Luận Văn Hoàn thiện các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang

    Lời mở đầu 1
    Chương I: Các loại hình dịch vụ của ngân hàng thương mại
    I. Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
    1. Khái niệm 3
    2. Các chức năng của ngân hàng thương mại 4
    II. Quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng 6
    1. Tổng quan dịch vụ ngân hàng trong các mốc lịch sử 6
    2. Cuộc cách mạng dịch vụ ngân hàng thập niên 90 7
    3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại 9
    III. Các loại hình dịch vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 11
    1. Dịch vụ tín thác 11
    2. Dịch vụ chuyển tiền 12
    3. Dịch vụ nhờ thu 12
    4. Dịch vụ phát hành thư tín dụng 13
    5. Dịch vụ bảo lãnh 14
    6. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ 15
    7. Nhận xét chung 17

    Chương II: Hoàn thiện các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam
    I. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 21
    1. Hệ thống tổ chức ngân hàng 21
    2. Sự phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam 22
    3. Xu hướng phát triển 24
    II. Đa dạng hoá quy mô và các hình thức thực hiện dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại 27
    1. Sự cần thiết phải đa dạng hoá quy mô và hình thức thực hiện dịch vụ ngân hàng thương mại 27
    2. Phương hướng hoàn thiện dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 32
    III. Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 43
    1. Khó khăn từ bên trong nền kinh tế 43
    2. Khả năng biến động của nền kinh tế thế giới gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 44
    3. Thách thức đặt ra từ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 45

    Chương III: Những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
    I. Định hướng chung 49
    II. Những kiến nghị chung đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 52
    1. Về phía Chính phủ 52
    2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 56
    3. Về tổ chức triển khai, thực hiện 58
    III. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 58
    1. Hoạch định và lựa chọn chiến lược phát triển dịch vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng 58
    2. Cấu trúc lại bộ máy tổ chức 59
    3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ ngân hàng 59
    4. Triển khai thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ mớ 60
    5. Tăng cường công tác thị trường, quảng cáo và marketing 61
    6. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng 61
    IV. Những kiến nghị cụ thể về hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trước tác động của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 62
    1. Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính ngân hàng theo Hiệp định thương mạiViệt-Mỹ 62
    a. Các cam kết về hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam 62
    b. Các cam kết về loại hình dịch vụ ngân hàng và tài chính mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ (bao gồm các tổ chức tín dụng ) được hoạt động kinh doanh tại Việt Nam 63
    c. Cam kết về lộ trình thực hiện các dịch ngân hàng và tài chính cho phía Hoa Kỳ được hoạt động tại Việt Nam 65
    d. Nhận xét 66
    2. Tác động của Hiệp định đối với hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam và kiến nghị 68
    Lời kết 74

    Lời mở đầu

    Hội nhập quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc, tất yếu đối với mỗi quốc gia. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội để các nền kinh tế phát triển cao hơn, tiếp thu và phát huy những thành tựu của các nền kinh tế tiên tiến hơn trên thế giới, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thử thách khi các doanh nghiệp đều phải tham gia một môi trường cạnh tranh khốc liệt, đào thải không nương nhẹ những kẻ yếu thế, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Trước xu thế tất yếu đó của thời đại, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tích cực đổi mới toàn diện các hoạt động và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hội nhập vững chắc vào hệ thống tài chính quốc tế và khu vực, đồng thời đảm bảo thực hiện được những cam kết hội nhập quốc tế của Chính phủ như: Tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và mở rộng các quan hệ song phương như quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Song, mở cửa phải đi đôi với cải cách, đặc biệt là cải cách hệ thống tài chính thì mới đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững, mới tận dụng được những ưu điểm của hội nhập. Với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới đuổi kịp các nước khác về mặt kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách và nan giải cần phải được quan tâm giải quyết, trong đó có vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
    Đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam yêu cầu phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, đổi mới trong rất nhiều lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Phạm vi của bài khoá luận này chỉ nhằm tập trung nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ ngân hàng thương mại thông qua việc hoàn thiện các dịch vụ, qua đó góp phần làm cho hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn, phù hợp hơn với môi trường kinh tế quốc tế ngày nay.
    Về mặt kết cấu, bài luận văn gồm có 3 chương:
    Chương I: Các loại hình dịch vụ của ngân hàng thương mại
    Chương II: Hoàn thiện các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Chương III: Những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...