Luận Văn Hoàn thiện các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) ghi lại toàn bộ các giao dịch kinh tế của một nước với phần còn lại của
    thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, CCTTQT sẽ luôn biến động. Thực tế trong thời gian qua, đặc
    biệt sau 2 năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO, một lượng lớn vốn nước ngoài đã và đang đổ vào Việt Nam,
    cùng với nó là thâm hụt cán cân vãng lai (CCVL) có xu hướng ngày càng tăng. Trong luồng vốn vào Việt Nam,
    ngoài vốn đầu tư trực tiếp FDI và vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư gián tiếp (FPI) và vốn ngắn hạn có xu
    hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Những biến động về xuất nhập khẩu cùng với những biến động
    về luồng vốn sẽ luôn là những nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế.
    Từ trước đến nay, các biện pháp điều chỉnh CCTTQT chủ yếu là các biện pháp điều chỉnh trực tiếp như chính
    sách thương mại và ngoại hối. Theo yêu cầu hội nhập quốc tế, các hạn chế đối với thương mại và ngoại hối sẽ
    dần dần được rỡ bỏ theo các cam kết của Việt Nam ký với các tổ chức quốc tế. Trong khi đó việc sử dụng các
    biện pháp điều chỉnh gián tiếp CCTTQT của Việt Nam như chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và chính sách tài
    khoá còn mới mẻ đối với Việt Nam.
    Trước những đòi hỏi của thực tế nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện các biện pháp điều chỉnh cán
    cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sĩ kinh tế của
    mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    CCTTQT của Việt Nam là đề tài được nhiều bài báo và các công trình nghiên cứu đề cập đến, nhưng nội dung
    chủ yếu là về vấn đề thiết lập, quản lý, phân tích và đánh giá CCTTQ. Luận án có thể coi là công trình đầu tiên
    nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn các biện pháp điều chỉnh CCTTQT của
    Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Tổng hợp những vấn đề lý luận về các biện pháp điều chỉnh CCTTQT. Đánh giá thực trạng các biện pháp điều
    chỉnh CCTTQT của Việt Nam từ 1997-2008. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng một hệ thống
    các biện pháp điều chỉnh CCTTQT đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...