Luận Văn Hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thời gian qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc giảm nghèo. Để có được kết quả như vậy, chính phủ đã nỗ lực rất nhiều thể hiện bằng việc đưa ra một loạt các giải pháp trong đó có nhóm giải pháp chính sách tấn công đói nghèo. Ban đầu chỉ là một số các chính sách đơn lẻ, sau đó đã xây dựng thành chiến lược XĐGN giai đoạn 2001- 2010 với các nhóm chính sách khác nhau nhằm tạo cơ hội cho người nghèo cải thiện về thu nhập cũng như cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hỗ trợ người nghèo chống đỡ với rủi ro, tránh nguy cơ bị tổn thương.
    Việc triển khai hệ thống chính sách XĐGN thời gian qua đã có tác động tích cực đến tấn công đói nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, trong quá trình thực hiện, các chính sách cũng dần bộc lộ những bất cập đòi hỏi phải được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, khi bước sang thế kỷ 21, cụ thể giai đoạn 2011- 2015, Việt Nam sẽ phải đương đầu với một loạt các thách thức mới trong tấn công đói nghèo như: (i) nghèo đói chỉ tập trung ở một số vùng có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, trình độ dân trí thấp và tốc độ giảm nghèo chậm hơn các thời kỳ trước; (ii) các khoản hỗ trợ ưu đãi cho nước nghèo sẽ dần bị cắt giảm khi Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp; (iii) sự biến đổi khí hậu sẽ tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có ngành nông nghiệp nơi đang tạo thu nhập chủ yếu cho đại bộ phận người dân ở nông thôn.

    Để chống đỡ với những thách thức này, đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược giảm nghèo trong đó là một hệ thống chính sách XĐGN có tính khả thi và hiệu lực cao hơn.
    Muốn vậy, điều đầu tiên cần phải đánh giá một cách nghiêm túc các chính sách đã và đang được thực hiện để tìm ra những điểm bất cập. Tiếp đến, trên cơ sở kết quả đánh giá, Việt Nam sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách XĐGN theo hướng khắc phục những điểm yếu và phát huy những tác động
    tích cực trong mỗi chính sách, sửa đổi những chính sách không phù hợp, bổsung những chính sách còn thiếu để hệ thống chính sách XĐGN tác động có hiệu quả hơn nữa đến người nghèo, giúp họ khắc phục những khó khăn để có thể tự vươn lên thoát nghèo, được hưởng một cách công bằng những thành quả của công cuộc đổi mới. Tất cả những điều này chỉ có thể có được khi tiến hành một nghiên cứu đánh giá có hệ thống và đầy đủ quá trình triển khai thực hiện các chính sách XĐGN ở Việt Nam qua các giai đoạn.





    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 13
    1.1. Quan niệm đói nghèo và vai trò của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo

    13

    1.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo . 24

    1.3. Cơ sở lý luận hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo . 27

    1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết đói nghèo 41

    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM . 62
    2.1. Tổng quan về hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam . 62

    2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu 67

    2.3. Đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu 121

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 . 135
    3.1. Các thách thức đối với quá trình giảm nghèo ở Việt Nam . 135

    3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện các chính sách giảm nghèo đến năm

    2015 . 139

    3.3. Giải pháp hoàn thiện một số chính sách giảm nghèo chủ yếu đến năm

    2015 . 148

    KẾT LUẬN . 198

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...