Luận Văn Hoàn thiện các quy định về hạn chế phân chia di sản trong luật dân sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện các quy định về hạn chế phân chia di sản trong luật dân sự Việt Nam

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Mục tiêu nghiên cứu 2


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2


    4. Tình hình nghiên cứu .3


    5. Phương pháp nghiên cứu .3


    6. Bố cục đề tài .4


    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN


    1.1. Khái quát chung về thừa kế và quyền thừa kế 5


    1.1.1. Thừa kế .5


    1.1.2. Thời điểm, địa, điểm mở thừa kế .7


    1.1.2.1. Thời điểm mở thừa kế 7


    1.1.2.2. Địa điểm mở thừa kế .8


    1.1.3. Quyển thừa kế .8


    1.2. Di sản thừa kế .15


    1.2.1. Khái niệm di sản .15


    1.2.2. Phân loại di sản 15


    1.2.2.1. Tài sản riêng của người chết .15


    1.2.2.2. Phân tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác 16


    1.2.2.3. Quyền về tài sản do người chết để lại 16


    1.3. Phân chia di sản thừa kế .17


    1.3.1. Khái niệm phân chia di sản 17


    1.3.2. Những trường hợp phân chia di sản .17


    1.3.2.1. Phân chia di sản theo di chúc .17


    1.3.2.2. Phân chia di sản theo pháp luật .19


    1.3.2.3. Phương thức phân chia di sản 19


    1.4. Hạn chế phân chia di sản 21


    1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, hệ quả và ý nghĩa của hạn chế phân chia di sản .21


    1.4.2. Tóm lược lịch sử về hạn chế phân chia di sản 22


    1.4.2.1. Trong luật cô và tục lệ Việt Nam .22


    1.4.2.2. Trong luật cận đại và hiện đại Việt Nam .23


    CHƯƠNG 2. HẠN CHẾ PHÂN CHIA DI SẢN TRONG LUẬT THỰC ĐỊNH -


    NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN


    2.1. Theo ý chí của người lập di chúc 25


    2.1.1. Di chúc .25


    2.1.1.1. Khái niệm di chúc .25

    2.1.1.2. Hình thức di chúc .26


    2.1.1.3. Nội dung di chúc 26


    2.1.1.4. Di chúc hợp pháp 27


    2.1.2. Người lập di chúc 35


    2.2. Theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế .36


    2.2.1. Người thừa kế .36


    2.2.2. Hình thức thỏa thuận .38


    2.2.3. Nội dung thỏa thuận .39


    2.3. Trong trường họp một bên vợ hoặc chồng chết mà việc chia di sản của người này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đòi sống và gia đình của bên chồng hoặc vợ còn sống .40


    2.3.1. Điều kiện để được hạn chế phân chia di sản khi một bên vợ hoặc chồng chết . 40


    2.3.1.1. Sự tồn tại của hôn nhân hợp pháp cho đến thời điểm mở thừa kế 40


    2.3.1.2. Yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và gia đình của bên vợ hoặc chồng còn song 43


    2.3.2. Những trường hợp được phân chia di sản khỉ một bên vợ hoặc chồng còn sống của người để lại di sản dã được Tòa án xác định cho hạn chế phân chia di sản .46


    2.3.2.1. Hết thời hạn do Tòa án xác định .46


    2.3.2.2. Người còn song kết hôn với người khác .47


    2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định về hạn chế phân chia di sản - Giải pháp hoàn thiện .48


