Tiến Sĩ Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .vi
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP . 9
    1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI . 9
    1.1.1. Khái niệm và vai trò của bảo hiểm xã hội 9
    1.1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xã hội . 16
    1.2. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 22
    1.2.1. Khái niệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 22
    1.2.2. Khái niệm và vai trò của chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 27
    1.2.3. Đặc điểm của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 31
    1.2.4. Nội dung của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 34
    1.2.5. Chỉ tiêu thống kê cơ bản về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 40
    1.3. CƠ SỞ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO
    ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP . 43
    1.3.1. Quy luật thống kê số lớn . 43
    1.3.2. Nhu cầu của người lao động . 44
    1.3.3. Khả năng đóng góp của các bên tham gia 44
    1.3.4. Điều kiện kinh tế- xã hội . 46
    1.3.5. Nội dung chế độ và tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ, BNN hiện hành . 47
    1.4. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THÉ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 48
    1.4.1. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số nước trên thế giới . 48
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 58
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 60

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI
    NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
    .61

    2.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ
    ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
    Ở VIỆT NAM 61
    2.2. TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ CHẾ
    ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 64
    2.2.1. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 64
    2.2.2. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 67
    2.3. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP 75
    2.3.1. Các quy định về tổ chức thực hiện 75
    2.3.2. Tình hình tham gia chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 77
    2.3.3. Tình hình thu quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 85
    2.3.4. Tình hình sử dụng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 88
    2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO
    ĐÔNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP . 100
    2.4.1. Kết quả đạt được . 100
    2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân . 102
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 111

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO
    ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM
    112
    3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM 112
    3.1.1. Quan điểm xây dựng chiến lược phát triển . 112
    3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 113
    3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP . 117
    3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 120
    3.3.1. Hoàn thiện nội dung chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 120
    3.3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tai
    nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . 128
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 149
    KẾT LUẬN . 150
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC . 153
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 154
    PHỤ LỤC 159

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu luận án


    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội của mỗi quốc gia, nhằm góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, chết. Có thể nói BHXH là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội, có vai trò quan trọng trong việc làm cho xã hội công bằng, ổn định và phát triển bền vững. Mặt khác, chính sách BHXH là chính sách hướng vào phát triển con người, đáp ứng mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở nước ta.
    Chế độ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) là một trong những chế độ BHXH ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của BHXH, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động sau khi bị rủi ro do nghề nghiệp.
    Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì số vụ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng tăng nhanh qua các năm. TNLĐ, BNN gây ra những tổn thất lớn lao về người và của cho các cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đối với người lao động và thân nhân của họ là những mất mát về sức khoẻ, giảm sút thu nhập và nỗi đau về tinh thần. Đối với người sử dụng lao động là các thiệt hại về tài sản, đình trệ sản xuất, chi phí bồi thường cho người lao động, uy tín Do đó, việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động và người sử dụng lao động ngăn ngừa rủi ro và khắc
    phục khó khăn khi xảy ra TNLĐ, BNN.

    Để trợ giúp người lao động trong trường hợp bị TNLĐ, BNN, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động (Luật Lao động) và trách nhiệm chi trả trợ cấp của tổ chức BHXH. Trong những năm qua, chính sách, chế độ BHXH đối với người bị TNLĐ, BNN đã nhiều lần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, đặc biệt là sau khi có Luật BHXH. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa có cơ chế tạo điều kiện cho người bị TNLĐ, BNN tìm việc làm phù hợp; mức hưởng thấp; chưa có những biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và hạn chế TNLĐ, BNN; chưa có cơ chế thưởng, phạt rõ ràng đối với các đơn vị thực hiện tốt hoặc không tốt công tác bảo hộ lao động; số lượng người lao động tham gia chế độ thấp
    Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, yếu điểm của chính sách, chế độ hiện hành là hết sức cần thiết.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hoá và hoàn thiện cơ sở lý luận về chế độ BHXH TNLĐ và BNN.
    - Nghiên cứu chế độ, chính sách và tình hình thực hiện chế độ BHXH TNLĐ, BNN ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những mặt tồn tại và nguyên nhân.
    - Đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế độ BHXH TNLĐ, BNN, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của chế độ TNLĐ, BNN trong việc đảm bảo đời sống của người lao động sau khi bị TNLĐ, BNN.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu:

    Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến chế độ BHXH TNLĐ, BNN; chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN và tình hình thực hiện chế độ TNLĐ- BNN, đặc biệt là sau khi có Luật BHXH.
    + Phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu chế độ BHXH TNLĐ, BNN ở Việt Nam. Số liệu phân tích trong luận án tập trung giai đoạn 2005- 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...