Luận Văn Hoàn thiện các chiến lược Marketing ở Công ty Thương mại Thanh Bình

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Hoàn thiện các chiến lược Marketing ở Công ty Thương mại Thanh Bình

    LỜI MỞ ĐẦU


    Tư tưởng đổi mới của Đại hội Đảng VI đã tạo ra sự chuyển biến mới cho nền kinh tế nước ta. Từ một nền kinh tế thuần nhất về thành phần và chế độ sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần và sở hữu đa dạng, từ nền kinh tế hiện vật chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, và đặc biệt từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế Nhà nước. Song cũng phát sinh những vấn đề phức tạp đặt ra cho nền kinh tế nói chung và cho các ngành, các cấp những yêu cầu và thách thức mới.

    Thực tế cho thấy rằng khi mà nền kinh tế hàng hoá đang ngày càng phát triển, nhu cầu của con người đang thường xuyên biến đổi và nâng cao cả về nhu cầu tiêu dùng cá cá nhân và công nghiệp thì điều băn khoăn nhất của các công ty thương mại là làm thế nào để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh đầy biến động đó. Câu trả lời là các công ty phải tự giác tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc nghiên cứu khám phá nhu cầu thị trường, xác định môi trường kinh doanh cho công ty tới những hoạt động xúc tiến, quảng cáo . Nhằm đáp ứng dầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu của người tiêu dùng mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Nói theo cách khác để thành công trên thương trường doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công nghệ Marketing kinh doanh hàng hoá mà cơ bản nhất là công nghệ Marketing – Mix.

    Ta thấy rằng nếu như chính sách sản phẩm tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về sản phảam của người tiêu dùng. Chính sách giá cả cộng với quảng cáo, xúc tiến là những yếu tố trong khuyến khích người tiêu dùng mà hàng thì chính sách phân phối và vận động hàng hoá có vai trò lớn trong quá trình gia tăng tốc độ tiêu thụ, phát triển thị phần. Như vậy có thể khẳng định rằng chiến lược Marketing – Mix là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược Marketing của công ty. Một giải pháp mà rất được các doanh nghiệp thương mại coi trọng trong cuộc chiến với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đề ra và thực hiện một cách xuất sắc chiến lược này là một điều hoàn toàn không phải dễ dàng.

    Công ty Thanh Bình là một Công ty TNHH sản xuất và thương mại, với tên giao dịch quốc tế là ThanhBinh Co.Ltd có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chăn, ga, gối, đệm cao cấp.

    Trong thời gian thực tập tại Công ty, em thấy rằng công ty mới thành lập. Do vậy, để có thể đứng vững, tạo một vị thế cho mình trên thương trường thì trước hết công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để chiếm lĩnh thị trường đồng thời tạo cho mình một nguồn cung ứng hàng hoá dồi dào, vững chắc để phục vụ cho mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các vấn đề, hạch toán kinh tế chặt chẽ sao cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất. Để đạt được mục đích này, công ty cần thực hiện quá trình nghiên cứu Marketing và chiến lược Marketing – Mix một cách có hiệu quả.

    Từ sự nhận thức trên cùng với sự giúp đỡ của Thầy giáo Nguyễn Thông Thái và các cô chú cán bộ tại công ty, cũng như ham thích tìm hiểu của bản thân, do đó mà em chọn đề tại nghiên cứu “Hoàn thiện các chiến lược Marketing ở Công ty Thương mại Thanh Bình” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong điều kiện hiện nay. Do đó với kiến thức lý luận được trang bị ở trường, vận dụng vào điều kiện thực tế nơi thực tập, em mong muốn tìm hiểu nắm bắt đến mức cao nhất có thể vấn đề trên nhằm củng cố, nắm vững, mở rộng tầm nhìn kiến thức của mình trong lĩnh vực này, cũng như mong muốn góp sức thúc đẩy sự phát triển của công ty.


    * Mục đích và giới hạn nghiên cứu.

    Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty Thanh Bình thông qua các việc quan sát, thu thập, phân tích và đánh giá cong tác tổ chức, thực hiện quá trình nghiên cứu Marketing. Em đưa ra các đề xuất để hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix của Công ty Thanh Bình.


    * Đối tượng nghiên cứu:

    Em chỉ đề cập tới hoạt động kinh doanh các mặt hàng chủ yếu và một số hoạt động Marketing của công ty, tìm ra những ưu điểm và hạn chế của công ty. Từ những nghiên cứu đó để đưa ra một số đề xuất trong việc thực hiện các hoạt động Marketing tại Công ty Thanh bình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.



    * Phương pháp nghiên cứu.

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em có sử dụng các phương pháp sau:

    Phương pháp mô hình hoá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để phân tích đánh giá tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra ý kiến đề xuất.



