Tài liệu Hoạch định chiến lược tmđt cho công ty idj technology

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: Giới thiệu chung
    1. Giới thiệu về công ty


    IDJ Technology được thành lập từ năm 2009, số lượng nhân viên hiện có trên 30 người với mạng lưới đối tác và tư vấn giáo dục uy tín rộng khắp trong và ngoài nước. Trụ sở của IDJ Technology đặt tại tầng 16, tòa nhà Charmvit Tower, số 117 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Liên hệ.
    IDJ Technology là thành viên của IDJ Group – Tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản, y tế, công nghệ, và giáo dục hàng đầu tại Việt Nam với những công ty thành viên:
    IDJ Financial: công ty quản lý quĩ và đầu tư tài chính quốc tế hàng đầu có năng lực liên kết đầu tư toàn cầu. IDJ Financial bình chọn là một trong số 500 công ty lớn nhất Việt Nam từ năm 2010.
    IDJ Asset: công ty đầu tư và quản lý các tổ hợp bất động sản cao cấp như Trung tâm thương mại Charmvit Tower.
    IDJ Education: công ty quản lý và điều hành trường quốc tế song ngữ Hanoi Academy tại khu đô thị cao cấp Ciputra. Hanoi Academy là trường đầu tiên tại Việt Nam vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe về phương pháp giáo dục và cơ sở vật chất để trở thành thành viên của Tổ chức giáo dục quốc tế ICA.
    IDJ Connection: công ty kết nối các cơ hội đầu tư và mua bán doanh nghiệp. Hiện nay đã có tới gần 500 doanh nghiệp trong nước tin tưởng thông qua IDJ Connection để tìm kiếm đối tác đầu tư, tìm nguồn vay vốn, tìm đối tác, bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
    IDJ Healthcare: công ty đầu tư và kinh doanh các tổ hợp y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng chất lượng cao.
    IDJ Technology: công ty phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, và giải pháp giáo dục trực tuyến thế hệ mới.










    2.Lĩnh vực hoạt động:
    Với đội ngũ nhân viên và chuyên gia tư vấn kinh nghiệm, mạng lưới đối tác toàn cầu, và nền tảng công nghệ tiên tiến – IDJ Technology cung cấp tới thị trường những sản phẩm, dịch vụ, và giải pháp giáo dục trực tuyến chất lượng hàng đầu nhờ sự am hiểu sâu sắc thị trường, phong cách chuyên nghiệp, và dịch vụ hoàn hảo.
    Sản phẩm:
    Cổng thông tin giáo dục trực tuyến
    Luyện thi đại học, phổ thông, và trung học trực tuyến
    Đào tạo và cấp bằng trực tuyến cấp đại học và sau đại học
    Tiếng Anh kĩ năng và chứng chỉ trực tuyến cho mọi đối tượng và trình độ
    Kĩ năng và chứng chỉ công nghệ trực tuyến
    Kĩ năng kinh doanh trực tuyến
    Kĩ năng sống trực tuyến
    Hệ thống giải trí trí tuệ trực tuyến
    Mạng xã hội giáo dục và đào tạo trực tuyến
    Mạng gia sư trực tuyến
    Mạng chia sẻ kiến thức giáo dục trực tuyến
    Các sản phẩm giáo dục trực tuyến khác
    Dịch vụ:
    Tư vấn phát triển và triển khai hệ thống giáo dục và đào tạo trực tuyến
    Dịch vụ phát triển nội dung bài giảng điện tử theo mọi nhu cầu
    Dịch vụ nội dung đào tạo trực tuyến mọi ngành nghề dành cho tổ chức
    Hợp tác phát triển các dự án giáo dục trực tuyến chất lượng cao
    Cung cấp nội dung cho Mobile Learning.
    Cung cấp giải pháp LMS thế hệ mới cho các khách hàng doanh nghiệp và tổ chức giáo dục