    2.4.1. Thực tiễn áp dụng .48


    2.4.1.1. Thuận lợi 48


    2.4.1.2. Khó khăn .49
    2.4.2. Giải pháp hoàn thiện 50


    KẾT LUẬN .53


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng sau khi di sản đó được phân chia theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa phân chia theo di chúc, vừa phân chia theo pháp luật, về nguyên tắc thì di sản thừa kế của người để lại di sản sẽ được phân chia cho những người thừa kế khi đã thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc phân chia di sản thừa kế nói trên dù đã hội đủ các điều kiện theo luật định nhưng vẫn còn phải chịu sự chi phối bởi một số quy định của pháp luật về các trường hợp hạn chế phân chia di sản. Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS 2005) đã quy định các trường hợp về hạn chế phân chia di sản nhưng việc hiểu và áp dụng các quy định này vào thực tiễn lại là một vấn đề hết sức khó khăn và còn nhiều bất cập. vấn đề cần xác định ở đây là những trường hợp nào sẽ được hạn chế phân chia di sản và điều kiện ở mỗi trường hợp ra sao. Như vậy, mới có thể hiểu đúng theo tinh thần của Điều luật và góp phàn hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra.


    BLDS 2005 đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về hạn chế phân chia di sản. Các quy định đó đã có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng tương ứng với việc mang tính chất kế thừa, các quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn so với BLDS 1995 và đáp ứng phần nào các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế. Chính những điểm mới này đã làm nổi bật lên sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nước ta về vấn đề hạn chế phân chia di sản.


    Hiến pháp 1992 của nước ta đã thể hiện rõ nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền dân sự cơ bản của công dân. Pháp luật về thừa kế đã nhất quán trên nguyên tắc cơ bản này và đã điều chỉnh kịp thời các quan hệ liên quan đến hạn chế phân chia di sản, cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết những tranh chấp phát sinh từ quan hệ này. Hỉện nay ở nước ta tuy vấn đề hạn chế phân chia di sản đã được sự điều chỉnh của BLDS 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành và các vãn bản pháp lý có liên quan, nhưng trong những quy định của các văn bản này vẫn chưa thật sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong việc giải quyết và dự liệu được hết các quan hệ xã hội đã và đang phát sinh, từ đó đã tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc. Hàng năm có không ít những vụ án kiện về hạn chế phân chia di sản trong số những vụ án kiện về thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp phải giải quyết, nhưng các quy định của pháp luật thừa kế về vấn đề hạn chế phân chia di sản và những quy định pháp luật khác có liên quan đã không đáp ứng được những yêu cầu của thực tế, vì thế những vụ tranh chấp này đã được xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao.

    Trong thời gian gần đây nhiều văn kiện của Đảng ra đời nhằm mục tiêu cải cách tư pháp và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó phải kể đến Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ một số nhiệm vụ quan trọng của công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định những nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới, trong đó có pháp luật về thừa kế nói chung và vấn đề hạn chế phân chia di sản nói riêng. Bên canh đó, người viết cũng chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học tương tự nào về vấn đề hạn chế phân chia di sản. Qua đó, người viết đã tổng hợp và tập trung phân tích để làm rõ hơn các điều kiện, các yếu tố của vấn đề hạn chế phân chia di sản trong các quy định của pháp luật nhằm đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn các quy định này trong luật thực định.


    Từ những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài "Hoàn thiện các quy định về hạn chế phân chia di sản trong luật dân sự Việt Nam" để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình nhằm đáp ứng được những yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật của các vấn đề vừa nêu.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu làm sáng tỏ các trường hợp cụ thể để được hạn chế phân chia di sản, các điều kiện tương ứng với mỗi trường hợp cụ thể đó theo quy định của pháp luật, từ đó giúp người đọc hiểu và áp dụng dễ dàng hơn các quy định có liên quan đến vấn đề hạn chế phân chia di sản vào thực tiễn các quan hệ xã hội. Qua đó, người viết đã tổng hợp và phân tích các quy định của pháp luật về vấn đề hạn chế phân chia di sản, tìm ra những khó khăn, bất cập trong các quy định đó và những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định này vào thực tiễn. Từ đó người viết đề ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn các quy định của BLDS về hạn chế phân chia di sản, góp phàn giải quyết rốt ráo các khó khăn, bất cập đã và đang tồn tại.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Hạn chế phân chia di sản là vấn đề phức tạp, có tiến trình hình thành và phát triển mang tính kế thừa. Vì vậy, các vấn đề phát sinh khi áp dụng Điều luật này vào trong thực tiễn cũng hét sức phong phú và đa dạng. Cho nên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết không thể xem xét hết tất cả các vấn đề có liên quan đến đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích những cơ sở lý luận quan trọng về hạn chế phân chia di sản trong các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản pháp lý chuyên ngành trong mối quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau, cũng như không đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hạn chế phân chia di sản có yếu tố nước ngoài. Trên những cơ sở đó, người viết đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề hạn chế phân chia di sản trong hệ thống pháp luật thực định.


