Luận Văn Hoạch định dưới sự ràng buộc của nguồn lực – phương pháp hệ thống kéo

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Hoạch định dưới sự ràng buộc của nguồn lực – phương pháp hệ thống kéo
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]MỞ ĐẦU

    1.1 Giới thiệu:

    Việc hoạch định tiến độ dự án xây dựng là một trong những bước cơ bản của việc quản lý dự án. Có thể nói rằng tất cả dự án xây dựng đều đòi hỏi phải có hoạch định. Hoạch định là một trong những chức năng chính của quản lý, nghĩa là nhà quản lý dự án phải lập kế hoạch dự báo và có kế hoạch tác động đến những sự kiện trong tương lai. Nếu nhà quản lý dự án không thực hiện công việc này ngay từ lúc đầu, khi ấy nhà quản lý dự án không thể kiểm soát được dự án. Hơn nữa, việc hoạch định tiến độ là cách thức để xác định thời gian hoàn thành dự án một cách chính xác, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sau này cũng như việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất trong việc quản lý các dự án xây dựng.
    Trong hầu hết các dự án xây dựng, việc đạt được mục tiêu đề ra ban đầu bao giờ cũng là mong muốn cuối cùng của tất cả nhà quản lý. Việc quản lý dự án thực sự là một nghệ thuật cũng như khoa học đối nhà quản lý. Một dự án được xem là thành công khi đạt được các yếu tố chủ yếu sau:
     Hoàn thành trong thời hạn qui định.

     Hoàn thành trong chi phí cho phép.

     Đạt được thành quả mong muốn.
     Sử dụng nguồn lực có sẵn hay được giao một cách hiệu quả, hữu hiệu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    Hoạch định là công việc ban đầu và có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công của dự án. Trong bất cứ dự án xây dựng nào cũng bao gồm các công tác hoạch định
    chính như sau:



    3 COÂNG TAÙC HOAÏCH ÑÒNH CHÍNH

    Như vậy, cùng với hoạch định chi phí và hoạch định nguồn lực, việc hoạch định thời gian dự án là công việc khó khăn và cần làm trước tiên cho bất cứ nhà quản lý nào. Đặc biệt đối với những dự án có các công tác lặp lại (sẽ được định nghĩa trong phần sau), việc hoạch định chúng sẽ khó khăn hơn do đặc thù của những dự án loại này khi có nhiều ràng buộc được xem xét cùng lúc. Hơn nữa, việc hoạch định thường liên quan đến nhiều yếu tố rủi ro, không chắc chắn (một bản chất cố hữu của bất cứ dự án xây dựng nào) đòi hỏi nhà quản lý phải có một kiến thức sâu rộng, am tường về phạm vi công việc, mức độ phức tạp của dự án và một ít kinh nghiệm trong vấn đề này.
    Trong điều kiện ngày nay, nếu những yếu tố mức độ cạnh tranh và độ phức tạp của các khu vực được xem xét kết hợp với tính độc đáo của những dự án xây dựng, việc lên kế hoạch và hoạch định trở thành một thủ tục quan trọng và cần thiết cho sự thành công của dự án khi mà mục tiêu của dự án và ngân sách cho phép là mối quan tâm hàng đầu.


