Luận Văn Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 2
    1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 2
    1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển. 2
    1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty ĐLSL. 7
    1.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty Điện lực Sơn La. 14
    1.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 17
    1.2.1. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác quản trị nhân lực. 17
    1.2.2 Phân công công việc trong phòng Tổ chức Lao động tại Công ty Điện lực Sơn La. 18
    1.3 CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG – CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA. 23
    1.3.1 Công tác tuyển dụng. 23
    1.3.2 Quy trình đào tạo. 23
    1.3.3. Quy trình điều động – luân chuyển. 24
    1.3.4 Đào tạo phát triển nhân lực. 24
    1.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHẬN LỰC TẠI PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG. 24
    PHẦN II : HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA. 27
    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 27
    1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN. 27
    1.1.1 Các khái niệm. 27
    1.1.1.1 Khái niệm tiền lương. 27
    1.1.1.2 Khái niệm hình thức trả lương. 28
    1.1.2 Vai trò của hình thức trả lương. 28
    1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương. 30
    1.1.3.1 Các yếu tố thuộc về yếu tố bên ngoài 30
    1.1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong. 30
    1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 32
    1.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương. 32
    1.2.1.1 Xuất phát từ vai trò của tiền lương và các hình thức trả lương. 32
    1.2.1.2 Xuất phát từ việc áp dụng các hình thức trả lương tại công ty. 32
    1.2.2 Nội dung các hình thức trả lương. 33
    1.2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian. 33
    1.2.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm 34
    1.2.2.2 Kinh nghiệm áp dụng các hình thức trả lương của các đơn vị khác. 43
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 45
    2.1 NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA. 45
    2.1.1 Đặc điểm về sản xuất kinh doanh và tính chất công việc. 45
    2.1.2 Đặc điểm về lực lượng lao động và đội ngũ làm công tác tiền lương. 45
    2.2 PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA. 48
    2.2.1 Hình thức trả lương thời gian. 48
    2.2.1.1 Tính theo lương tối thiểu vùng (V1): 48
    2.2.1.2. Tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh (V2) 49
    BẢNG 2.7 : BẢNG QUY ĐỊNH HỆ SỐ TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC 53
    BẢNG 2.8 : BẢNG QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI LAO ĐỘNG 54
    2.2.2 Các hình thức trả lương khác. 56
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 57
    2.3.1 Những tồn tại hạn chế. 57
    2.3.2 Những ưu điểm đạt được. 58
    2.3.3 Nguyên nhân. 59
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 60
    3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA 60
    3.1.1. Phương hướng, mục tiêu trong thời gian tới. 60
    3.1.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La. 61
    3.1.2.1 Xây dựng hình thức lương sản phẩm khoán. 61
    3.1.2.2 Hoàn thiện công tác phân tích công việc. 63
    3.1.2.3 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc. 64
    3.1.2.4 Làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 65
    3.1.2.5 Thống kê, nghiệm thu sản phẩm chính xác, chặt chẽ. 66
    3.1.2.6 Giáo dục ý thức trách nhiệm cho người công nhân. 66
    3.1.2.7 Biện pháp tạo động lực cho người công nhân. 66
    LỜI KẾT 67


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ở mọi thời đại, tiền lương luôn là một phạm trù kinh tế, chính trị xã hội. Nó không chỉ phản ảnh thu nhập thuần túy quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.
    Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí mà trong đó chi phí tiền lương chiếm phần không nhỏ. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để tồn tại và phát triển họ phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy công tác tiền lương phải được chú ý đúng mức và hợp lý.Tiền lương luôn là một vấn đề nóng bỏng đối với toàn thể xã hội. Đi đôi với tiền lương là hình thức trả lương. Cùng với vai trò của hình thức trả lương, vấn đề cấp thiết cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp là làm sao để lựa chọn hình thức trả lương phù hợp nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
    Công ty Điện lực Sơn La – đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Điện lực miền Bắc cũng nằm trong số những doanh nghiệp lớn, thành lập đã trên 20 năm, đã và đang trên đà phát triển. Vấn đề lớn công ty luôn quan tâm là tiền lương và hình thức trả lương sao cho thỏa mãn người lao động và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Điện lực Sơn La” nhằm nghiên cứu thực tiễn hình thức trả lương tại doanh nghiệp và xin mạnh dạn đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty.


    PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SƠN LA
    1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
    1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
    Cách đây 48 năm, khi đất nước còn chìm trong bom đạn, những cơ sở của ngoại xâm, những cơ sở phát điện đầu tiên phục vụ hoạt động của trung tâm hành chính khu tự trị Thái Mèo chính là " Viên gạch đầu tiên" đặt nền móng cho ngành điện Sơn La. Ngày 1/5/1962 Xí nghiệp điện nước 1-5 được thành lập và đóng tại khu Bệnh viên tỉnh hiện nay. Nhiệm vụ chính là phục vụ sản xuất và cung cấp điện chiếu sáng cho nhân dân khu vực Thị xã Sơn La. Quy mô lúc này còn rất nhỏ, có 3 tổ máy phát điện diezen, mỗi tổ công suất 100kW và 2 tổ đặt tại Nhà máy nước, công suất mỗi tổ là 125kW; 3 trục đường dây 6 kV và vẻn vẹn 30 CBCN. Cuộc chiến tranh chống Mỹ khốc liệt với bao hy sinh xương máu và của cải của cả dân tộc, ngành Điện cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Tháng 5 năm 1965, sau khi bị máy bay Mỹ bắn phá, Xí nghiệp điện nước tách ra thành Xí nghiệp điện 1-5 và xí nghiệp nước 1.5.
    Những năm 1964 - 1972 là thời kỳ cả nước chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Năm 1968, Xí nghiệp điện 1.5 sơ tán toàn bộ lên địa bàn Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của các cơ sở xí nghiệp trọng điểm và cấp điện an toàn cho các cơ quan đầu não của Tỉnh. Hơn 10 năm, các tổ máy phát điện phải di chuyển hết địa điểm này đến địa điểm khác, thậm chí vận hành trong hang đá để tránh những trận mưa bom ác liệt của kẻ thù, nhưng chưa một lần bị trúng bom đạn, tránh được tổn thất về người và tài sản, giữ dòng điện an toàn, liên tục trong suốt thời kỳ cả nước đánh Mỹ. Đó là kỳ tích lớn lao mà đến hôm nay, những thế hệ công nhân ngành điện Sơn La vẫn luôn tự hào.
    Sau khi nước nhà thống nhất, năm 1975, một bộ phận Xí nghiệp được chuyển về Thị xã Sơn La thành lập tổ phát điện Khau Cả, phục vụ trung tâm hành chính của Tỉnh. Năm 1977, toàn bộ Xí nghiệp chuyển từ nơi sơ tán Chiềng Pấc, Thuận Châu về Thị xã Sơn La và đặt tại địa điểm ĐLSL hiện nay. Một bộ phận tiếp tục ở lại huyện Mai Sơn để phục vụ các trường học của Tỉnh tại khu vực Bệnh viện Đa khoa.
    Thập niên 1980, 1990 ngành điện Sơn La đã có sự thay đổi khi Tỉnh ra chủ trương phát triển nhanh về nguồn và lưới. Ngày 26/3/1978, Nhà máy điện 2/9 được khởi công xây dựng với 4 tổ máy diezen có tổng công suất 1.600 kW và khánh thành vào ngày 2/9/1980. Từ những năm 1977 - 1978, Nhà máy Thủy điện Chiềng Ngàm công suất 2,5 MW được đầu tư xây dựng, đến năm 1987 đi vào vận hành. Lần đầu tiên, ngành điện Sơn La có đội ngũ CBCN đủ khả năng vận hành, sửa chữa thiết bị có công suất lớn và tương đối hiện đại. Các cơ sở phát điện ở các huyện trong Tỉnh được xây dựng. Đó là những nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành điện Sơn La sau này.
    Ngày 13/3/1990, Bộ Năng lượng đã ra Quyết định số : 100 NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Sơn La trực thuộc Công ty Điện lực 1. Đây là bước ngoặt lớn khi hợp nhất các cơ sở phát điện trong Tỉnh về một đầu mối, các trạm điện từ các huyện trong Tỉnh được giao về cho Sở ĐLSL quản lý. Các chi nhánh điện được thành lập có nhiệm vụ quản lý nguồn điện, lưới điện và tổ chức thực hiện sản xuất, truyền tải và kinh doanh bán điện trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng để công tác tổ chức, quá trình vận hành đi vào một quy trình thống nhất. Cùng với ngành điện cả nước, ngành điện Sơn La bước vào công cuộc đổi mới với tâm thế tự tin và quyết tâm phát triển, bởi có sự đảm bảo vững chắc của Bộ năng lượng và Công ty Điện lực 1. Tiếp đó là sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc khi đơn vị tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lưới điện ở địa phương và sử dụng có hiệu quả tài sản, lưới điện, nguồn điện do đơn vị quản lý nên các đề xuất của ĐLSL về công tác phát triển lưới điện đều được chấp thuận. Ngày 8/3/1996, EVN đã ra quyết định số: 234 ĐVN/TCCB-LĐ đổi tên các Sở Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực I Sở Điện lực Sơn La đổi tên thành Điện lực Sơn La, chức năng quản lý nhà nước về điện được giao về Sở Công nghiệp tỉnh Sơn La quản lý.
    Trong điều kiện còn khó khăn về tài chính, nhưng với quan điểm: " Không có điện, không thể phát triển kinh tế ", tỉnh Sơn La đã huy động tổng lực các nguồn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...