Tiểu Luận hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của thuyết hành vi với học giả tiêu biểu là Burrhus Frederic Ski

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, Mở đầu:
    Các nhà tội phạm học thực chứng trong quãng thời gian cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 đi theo hướng tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm từ những đặc điểm của cơ thể hơn là chú trọng đến tìm hiểu trí tuệ, tinh thần của người phạm tội. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã có một số nhà khoa học khác cố gắng lí giải nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ vấn đề tâm lí của người phạm tội. Từ đây hình thành nhiều nhánh khác nhau về các thuyết tâm lý trong tội phạm học, trong số đó có thuyết hành vi từ năm 1940 cho đến nay. Và trong bài viết dưới đây em xin trình bày về hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của thuyết hành vi với học giả tiêu biểu là Burrhus Frederic Skinner (1904-1990) và quan điểm của cá nhân về học thuyết này nếu áp dụng ở Việt Nam.
    II, Nội dung:
    1, Hoàn cảnh ra đời của tâm lý học hành vi (Thuyết hành vi)
    1.1, Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tâm lý học hành vi:
    1.1.1, Tiền đề xã hội:
    Đầu thế kỷ XX, trước đại chiến thế giới lần thứ nhất, nền công nghiệp của các nước tư bản, đặc biệt là công nghiệp của Mĩ phát triển khá mạnh. Vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức tốt, hợp lý hơn nữa lao động của con người, điều khiển có hiệu quả hành vi của người lao động, kích thích con người trong quá trình làm việc (công trình của Taylor) là những đòi hỏi hợp lý. Tư tưởng về người máy cũng đã xuất hiện, ngày càng trở thành hiện thực đòi hỏi con người, những chuyên gia quản lý, những nhà nghiên cứu tâm lý học cần có những cách nhìn nhận mới, và cùng với nó là những cách giải quyết mới.
    1.1.2, Tiền đề triết học:
    - Chủ nghĩa thực dụng mà đại biểu là Pierce (1836-1914) và W.James (1841-1910): Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu duy tâm chủ quan được phổ biến khá thịnh hành ở phương Tây đầu thế kỷ XX . Chủ nghĩa thực dụng đưa ra cái gọi là “Nguyên lý thực dụng” trong đó, theo quan điểm của Pierce thừa nhận giá trị của chân lý là ở tính có ích, còn điều đó có phù hợp với thực tiễn hay không lại là chuyện khác. Điều này đã phù hợp với quan niệm của các nhà hành vi chỉ cần quan tâm đến kết quả cụ thể của hành vi mà không cần hiểu hành vi sẽ diễn ra theo kiểu nào, miễn là đạt được ý định đề ra mà không cần đến suy nghĩ bên trong, đến những biến đổi của thái độ ý thức.
    Mục lục
    I, Mở đầu: - 0 -
    II, Nội dung: - 1 -
    1, Hoàn cảnh ra đời của tâm lý học hành vi (Thuyết hành vi) - 1 -
    1.1, Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tâm lý học hành vi: - 1 -
    1.1.1, Tiền đề xã hội: - 1 -
    1.1.2, Tiền đề triết học: - 1 -
    1.2, Hoàn cảnh ra đời của tâm lý học hành vi - 2 -
    1.3, Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi thể hiện: - 2 -
    2, Burrhus Frederic Skinner – một học giả tiêu biểu của thuyết hành vi - 3 -
    3, Nội dung thuyết hành vi của Burrhus Frederic Skinner: - 4 -
    4, Ý nghĩa của thuyết hành vi của Burrhus Frederic Skinner: - 5 -
    5, Quan điểm của cá nhân về học thuyết hành vi nếu áp dụng tại Việt Nam: - 5 -
    III, Kết luận: - 7 -
    Danh mục tài liệu tham khảo. - 8 -
    Danh mục tài liệu tham khảo
    1, Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.
    2, Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...