    1.2 Lý do hình thành đề tài:

    Việc hoạch định tiến độ dự án là một trong những bước cơ bản của việc quản lý dự án. Nó là cách thức để xác định thời gian hoàn thành dự án một cách chính xác, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sau này cũng như việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất trong việc quản lý các dự án xây dựng. Trong tình hình phát triểnmạnh mẽ của ngành xây dựng ở nước ta, những công trình có quy mô càng lớn cả về khối lượng công việc cũng như mức độ phức tạp của dự án ngày càng nhiều. Mỗi dự án đều có những đặc điểm riêng biệt không dự án nào giống dự án nào tuy nhiên một số dự án có đặc thù riêng với các công tác được lặp lại trong những khu vực khác nhau (thường được gọi là các đơn vị - units). Do đặc thù này, cần có một công cụ hay biện pháp xem xét đến đặc điểm lặp lại để có thể hoạch định tiến độ tốt hơn với những dự án loại này.
    Ngoài ra một đặc điểm nổi bật khác là những dự án này thường kéo dài hơn một năm thậm chí hai hay ba năm. Do phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài như thế và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố rủi ro, không chắc chắn (những thuộc tính cố hữu của các dự án xây dựng) có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong toàn bộ quá trình của dự án, việc lên kế hoạch ngay từ giai đoạn ban đầu là một trong những bước cơ bản đầu tiên của việc quản lý dự án. Nó là cách thức để xác định thời gian hoàn thành dự án một cách chính xác, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sau này cũng như việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất trong việc quản lý các dự án xây dựng. Nếu thực hiện tốt việc hoạch định tiến độ ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ giúp người quản lý chủ động hơn trong việc dự báo những khả năng có thể xảy ra trong tương lai và có chiến lược phù hợp để đáp ứng nó.
    Với những phương pháp tất định và các phương pháp xác suất phổ biến khác đã biết như phương pháp đường găng (CPM), phương pháp sơ đồ thanh ngang (Bar Chart), phương pháp đường cân bằng (Line of Balance - LOB), phương phương hoạch định tuyến tính (RSM) hoặc phương pháp PERT thì không đủ khả năng để đánh giá việc hoạch định dự án xây dựng dưới sự ảnh hưởng sâu rộng bởi rủi ro, mức độ không chắc chắn, những tình huống không mong đợi, sự sai lệch và những nhân tố ngẫu nhiên khác. Về mặt này, với mong muốn đưa ra một công cụ hay một phương pháp giúp nhà quản lý có thể hoạch định tốt, luận văn này giới thiệu một mô hình đề xuất (MHĐX) mới dựa trên nền tảng mô phỏng – mô hình phân tích rủi ro việc hoạch định tương quan – để đánh giá việc hoạch định tiến độ dự án xây dựng cho những dự án có công tác lặp lại (nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu vào các dự án xây dựng tuyến đường, nhà cao tầng) để đánh giá công việc xây dựng dưới sự xem xét yếu tố không chắc chắn khi thời gian công việc và nhân tố rủi ro làtương quan với nhau. Trong đó mô hình mới dựa trên nền tảng mô phỏng - mô hình phân tích rủi ro việc hoạch định tương quan – để đánh giá sơ đồ hoạch định tuyến tính công việc xây dựng dưới sự xem xét yếu tố không chắc chắn khi thời gian công việc và nhân tố rủi ro là tương quan với nhau.


    1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

    Mục tiêu chính của luận văn này nghiên cứu này là tập trung vào 2 vấn đề sau:

    1.3.1 Nghiên cứu hoạch định tiến độ dự án xây dựng có công tác lặp lại dưới sự ràng buộc của nguồn lực trên cơ sở xem xét ràng buộc về mặt kỹ thuật (tính logic), tính liên tục của tổ đội và tính có sẵn của tổ đội trên công trường. Không như những phương pháp hoạch định truyền thống (CPM, PERT) chỉ quan tâm đến thời gian hoàn thành dự án mà không quan tâm hay ít quan tâm đến vấn đề nhân lực. Phương pháp đề xuất này tập trung vào vấn đề nguồn lực. Nói cách khác, nguồn lực sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hoạch định cho các dự án loại này. Bên cạnh đó, một khái niệm mới cũng được nêu ra và được áp dụng vào thuật toán đó là hoạch định dưới sự ràng buộc của nguồn lực – phương pháp hệ thống kéo sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau.
    1.3.2 Nghiên cứu hoạch định tiến độ dự án xây dựng có xem xét đến yếu tố rủi ro. Rủi ro đã từ lâu được nhận diện luôn luôn xuất hiện trong các dự án xây dựng (rủi ro cũng được hiểu là thuộc về bản chất cố hữu của dự án xây dựng). Đây là một phương pháp mới kết hợp được yếu tố rủi ro và mối tương quan của những nhân tố rủi ro vào việc hoạch định dự án dạng lặp lại. Trên cơ sở những vấn đề đã được giới thiệu ở trên, các yếu tố chính sau đây sẽ lần lượt được xem xét:
     Nghiên cứu sơ đồ mạng dự án xây dựng và sơ đồ hoạch định tuyến tính dưới sự tác động của các yếu tố rủi ro (bên cạnh các yếu tố khác như tính liên tục của tổ đội, tính có sẵn của tổ đội và các yếu tố về kỹ thuật).
     Mối tương quan của các công tác với cùng một yếu tố rủi ro cũng như tìm hiểu sự tác động tương quan của các yếu tố rủi ro đến thời gian hoàn thành của dự án.

