứ mạng của trường và các giá trị cần đạt được là gì?
    - Kế hoạch chiến lược về đào tạo như: nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy,
    tuyển sinh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống bảo đảm chất lượng v.v.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các hoạt động đào tạo và liên quan đến hoạt động đào tạo tại
    trường Đại học Chu Văn An
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Chu Văn An
    - Phạm vi thời gian:
    + Số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ năm 2007 -2009
    + Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 8/2009 đến 05/08/2010
    4. Những đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về chiến lược, đào tạo, chiến lược đào tạo
    - Phân tích được thực trạng cũng như những nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng
    đến chiến lược đào tạo
    - Hình thành được hướng hoàn thiện chiến lược đào tạo
    - Xây dựng được các giải pháp thực hiện chiến lượcđào tạo Đại học Chu Văn An
    5. Kết cấu luận văn
    Phần 1: Phần mở đầu
    Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Phần 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
    Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Phần 5: Kết luận và kiến nghị
    Phần 2
    Cơ sở lý luận và thực tiễn
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1. Khái niệm chung
    2.1.1.1. Khái niệm chung về chiến lược
    Cụm từ “Chiến lược” có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, với ý nghĩa là khoa
    học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự, là nghệ thuật chỉ huy các
    phương tiện để chiến thắng đối phương. Từ lĩnh vực quân sự, khái niệm “Chiến
    lược” đ được sử dụng rộng ri trong nhiều lĩnh vựcở cả tầm vĩ mô và vi mô.
    Cho đến nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về chiến lược, như:
    Alferd (Trường Đại học Hazrard) cho rằng: “Chiến lược bao hàm việc ấn
    định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức tiến
    hành hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các
    mục tiêu đó.”
    Sames. B. Quinn (Đại học Darmouth) cho rằng: “Chiến lược là một dạng thức
    hoặc kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hành động
    thành một tổng thể kết dính lại với nhau”.
    William Glucek - Business Policy & strategic managent, lại cho rằng: “Chiến
    lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được
    thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của tổchức sẽ được thực hiện”.
    Qua nghiên cứu các khái niệm trên, có thể hiểu về chiến lược như sau:
    - Chiến lược là định hướng có mục tiêu hay một kế hoạch mang tính
    thống nhất, tính toàn diện, tính phối hợp được thiết kế nhằm bảo đảm thực hiện
    các mục tiêu của đơn vị trong một thời gian nhất định”[12]
    Ngoài ra, chiến lược còn là sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố “R”: (Ripeness,
    Reality, Resources), do đó chiến lược kinh doanh làsản phẩm của sự sáng tạo và là
    một bước đi của những công việc sáng tạo phức tạp.


    Tài liệu tham khảo
    1. Báo cáo Hội thảo Quốc gia (2007), đào tạo theo nhu cầu XN hội , Bộ Giáo dục và đào tạo
    2. Chu Shou Kee - Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội, đào tạo theo nhu
    cầu xN hội (kinh nghiệm và bài học cụ thể)
    3. Đề án đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo
    4. Đề án Quy hoạch phát triển tổng thể Đại học ĐàNẵng trọng điểm đến năm 2015 (2006)
    5. Đề án khả thi thành lập trường Đại học Tư thục Chu Văn An (2005)
    1 6. Fred R. David: Concepts of Strategic Manageme nt (Dịch giả: Trương Công Minh,
    Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB thống kê
    7. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoáVIII (1997), Chiến lược phát
    triển giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    8. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
    dẫn thi hành một số điều luật Giáo dục năm 2006
    9. Nghị quyết 14-2005/NQCP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại
    học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
    10. Luật giáo dục (2006)
    11. PGS.TS. Dương Đức Lân - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục dạy nghề
    (2007), đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của xN hội, Hà Nội
    12. PGS.TS Ngô Kim Thanh – PGS. TS Lê Văn Tâm, Quản Trị Chiến lược,
    NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009
    13. Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
    việc Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường Đại học vàCao đẳng giai đoạn 2006 – 2020
    14. GS. TS khoa học Lâm Quang Thiệp (2007), Kinh nghiệm giáo dục Đại học
    Hoa Kỳ, http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=107662&Catid=71
    15. TS. Hoàng Ngọc Vinh (2008),Chiến lược và lộ trình cải cách giáo dục Đại
    học Thailand, http://www.hpu.edu.vn/LinkClick.aspx?fileticket=54
    16. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII,IX, X (1996, 2001,
    2006 - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...