Thạc Sĩ Hoàn thiện biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng cá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Về mặt lý luận Việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng trong những nội dung đổi mới hành chính hiện nay. Trong nhiều văn kiện, nghị quyết Đảng và nhà nước ta cũng đã nhấn mạnh yếu tố quyết định này. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH- HĐH: “Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục và Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Bởi vậy, “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam). “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Điều 2 Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005) [4]. GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển GD&ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời (trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI).
    Hoạt động dạy học-giáo dục là hoạt động chủ yếu trong nhà trường. Một trong những yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng hoạt động giáo dục là năng lực của giáo viên. Để hoạt động dạy học-giáo dục trong nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả, đỏi
    2
    hỏi công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với việc bồi dưỡng giáo viên phải chặt chẽ, bởi đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác dạy học và giáo dục. Vì vậy người lãnh đạo, quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. 1.2. Về mặt thực tiễn Qua nhiều năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực GD&ĐT. Bên cạnh đó, văn kiện Đại hội XI của Đảng đã đánh giá những thành tích đạt được, song đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế, chưa được khắc phục: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” Nhận thức được sự quan trọng đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã Banh hành bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Thực tiễn việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hải Phòng nói chung và của các trường THPT huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng nói riêng có những thuận lợi và những khó khăn hạn chế. Việc bồi dưỡng và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp còn mang tính hình thức, chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lý do trên cùng với mong muốn tìm hiểu hiểu sâu về mặt lý luận nhằm soi rọi chỉ đạo thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT, chỉ ra
    3
    các biện pháp tăng cường hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, nhằm góp phần nâng cao kết quả bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, tăng kết quả giáo dục ở trường THPT.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thuỷ Nguyên Thành phố Hải Phòng.
    4. Giả thuyết khoa học
    Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp trường THPT hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng hiệu quả chưa cao. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng có tính đồng bộ và hợp lý, có tính hoàn thiện thì kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu một số vẫn đề lý luận về bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Lý giải nguyên nhân của thực trạng. 5.3. Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường THPT huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng và thử nghiệm một số biện pháp.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
    6.1. Về đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng 02 trường THPT huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng và các yếu tố ảnh hưởng.
    4
    6.2. Về khách thể khảo sát Bí thư Chi bộ Đảng, BGH, Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ thanh tra nhà trường tại 02 trường THPT Quang Trung và THPT Phạm Ngũ Lão thuộc địa bàn huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng gồm: - 02 Bí thư Chi bộ Đảng, 02 Hiệu trưởng và 04 Phó hiệu trưởng. - 02 Chủ tịch Công đoàn, 04 cán bộ thanh tra giáo dục và 16 tổ trưởng chuyên môn, 147 giáo viên 6.3. Về địa bàn và thời gian nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: 02 trường THPT, trường THPT Quang Trung (trường đạt chuẩn quốc gia) và trường THPT Phạm Ngũ Lão (trường chưa đạt chuẩn quốc gia) - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Triết học Mác - Lê Nin phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Đào tạo bồi dưỡng cán bộ và về quản lý bồi dưỡng cán bộ đảm bảo tính mục tiêu, tính hệ thống, tính toàn diện và tính phát triển. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các văn bản, xây dựng cơ sở lý luận của luận văn 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
     Phương pháp quan sát
    Quan sát hoạt động quản lý giáo viên của Hiệu trưởng, hoạt động giáo dục của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở nhà trường THPT.
     Phương pháp chuyên gia
    Lấy ý kiến chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ, chuyên gia quản lý giáo dục về những vấn đề có liên quan đến bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn.
    5
     Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi dành cho CBQL nhà trường, giáo viên 2 trường.
    - Mục tiêu: Thu thập số liệu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng nhằm góp phần hoàn thiện các biện pháp.
    - Nội dung: Lấy phiếu cán bộ quản lý, phiếu giáo viên về các nội dung cơ bản
    + Đánh giá thực trạng bồi dưỡng + Đánh giá thực trạng quản lý + Các yếu tố ảnh hưởng + Các biện pháp đề xuất.
    - Cách thức: Phát phiếu hỏi
     Phỏng vấn sâu (Cán bộ quản lý, giáo viên)
    Bằng phiếu hỏi dành cho CBQL và GV trường THPT để tìm hiểu thực trạng ĐGGV và thực trạng quản lý của hiệu trưởng trong việc ĐG, XLGV trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp (Các phiếu Phỏng vấn ở phần phụ lục của luận văn)
     Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động quản lý
    - Sản phẩm hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, tự bồi dưỡng của giáo viên
    - Sản phẩm hoạt động quản lý bồi dưỡng của Hiệu trưởng
    Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo viên và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; các sản phẩm hoạt động quản lý giáo viên của Hiệu trưởng
     Phương pháp phân tích chân dung một số Hiệu trưởngcó tính đại diện trong quản lý bồi dưỡng GV
     Phương pháp thực nghiệm
    Trong điều kiện hạn chế về thời gian làm luận văn tác giả chỉ tiến hành thực nghiệm một ý phụ trong biện pháp bồi dưỡng kỹ năng dạy học của giáo viên theo chuẩn- soạn, giảng bài với ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao kết quả dạy học. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu cần nghiên cứu như: Sử dụng công thức tính điểm trung bình, tính xác suất, độ lệch chuẩn, xếp thứ bậc, công thức tính các hệ số tương quan. Ứng dụng trong quản lý chương trình SPSS 16.0.
    6
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp. Chương 2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường THPT tại huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng. Chương 3. Các biện pháp hoàn thiện quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc của luận văn . 6
    Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 7
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7
    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài . 7
    1.1.2. Nghiên cứu trong nước 14
    1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 17
    1.2.1. Các khái niệm cơ bản . 17
    1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp . 20
    1.2.3. Biện pháp quản lý của hiệu trưởng THPT về bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 26
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THPT 29
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG 33
    iv
    2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng và các trường THPT 33
    2.1.1. Tình hình chung của huyện 33
    2.1.2. Vài nét về các trường THPT huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng . 35
    2.2. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng . 38
    2.2.1. Thực hiện các mục tiêu của việc bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 38
    2.2.2. Thực hiện các nội dung bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 41
    2.2.3. Thực hiện các hình thức bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp . 54
    2.2.4. Thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp . 56
    thông theo Chuẩn . 58
    2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 59
    2.3. Th 61
    2.3.1. Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng Chuẩn nghề nghiệp của GV THPT 61
    2.3.2. Thực hiện các biện pháp cụ thể trong quản lý bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 63
    2.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng 70
    71
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73
    Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG . 74
    3.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý . 74
    3.2. Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện quản lý hoạt dộng bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn . 74
    3.2.1. Đảm bảo tính mục đích 74
    3.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ 75
    v
    3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn . 75
    3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa . 76
    3.2.5. Đảm bào tính hiệu quả . 76
    3.3. Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với việc bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học phổ thông trên địa bạn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 77
    3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa vai trò của việc bồi dưỡng giáo viên và nâng cao hiệu quả quản lí việc bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 78
    3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 79
    3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi gưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 81
    3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn Chuẩn nghề nghiệp . 83
    3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện về phương tiện, cơ sở vận chất, trang thiết bị phục vụ việc bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp 87
    3.3.6.Biện pháp 6: Tăng cường quản lí tự đào tạo, tự bồi dưỡng 89
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 91
    3.5. Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng 93 3.6. Thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 94
    . 94
    95
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101
    1. Kết luận 101
    2. Khuyến nghị . 103
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
    PHẦN PHỤ LỤC . 108
     
Đang tải...