Luận Văn Hoàn thiện chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỤC LỤC

    Trang
    Lời mở đầu . 1
    Chương 1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu
    . 3
    1.1. Khái niệm và vai trò hoạt động sự nghiệp . 3
    1.1.1. Khái niệm. 3
    1.1.2. Vai trò của hoạt động sự nghiệp. . 3
    1.2. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu . 7
    1.2.1. Khái niệm . 7
    1.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu 9
    1.3. Nội dung chế độ quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu. 11
    1.3.1. Khái quát chung về chế độ quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp . 11
    1.3.2. Nguồn tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu . 17
    1.3.3. Nội dung chi . 19

    Chương 2. Tình hình thực hiện chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu
    ở Việt Nam . 21
    2.1. Nội dung cơ bản của chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp 21
    2.2. Tình hình triển khai thực hiện chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu
    22
    2.3. Đánh giá chung về những ưu điểm và tồn tại của chế độ tài chính áp dụng cho
    các đơn vị sự nghiệp có thu 25
    2.3.1. Những mặt ưu điểm 25
    2.3.2. Những khó khăn, tồn tại . 31
    Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ tài chính áp dụng cho các
    đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam
    36
    3.1. Những quan điểm trong việc hòan thiện chế độ quản lý tài chính các đơn vị sự
    nghiệp có thu 36
    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự
    nghiệp có thu 38
    3.2.1. Một số giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị
    định 10/2002/NĐ/CP trong thời gian tới . 38
    3.2.2. Hoàn thiện chế độ tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu . 42
    Kết luận . 52

    Danh mục tài liệu tham khảo




    LỜI MỞ ĐẦU

    Nhân dân tổ chức ra Nhà nước, trao quyền lực cho Nhà nước để Nhà nước thực
    thi những nhiệm vụ quan trọng của một cơ quan công quyền, dùng quyền lực công
    để cai trị xã hội.
    Thông qua việc thực hiện những chức năng quản lý Nhà nước của mình, Nhà
    nước có trách nhiệm cung cấp cho xã hội những dịch vụ mà không một tổ chức nào
    có thể đứng ra cung ứng. Những dịch vụ này là dịch vụ hành chính công. Việc cung
    ứng các dịch vụ này được thực hiện thông qua các cơ quan Nhà nước, các doanh
    nghiệp công ích, và đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp.
    Trong công cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị xã hội để thực hiện nhiệm vụ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý nói chung
    và cơ chế quản lý tài chính nói riêng là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đọan
    hiện nay.
    Chức năng của các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa thông tin, y tế,
    thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học .sáng tạo ra những sản phẩm đặc biệt về giá
    trị đạo đức, giá trị khoa học, trình độ kiến thức, giá trị văn hoá thông tin, tài năng
    thẩm mỹ, sức khỏe .mỗi sản phẩm đều mang trong nó giá trị lao động hao phí nhất
    định. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, để bù đắp hao phí
    lao động cho các đơn vị sản xuất ra những sản phẩm đặc biệt đó (trường học, bệnh
    viện, viện .) cần phải có cơ chế quản lý tài chính phù hợp để thu lại của những
    người hưởng thụ, sử dụng một phần hay toàn bộ chi phí.
    Chính phủ đã có chủ trương cải cách hành chính và xã hội hoá một số hoạt động
    sự nghiệp, trong đó, việc khoán thu, chi và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn
    vị sự nghiệp có thu là một trong các giải pháp được triển khai tương đối khẩn
    trương. Ngay từ cuối năm 1999, Bộ Tài chính đã tích cực chuẩn bị và được phép của
    Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở một số đơn vị ở Trung ương và địa phương. Các
    kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện thí điểm góp phần vào việc ban hành
    những văn bản pháp luật về chế độ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.
    Ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế
    độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Mục tiêu và nội dung cơ bản
    của Nghị định là trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công
    việc, sử dụng lao động và các nguồn lực tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu.
    Qua hơn hai năm thực hiện, từ thực tế tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu,
    người ta nhận thấy rằng, cơ chế tài chính mới đã mở ra nhiều thuận lợi cho các đơn
    vị sự nghiệp có thu, nhưng đồng thời, vẫn còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết.
    Xuất phát từ thực tế đó, người viết muốn lựa chọn đề tài "Hòan thiện chế độ tài
    chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam" nhằm góp phần tìm
    hiểu những nét cơ bản về Nghị định 10/2002/NĐ-CP, nghiên cứu về những kết quả
    ban đầu của việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP và chế độ quản lý tài chính
    hiện nay của các đơn vị sự nghiệp có thu, những ưu khuyết điểm của nó, đồng thời
    đề ra các giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị định
    10/2002/NĐ-CP và tiếp tục hòan thiện chế độ quản lý tài chính nhằm khuyến khích
    họat động sự nghiệp và khai thác các nguồn thu trong các lĩnh vực sự nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...