Tài liệu Hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự '

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong quá trình thi hành án dân sự có thể
    gặp những trở ngại khách quan dẫn đến việc thi hành án chưa thể thực hiện được, tạm thời bị gián đoạn, không thể thi hành án tiếp được hoặc không thể thi hành án được. Vì vậy, cơ quan thi hành án phải ra các quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án hoặc trả lại đơn yêu cầu thi hành án. Qua nghiên cứu các quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS năm 2004) chúng tôi có một số ý kiến trao đổi về hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự.
    1. Hoãn thi hành án
    Theo Từ điển tiếng Việt “hoãn” là “chuyển thời điểm đã định để làm việc gì đó sang thời điểm khác muộn hơn”;(1) “tạm” là “làm việc gì đó ngừng lại trong một thời gian, khi có điều kiện sẽ thay đổi”.(2) Trong khoa học pháp lí, “hoãn thi hành án là chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang thời điểm khác muộn
    hơn”;(3)“tạm đình chỉ thi hành án là tạm thời
    ngừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự đang được thi hành”.(4) Như vậy, hoãn thi hành án khác với tạm đình chỉ thi hành án ở chỗ hoãn thi hành án là việc cơ quan thi hành án quyết định chưa cho thi hành bản án, quyết định dân sự. Trong trường hợp này
    cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành





    án nhưng chưa tổ chức thi hành mà chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn, còn tạm đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi hành án tạm thời cho dừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự đang được cơ quan thi hành án tổ chức thi hành. Do đó, hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án chỉ khác nhau ở thời điểm cho thi hành bản án, quyết định dân sự. Cùng là một căn cứ pháp lí nhưng nếu xuất hiện ở thời điểm cơ quan thi hành án chưa thi hành án, chưa tổ chức việc cưỡng chế thi hành án thì cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án, còn nếu xuất hiện ở thời điểm bản án, quyết định đã thi hành được một phần hoặc cơ quan thi hành án đã ra quyết định cưỡng chế thì cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Điều này đã được quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Không hiểu vì lí do gì, dựa trên cơ sở nào mà PLTHADS năm 2004 không tiếp tục kế thừa những quy định này của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, bởi nó hoàn toàn phù hợp với bản chất, đặc điểm của việc hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án. Vì vậy, chúng tôi







    kiến nghị nên bổ sung vào Điều 27
    PLTHADS năm 2004 các căn cứ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 26 và chuyển quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 26 sang Điều 27 PLTHADS năm 2004.
    Theo điểm c khoản 1 Điều 26
    PLTHADS năm 2004 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên. Như vậy, khi người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án thì việc thi hành án phải tạm thời ngừng lại và khi nào người phải thi hành án có tài sản để thi hành án thì việc thi hành án lại được tiếp tục. Vậy tại sao không quy định đây là căn cứ tạm đình chỉ thi hành án mà lại quy định là căn cứ hoãn thi hành án. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự thì thời hạn hoãn thi hành án trong trường hợp này là không quá 90 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn. Việc quy định thời hạn hoãn thi hành án như vậy cũng không hợp lí bởi lẽ nếu hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn thì thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án nhưng nếu người phải thi hành án vẫn không có tài sản để thi hành án thì cơ quan thi hành án giải quyết như thế nào? Thủ trưởng cơ quan thi hành án lại tiếp tục ra quyết định hoãn thi hành án sao? Và việc ra



    quyết định hoãn thi hành án và quyết định tiếp tục thi hành án đến bao giờ dừng lại? Khoản 4 Điều 14 PLTHADS năm 2004, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 173/2004/NĐ- CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định khi tổ chức thi hành án thì cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của người phải thi hành án, phải xác minh khi nào người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án và khi phát hiện người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án thì cơ quan thi hành án lại tiếp tục thi hành án. Do đó, trường hợp này không nên quy định thời hạn hoãn thi hành án mà chỉ nên quy định khi điều kiện hoãn thi hành án không còn thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...