    * Kết cấu của đề tài:

    Nội dung của đề tài này với kết cấu gồm 3 chương:

    Chương I- Cơ sở lý luận về Marketing – Mix tại các công ty kinh doanh

    Chương II- Thực trạng hoạt động Marketing - Mix tại công ty Thanh Bình

    Chương III- Một số đề xuất hoàn thiện Marketing – Mix tại công ty Thanh Bình



    MỤC LỤC


    Lời mở đầu 1


    CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING – MIX TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH 4

    I- Khái niệm, vai trò, chức năm Marketing 4

    1. Khái niệm Marketing 4

    2. Vai trò của Marketing 5

    3. Chức năng của Marketing 5

    II- Quá trình nghiên cứu Marketing trong công ty kinh doanh 6

    1. Khái niệm và vai trò của nghiên cứu Marketing 6

    1.1. Khái niệm 6

    1.2. Vai trò của nghiên cứu Marketing dưới góc độ một công ty kinh doanh 7

    2. Nội dung nghiên cứu của Marketing tại công ty kinh doanh 7

    2.1. Nghiên cứu đẳctưng và đo lường khái quát thị trường 7

    2.2. Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ 8

    2.3. Nghiên cứu phân đoạn thị trường mục tiêu 9

    2.4. Nghiên cứu Marketing mặt hàng kinh doanh của công ty thương mại 9

    2.5. Nghiên cứu Marketing quảng cáo, xúc tiến bán của công ty 9

    2.6. Nghiên cứu Marketing phân phối và phân tích mức bán của công ty 9

    2.7. Nghiên cứu Marketing giá kinh doanh 9

    2.8 Nghiên cứu cạnh tranh 9

    2.9. Dự báo cán hàng của công ty 10

    2.10. Nghiên cứu và dự báo xu thế phát triển kinh doanh của công ty 11

    III- Những nội dung cơ bản của Marketing – Mix 11

    1. Khái niệm và cấu trúc Marketing – Mix 11

    2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 12

    2.1. Phân đoạn thị trường của công ty kinh doanh 13

    2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 13

    3. Biến số sản phẩm (Product) 16

    3.1. Các khái niệm cơ bản 17

    3.2.Chu kỳ sống của sản phẩm 19

    3.3. Nội dung của chính sách sản phẩm đối với một công ty kinh doanh 20

    4. Biến số giá kinh doanh 21

    4.1. Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến quyết định giá của công ty 22

    4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 23

    4.3 Các dạng chiết giá và phân hoá giá 23

    5. Tổ chức vận hành kênh phân phối 24

    5.1. Các dạng kênh phân phối 25

    5.2. Các dòng vận động trong kênh phân phối 26

    5.3. Các phương thức phân phối 26

    5.4. Quy trình quyết định tổ chức kênh phân phối 27

    6. Quá trình xúc tiến thương mại 27

    6.1. Khái niệm xúc tiến thương mại 27

    6.2. Mô hình quản trị kế hoạch hoá xúc tiến thương mại 28

    IV- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty 29

    1. Doanh thu 29

    2. Vòng quay của vốn 29

    3. Mức độ mở rộng thị trường, phát triển mặt hàng kinh doanh 30

    4. Chi phí lưu thông 30

    5. Tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường 30

    6. Chỉ tiêu lợi nhuận 30


    CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI THANH BÌNH 31

    I- Phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của công ty thưonưg mại Thanh Bình 31

    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31

    2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty 32

    3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 32

    3.1. Giám đốc 33

    3.2. Phó giám đốc 33

    3.3. Phòng kinh doanh 33

    3.4. Phòng Marketing 34

    3.5. Phòng kế toán 34

    3.6. Các phân xưởng sản xuất 34

    4. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty 34

    II- Phân tích quá trình nghiên cứu Marketing của công ty thương mại Thanh Bình 37

    1. Thực trạng quá trình Marketing tại công ty thương mại Thanh Bình 37

    2. Quá trình nghiêncứu Marketing tại công ty thương mại Thanh Bình 39

    2.1. Nghiên cứu khách hàng 39

    2.2. Xác định đoạn thị trường mục tiêu nhu cầu và dự đoán nhu cầu 39

    3. Phân tích thực trạng Marketing – Mix 41

    3.1. Phân tích thực trạng mặt hàng kinh doanh 41

    3.2. Phân tích thực trạng chính sách giá tại công ty 43

    3.3. Tổ chức vận hành kênh phân phối 45

    3.4. Các hoạt động giao tiếp khuyếch trương 18

    III- Đánh giá kết quả hoạt động Marketing – Mix tại công ty thương mại Thanh Bình 50

    1. Những kết quả đạt được 50

    2. Những khó khăn tồn tại cần khắc phục 51

    2.1. Cơ cấu tổ chức Marketing của công ty 51

    2.2. Quá trình nghiên cứu Marketing của công ty 51


    CHƯƠNG III- MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI THANH BÌNH 54

    I- Những cơ sở khoa học tiến hành hoàn thiện 54

    1. Phương hướng phát triển của mặt hàng chăn ga, gối, đệm 54

    2. Những dự báo về môi trường kinh doanh 55

    3. Những nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của công ty trong thời gian tới 56

    II- Đề xuất hoàn thiện quá tình nghiên cứu Marketing tại công ty thương mại Thanh Bình 58

    1. Đề xuất hoàn thiện nghiên cứu khách hàng và người tiêu dùng 58

    2. Đề xuất hoàn thiện nghiên cứu cạnh tranh của công ty 59

    3. Đề xuất hoàn thiện nghiên cứu phân đoạn thị trường mục tiêu của công ty 61

    III- Đề xuất hoàn thiện các quyết định Marketing – Mix 64

    1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 64

    1.1. Đề xuất hoàn thiện mặt hàng kinh doanh tại công ty 64

    1.2. Đề xuất hoạt động kinh doanh mặt hàng mới 66

    2. Hoàn thiện chính sách giá cả 68

    3. Đề xuất hoàn thiện chính sách phân phối 70

    3.1. Đề xuất hoàn thiện kênh phân phối 70

    3.2. Hoàn thiện phương pháp phân phối 71

    4. Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại 72

    5. Một số đề xuất khác 79


    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...