Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Tiêu Thụ Gạo Của Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    *****

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì với giá bao nhiêu mà còn đưa sản phẩm ra thị trường theo kênh tiêu thụ nào thích hợp để vừa có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Các kênh Marketing tạo nên lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào có được một kênh phân phối tốt sẽ chuyển tải được nhiều hàng hoá, ít tốn chi phí do đó lợi nhuận thu được sẽ cao hơn so với doanh nghiệp không có kênh phân phối tốt. Phát triển các chiến lược Marketing thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay là một công việc khó khăn và phức tạp. Việc áp dụng các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá .chỉ có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài, bởi kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh Marketing đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực .nên không dễ dàng bị các doanh nghiệp khác làm theo. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm ra kênh phân phối chuyển tải được đa số lượng hàng hoá, tiết kiệm chi phí Marketing, rủi ro thấp.

    Nhiều công ty đã thấy rằng để cạnh tranh thành công họ không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ mà còn phải làm cho chúng sẵn có ở đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn. Vậy, việc thiết lập kênh tiêu thụ thì rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

    Nước ta là một nước nông nghiệp với cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp là 39 % trong tổng sản phẩm trong nước. Trong đó, một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam là lúa gạo (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu). Trong những năm gần đây, sản lượng gạo xuất khẩu luôn luôn tăng qua các năm, năm 2004 xuất khẩu được 4 triệu tấn đến năm 2005 xuất được 5,2 triệu tấn (1,4 tỷ USD). Nhưng điều đáng nói là gạo của Việt Nam lại bị đánh bại ngay trên sân nhà bởi các loại gạo của các nước trong khu vực, điển hình là gạo Thái Lan. Phần lớn là do các công ty Việt Nam chưa thật sự đầu tư đúng mức vào thị trường nội địa, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động phân phối gạo, sản phẩm gạo cao cấp của công ty chưa được khách hàng trong nước biết đến, người tiêu dùng hiện nay có khuynh hướng sính ngoại. Do đó việc thua trên sân nhà là điều khó tránh khỏi. Vậy để giành lại thị trường nội địa cần phải có một chiến lược phân phối gạo hiệu quả, nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng trong nước, đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Những vấn đề trên hầu như công ty kinh doanh lương thực nào cũng gánh phải, kể cả Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo, giành lại thị trường nội địa thông qua việc thiết lập kênh tiêu thụ lúa gạo hiệu quả.

    Như vậy, việc thiết lập kênh tiêu thụ gạo là một công việc rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh gạo chính những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “Hoạch Định Chiến Lược Tiêu Thụ Gạo Của Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp”

    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1. Mục tiêu tổng quát:
    Trong bối cảnh hiện nay, mọi công ty đều cần chiến lược tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho công ty. Do đó, mục tiêu của đề tài này là thiết lập kênh phân phối gạo hiệu quả cho Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp dựa trên kênh phân phối gạo hiện có trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    2. Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
    - Tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ gạo nội địa của tỉnh Đồng Tháp.
    - Mô tả và phân tích kênh phân phối gạo nội địa của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của công ty nói riêng.
    - Đưa ra giải pháp kênh phân phối hiệu quả cho công ty.

    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Để thực hiện đề tài cần sử dụng những phương pháp sau:
    - Phương pháp thu thập số liệu:
    Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, niên giám thống kê, các sở ban ngành, thông tin trên các báo, tạp chí nghiên cứu khoa học, truyền hình, và internet .
    Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra thực tế kênh phân phối gạo của tỉnh Đồng Tháp. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 thành viên trong kênh phân phối như: nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến. Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân qua việc thu thập số liệu sơ cấp, số liệu thu thập được gồm 30 mẫu phỏng vấn trực tiếp từ các cửa hàng bán gạo và được xử lý theo phương pháp thống kê tần suất.
    - Đề tài sử dụng mô hình lý thuyết về thiết kế kênh gồm 6 bước được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...