     Phân tích độ nhạy rủi ro đối với từng công tác và thời gian dự án.

     So sánh kết quả của MHĐX với hoạch định tất định.

     Nghiên cứu ứng dụng vào trong thực tế đối với một ví dụ áp dụng tiêu biểu để chứng minh tính khả thi của phương pháp đề xuất và nhằm giúp những người quan tâm có thể ứng dụng tốt hơn.


    1.4 Tầm quan trọng của nghiên cứu:

    Trãi qua nhiều thập niên, việc hoạch định tiến độ thường được dựa vào các phương pháp như CPM, PERT hay sơ đồ thanh ngang. Các phương pháp này có nhiều ưu điểm tuy nhiên các phương pháp này không thích hợp cho việc ứng dụng trong các dự án có công tác lặp lại. Vì chúng là những phương pháp hoạch định ràng buộc bởi thời gian và ít hoặc không quan tâm đến vấn đề nguồn lực do đó kết quả hoạch định không có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Với phương pháp đề xuất này, mong muốn sẽ có thêm một công cụ lựa chọn cho các nhà quản lý dự án trong việc hoạch định thời gian cho các dự án loại này.
    Bên cạnh đó, nếu việc hoạch định tiến độ chỉ đơn giản xem xét những yếu tố như giới hạn thời gian dự án, tính liên tục tổ đội, tính có sẵn của tổ đội hay những ràng buộc về mặt kỹ thuật thì chưa đủ để phản ánh đúng tình trạng dự án trong tương lai. Bởi vì, trong bất cứ dự án xây dựng nào yếu tố rủi ro bao giờ cũng đóng một phần quan trọng tác động ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án. Do đó, xem xét kết hợp rủi ro vào việc hoạch định tiến độ là công việc cần làm đối với bất cứ nhà quản lý dự án nào. Mặc dù vậy, việc kết hợp rủi ro vào việc hoạch định tiến độ là công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi một công cụ hay biện pháp thích hợp để có thể mô phỏng những rủi ro đó, xử lý các dữ liệu đầu vào và có khả năng diễn dịch kết quả đầu ra. Đặc biệt, mô hình đề xuất phải dễ sử dụng và thân thiện.
    Với MHĐX, người quản lý dự án sẽ có một phương pháp mới trong việc kết hợp yếu tố rủi ro vào trong việc hoạch định dự án, nó giúp cho người quản lý có thể hoạch định tốt hơn, lường trước những tình huống rủi ro có thể xảy ra trong tương lai tránh hay hạn chế nguy cơ kéo dài thời gian hoàn thành dự án cũng như có kế hoạch đáp ứng những rủi ro đó.
    1.5 Phạm vi nghiên cứu:

    Như đã trình bày luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu hoạch định cho các dự án xây dựng có công tác lặp lại. Một phương pháp mới sẽ được đề xuất trong việc hoạch định các dự án loại này. Nghiên cứu tập trung xem xét vấn đề nguồn lực tác động như thế nào đến kết quả hoạch định nhằm làm cho kết quả hoạch định sau cùng phản ánh đúng hơn so với thực tế.
    Bên cạnh sẽ được tiến hành nghiên cứu rủi ro trong các dự án có tính chất lặp lại dạng tuyến tính (trường hợp nghiên cứu đề xuất cho các công trình xây dựng tuyến đường cao tốc) trên cơ sở mô hình hoá những tác động của các yếu tô rủi ro kết hợp với sự hỗ trở của bảng tính Excel, phần mềm Crystal ball và thuật toán hay mô hình hoạch định đã đề xuất. Sau đó, đề tài sẽ giới thiệu một ví dụ áp dụng tiêu biểu và cách áp dụng MHĐX trong dự án cụ thể nhằm giúp cho những người quan tâm có thể dễ dàng áp dụng cho các dự án tương tự.
    Tóm lại, các giai đoạn chính trong quá trình nghiên cứu rủi ro được thể hiện theosơ đồ sau:
    Xác định các nhân tố rủi ro có thể tác động đến công tác hoạch định tiến độ