    4. Tình hình nghiên cứu


    Chế định thừa kế nói chung và hạn chế phân chia di sản nói riêng được quy định trong BLDS 2005 đã ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, một số quy định của BLDS 2005 và các văn bản pháp lý có liên quan vẫn chưa thật sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong việc điều chỉnh vấn đề hạn chế phân chia di sản.


    Vấn đề hạn chế phân chia di sản chỉ được nghiên cứu khái quát ở một số sách chuyên khảo như: "Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 (tập III) " của Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý - chủ biên: PGS.TS Hoàng Thế Liên; "Luật thừa kế Việt Nam" của TS. Phùng Trung Tập; “Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Điện . Tuy nhiên, trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài người viết cũng chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học nào ở bậc đại học nào về vấn đề hạn chế phân chia di sản ở Trường Đại học cần Thơ. Nhìn chung, những sách chuyên khảo của các tác giả nói trên chủ yếu mới dừng ở phạm vi phân tích khái quát các quy định trong BLDS, chưa thật sự phân tích chuyên sâu để làm rõ vấn đề của việc hạn chế phân chia di sản trong các văn bản pháp lý có liên quan, từ đó, phát hiện ra các bất cập trong luật thực định và đề ra những giải pháp phù họp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện hơn các quy định này trong BLDS và trong các văn bản pháp lý có liên quan.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu luận văn người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến đề tài. Đây là phương pháp mà người viết đã sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn. Từ việc nêu ra vấn đề, đến việc phân tích vấn đề và cuối cùng là rút ra kết luận cho những vấn đề vừa nêu, thì phương pháp phân tích đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những khó khăn, bất cập của hệ thống pháp luật thực định về hạn chế phân chia di sản và giúp người viết trong việc đề ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về hạn chế phân chia di sản. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; sưu tầm số liệu thực tế; phân tích, tổng hợp số liệu thực tế; so sánh đánh giá . két hợp với phương pháp đối chiếu từ các quy định của pháp luật, công trình nghiên cứu có giá trị và pháp lý chuyên ngành cũng đã được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Bên canh đó, trong quá trình nghiên cứu luận văn người viết cũng sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo hướng luôn biến đổi, nằm trong mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa, vận động và phát triển theo những quy luật nhất định.


    6. Bố cục đề tài


    Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn gồm có hai chương:


    Chương 1. Cơ sở lý luận về hạn chế phân chia di sản


    Chương 2. Hạn chế phân chia di sản trong luật thực định - Những tồn tại và giải pháp hoàn thiện


    Đề tài nghiên cứu về "Hoàn thiện các quy định về hạn chế phân chia di sản trong luật dân sự Việt Nam" là một đề tài phức tạp, đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được những vấn đề cốt lõi về lý luận cũng như về thực tiễn áp dụng các quy định của vấn đề này vào cuộc sống. Có như vậy, người viết mới có thể làm sáng tỏ và nổi bật lên những nội dung cần phân tích trong quá trình nghiên cứu đề tài, từ đó tìm ra những khó khăn, bất cập trong luật thực định và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những khó khăn, bất cập đó. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu một đề tài khoa học và do kiến thức của người viết có giới hạn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết rất mong được sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề mà người viết đã dày công nghiên cứu trong thời gian qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...