    PHẦN 2: Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho công ty IDJ technology
    1. Phân tích tình thế chiến lược thương mại điện tử
    1.1 Phân tích môi trường bên ngoài
    1.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
    a. Môi trường kinh tế
    Đào tạo trực tuyến là một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng mạnh trong vài năm trở lại đây, theo nghiên cứu mà Cimigo thực hiện với khoảng gần 3.000 người ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang và Hải Phòng.
    Khảo sát cho thấy mua sắm đào tạo trực tuyến tăng trưởng 12% trong giai đoạn từ năm 2007 ở TPHCM và Hà Nội. Ngân hàng trực tuyến đang dần trở nên phổ biến với mức tăng trưởng từ 7% đến 11% ở Hà Nội và TPHCM trong vòng ba năm (2007, 2008 và 2009).
    Đào tạo trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn ở phía Bắc (Hà Nội và Hải Phòng) và chủ yếu phổ biến với nhóm tuổi 15-35. Lượng người sử dụng Internet học trực tuyến và sử dụng ngân hàng trực tuyến cũng tăng theo thành phần kinh tế.


    + Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế
    Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn
    + Lạm phát
    Bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm. Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011).
    + Thị trường tiền tệ
    Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 do áp lực của lạm phát. Tuy nhiên, trong quý 3/2011, lãi suất cho vay VNĐ có xu hướng giảm, nhưng không nhiều, do can thiệp của NHNN buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất 14% và thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường.
    Lãi suất liên ngân hàng, so với cuối năm 2011, tăng mạnh trong quý 1/2011, sau đó giảm nhẹ trong hai quý tiếp theo và đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2011. Lãi suất liên ngân hàng tăng trong năm 2011 có nhiều khả năng là do khi trần lãi suất được giữ nghiêm ở mức 14% nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn khi đi huy động vốn nên phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng sau đó với động thái bơm ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng đã giảm trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán tăng lên lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao trở lại.
    Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn một hiện tượng đáng chú ý là đường cong lãi suất bị đảo ngược đối với lãi suất liên ngân hàng kì hạn 6 tháng và 12 tháng. Hiện tượng trên có thể phản ánh kì vọng của các ngân hàng lãi suất sẽ giảm trong tương lai (khi lạm phát giảm) hoặc việc các ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn mà nguyên nhân có thể do với lãi suất trần 14% các ngân hàng buộc phải huy động tiền gửi ngắn hạn để giữ khách.
    + Cán cân thanh toán
    Do nhập siêu trong năm 2011 được cải thiện cùng với lượng kiều hối dự kiến đạt mức 9 tỷ USD nên có thể thâm hụt cán cân vãng lai sẽ giảm so với năm 2010. Nhờ đó năm 2011 có thể thặng dư 3,1 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 8,9 tỷ USD và 1,8 tỷ USD của năm 2010 và 2011.
    Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát 18,13%, nếu không tính năm 2008, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992. Nếu so với mức lạm phát của tháng 11/2011 của các nước được thống kê bởi Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ đứng sau Kenya và Venezuela là hai nước có tỷ lệ lạm phát là 18,91% và 27,7%. Như vậy, từ năm 2007, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu kì. Chu kì này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%)
    Dự báo tình hình kinh tế năm 2012
    Chỉ tiêu 2012
    2010 2011 Tháng 1 Dự báo Q1* Dự báo cả năm
    Tăng trưởng, % tăng GDP so cùng kì 6,78 5,89 - 6,0 6,0-6,5
    Xuất nhập khẩu, tỷ đô-la Mỹ
    - Xuất khẩu 71,6 96,3 6,5 23-24,5 108,8
    - Nhập khẩu 84 105,8 6,6 24-25,5 120,8-121,9
    - Nhập siêu 12,4 9,5 0,1* 1 -1,5 12-13
    So với xuất khẩu (%) 17,3 9,9 2 5-6 11-12
    Lạm phát, % tăng CPI so cùng kì năm trước 11,75 18,13 17,3 13,64 <10%
    Bội chi NSNN, tỷ đồng 109,46 121,5 - - -
    So với GDP (%) 5,6 4,9 - - <4,8


    Nguồn: Tổng cục Thống kê, Nghị quyết về “Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012″ của Quốc hội. Chú thích: *Dự báo của Viện CL&CSTC


    b. Môi trường chính trị, chính sách pháp luật
    Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định nhất trên thế giới. Với các chính sách vĩ mô gợi mở thông thoáng nhà nước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nhiều lĩnh vực cũng như tạo điều kện phê duyệt những dự án thương mại điện tử. Phát triển thương mại điện tử góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
    Nhà nước đóng vai trò tọa lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...