    Phân loại rủi ro, đánh giá từng loại công tác dưới sự ảnh hưởng của rủi ro
    Nghiên cứu đề xuất công thức tính toán thời gian của các công tác khi kể đến nhân tố rủi ro
    Phân tích độ nhạy của các nhân tố rủi ro
    Phân tích so sánh với các phương pháp truyền thống
    Ứng dụng MHĐX vào trong dự án cụ thể

    1.6 Tóm tắt chương 1:

    Như vậy, qua sơ lược chương 1 đã trình bày lý do hình thành đề tài này cũng như phạm vi nghiên cứu chính của luận văn. Mục đích của luận văn tập trung phát triển mô hình hay thuật toán giúp cho việc hoạch định các dự án có công tác lặp lại được thuận lợi và mang tính thực tiễn hơn. Bên cạnh đó với sự phát triển của ngành xây dựng, những dự án có quy mô lớn và tính phức tạp ngày càng nhiều đi cùng với nó là rủi ro cho việc hoàn thành dự án đúng như hoạch định ban đầu đề ra là công việc khó khăn cho bất cứ nhà quản lý dự án nào. Tuy nhiên, việc áp dụng rủi ro vào trong quá trình hoạch định là công việc không hề đơn giản, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau nhằm kết hợp rủi ro vào trong quá trình hoạch định nhưng các nghiên cứu trước đây thường gây khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu đầu vào, thiếu dữ liệu trong quá khứ, việc xử lý dữ liệu và nhất là ứng dụng mô hình hay thuật toán đó vào thực tế là công việc vô cùng khó khăn. Nghiên cứu này nhằm đưa ra một mô hình đơn giản hơn nhằm giúp những nhà quản lý có thể ứng dụng kết hợp rủi ro vào trong quá trình hoạch định tiến độ.

    CHƯƠNG V
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    5.1 Kết luận các vấn đề đã nghiên cứu:

    Như vậy trong luận văn này, một phương pháp đề xuất mới cho việc hoạch định các dự án có tính chất lặp lại trong xây dựng. Phương pháp này được hoạch định được ràng buộc bởi nguồn lực (khác với phương pháp truyền thống hoạch định được ràng buộc bởi thời gian) cùng lúc xem xét 3 yếu tố ràng buộc mối quan hệ logic, tính có sẵn của tổ đội trên công trường và ràng buộc mối quan hệ liên tục của tổ đội nhằm tránh tình trạng lãng phí khi tổ đội phải chờ đợi. Với việc xem xét cùng lúc 3 ràng buộc này, việc hoạch định làm cho kết quả mang tính ý nghĩa thực tiễn hơn và có tính khả thi. Bằng cách đề ra một mô hình hay thuật toán đơn giản dễ sử dụng thông qua quá trình tính toán 2 giai đoạn với việc áp dụng phương pháp hệ thống kéo (khác với quá trình tính toán của CPM – phương pháp hệ thống đẩy), quá trình hoạch định tính toán đã kết hợp 3 yếu tố ràng buộc trên một cách linh động. Mô hình hoạch định cho phép việc hoạch định những đơn vị lặp lại có thời gian hoàn toàn giống nhau và những đơn vị lặp lại có thời gian không hoàn toàn giống nhau, bên cạnh đó nó cũng cho phép xem xét nhiều tổ đội được gán lần lượt cho từng công tác trong các đơn vị lặp lại tuần tự, ngoài ra các đơn vị lặp lại cũng có thể bắt đầu công việc tại bất cứ vị trí nào tùy theo điều kiện người sử dụng áp đặt (nếu điều kiện ràng buộc logic cho phép). Một đặc điểm tiện dụng nữa là việc mô hình cho phép có sự gián đoạn chủ động tại một số đơn vị cụ thể nào đó nếu người sử dụng chủ định đưa vào trong quá trình hoạch định có thể vì ràng buộc kỹ thuật hay muốn làm giảm thời gian tổng thể của dự án (vì như đã nói ở trên, trong một số trường hợp việc áp dụng nghiêm ngặt tính liên tục của nguồn lực có thể làm cho thời gian dự án kéo dài thêm). Vì lý do đó, luận văn cũng đưa ra xem xét việc đánh đổi chi phí gia tăng do việc trễ thời gian tổng thể của dự án và việc lãng phí nguồn lực tổng cộng của các đơn vị lặp lại khác nhau cũng như xem xét việc đánh đổi chi phí gia tăng do việc trễ thời gian tổng thể của dự án và trễ trong việc đáp ứng các mốc thời gian của các đơn vị trung gian (vì trong một số trường hợp, một phần củadự án có thể được đưa vào sử dụng trước khi toàn bộ dự án được khai thác). Một ví dụ số ứng dụng đã được giới thiệu để chứng minh tính khả thi trong việc áp dụng mô hình vào trong dự án thực tế. Kết quả đã chỉ ra rằng, mô hình hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn giúp cho việc hoạch định gần với thực tế hơn.
    Tuy nhiên, trong bất cứ dự án nào, rủi ro cũng tồn tại như một điều hiển nhiên tất yếu, chúng có những tác động tích cực hay tiêu cực đến thời gian hoạch định dự án ban đầu làm chúng sai lệch so với kết quả hoạch định. Với mong muốn đưa ra một phương pháp kết hợp yếu tố rủi ro vào trong quá trình hoạch định ban đầu có xem xét đến mối tương quan của các nhân tố rủi ro, ảnh hưởng thuận lợi và bất lợi đến thời gian dự án. Một mô hình đề xuất (MHĐX) – mô hình phân tích rủi ro việc hoạch định tương quan đã được giới thiệu với mục đích này. Mô hình được tính toán dưới sự hỗ trợ của bảng tính Excel và phần mềm Crystal ball qua các lần tính lặp. Trong luận văn này, ví dụ áp dụng đã tiến hành mô phỏng 50 lần với các nhân tố rủi ro cùng một lúc và mô phỏng các nhân tố rủi ro riêng rẽ với nhau để phát hiện ra nhân tố rủi ro nào chịu trách nhiệm nhất trong việc gây biến động thời gian dự án. Các thang đo khác nhau cũng được áp dụng để đưa ra kết luận áp dụng thang đo0,7 cho mô hình. Mô hình đề xuất đã ứng xử tốt với các dữ liệu đầu vào đơn giản và dữ liệu đầu ra dễ sử dụng đó cũng là mong muốn của mô hình này.


    5.2 Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của nghiên cứu:

    5.2.1 Ưu điểm:

    - Một mô hình uyển chuyển và linh hoạt cho việc hoạch định của những công tác lặp lại dưới sự ràng buộc của nguồn lực. Với sự định hướng của nguồn lực làm cho kết quả hoạch định mang ý nghĩa thực tế hơn.
    - Mô hình cùng lúc xem xét ba ràng buộc mối quan hệ thứ tự công việc, tính có sẵn của tổ đội và ràng buộc tính liên tục của công việc thông qua việc sử dụng phương pháp hệ thống kéo.
    - Thêm nữa, nó xem xét tác động thực tế của những nhân tố sau đây:

     Loại công tác lặp lại (nghĩa là typical hoặc atypical).

     Nhiều tổ đội khác nhau được gán cho công việc cùng lúc trên một côngtác xem xét.


     Giai đoạn có sẵn của tổ đội trên công trường.

     Gián đoạn công việc.

     Trật tự người dùng xác định của việc thi công giữa những đơn vị lặp lại.

    - Đối với mô hình hoạch định kết hợp yếu tố rủi ro, việc làm đơn giản hóa dữ liệu đầu vào trong việc hoạch định kết hợp mô phỏng làm cho việc hoạch định kết hợp rủi ro không quá phức tạp.
    - Thuật toán giải quyết rủi ro tương đối đơn giản và kết quả đầu ra dễ sử dụng.

    5.2.2 Khuyết điểm:

    Mô hình chưa có thuật toán để xác định đường găng của dự án. Việc xác định thời gian của dự án còn phụ thuộc vào người sử dụng.
    Phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào thực tiễn: để có được kết quả mang tính thực tiễn từ MHĐX, dữ liệu đưa vào mô hình nên mang tính hiện thực. Trước tiên hết, cấu trúc bóc tách công việc và mối quan hệ sơ đồ mạng giữa những công tác nên bao trùm yêu cầu hoạch định. Kế tiếp, thời gian công tác ngắn nhất - thường xảy ra – dài nhất nên được xác định thực tiễn bằng việc kết hợp những điều kiện của dự án, tài nguyên, và những ràng buộc. Sau cùng, tất cả “nhân tố rủi ro”, “mức độ ảnh hưởng nhân tố rủi ro – công tác” và “giới hạn xác suất vị trí nhân tố rủi ro” nên được xác định hợp lý bằng cách sử dụng kỹ thuật xác định rủi ro thích hợp. Rõ ràng, dữ liệu không thực tế và thiếu dữ liệu sẽ tạo ra kết quả không thực tế và sai.
    Thông số mô hình: mức độ ảnh hưởng nhân tố rủi ro – công tác đưa vào mô hình hoặc là những cụm từ định tính như là rất có ảnh hưởng - ảnh hưởng – không ảnh hưởng. Tuy nhiên, người ta có thể tranh luận rằng rất rất hoặc rất rất rất ảnh hưởng. Không có giới hạn cho điều này, nhưng khối lượng dữ liệu đầu vào tăng sẽ tăng số lượng của những từ này. Một mô hình, yêu cầu thực tiễn, nên đòi hỏi dữ liệu đầu vào càng đơn giản càng tốt.
    Bỏ qua ngày áp dụng và vị trí của những công tác: một công tác có thể bị ảnh hưởng lớn bởi một nhân tố rủi ro riêng biệt trong một khoảng thời gian riêng biệt của năm nhưng lại lại không bị ảnh hưởng bởi cùng nhân tố rủi ro đó trong khoảng thời gian khác. Hoặc, một công tác có thể bị ảnh hưởng lớn bởi một nhân tố rủi ro riêng biệt của điều kiện công trường nhưng lại không bị ảnh hưởng của cùng nhântố rủi ro đó ở một vị trí khác của cùng điều kiện công trình. Những công tác nhạy đối với thời thiết có thể là một ví dụ tốt cho tình trạng phụ thuộc ngày phía trước. MHĐX không có khả năng mô hình những tình huống biên như thế.


    5.3 Đề xuất những nghiên cứu trong tương lai:

    Với việc cố gắng của luận văn này, nhiều vấn đề nghiên cứu đã được đề xuất và giải quyết, tuy nhiên do hạn chế của việc viết ngôn ngữ lập trình, người nghiên cứu chỉ dừng ở giai đoạn thiết lập mô hình và thuật toán cho ý tưởng hoạch định và giải quyết bài toán. Với mô hình đề xuất, có thể tự động hóa việc tính toán bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình, với Visual basic hoặc ngôn ngữ C++ hứa hẹn sẽ giúp việc tính toán nhanh hơn. Việc lập trình được để ngõ như một nghiên cứu trong tương lai.
    Công tác mô phỏng ứng với mỗi lần đã đưa ra thời gian dự án khác nhau, tương ứng với đó những đường găng khác nhau cũng xuất hiện. Việc tìm và xác định những đường găng cũng như những đường có khả năng trở thành găng cũng chưa được giải quyết trong nghiên cứu này.
    Tác động ảnh hưởng của đường học tập do việc lặp lại công việc liên tục của tổ đội từ đơn vị này sang đơn vị khác cũng chưa được kết hợp xem xét vào thuật toán. Điều này cần phải có nghiên cứu sâu hơn và cần có những số liệu thống kê từ thực tiễn để có thể đưa ra cách đánh giá đúng đắn.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...