Luận Văn Hoạch định chiến lược marketing cho dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng acb cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đúng 19h ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức cầm chiếc vé để trở thành thành viên non trẻ nhất của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, khép lại những gian nan của hơn mười năm nỗ lực. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hội nhập, các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế nước ta, những kẻ vốn chưa quen với việc "ra biển lớn", hiện đang phải đối mặt với những thách thức mới. Đó chính là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế, làm thế nào để có thể nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội của thị trường mở?
    Thị trường Cần Thơ, cả nước và xa hơn nữa là thị trường khu vực và thế giới, mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt hơn. Đơn cử riêng lĩnh vực ngân hàng (NH)_một bộ phận vốn được coi là mạch máu nuôi sống nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội-cũng đã có nhiều thay đổi.
    Với sức ép của quá trình hội nhập, hệ thống NH Việt Nam sẽ phải mở cửa theo lộ trình, chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nước ngoài có kinh nghiệm, điều kiện tài chính và hiểu rất rõ về pháp luật Việt Nam. Các NHTM trong và ngoài nước sẽ được thực hiện chính sách như nhau, không phân biệt đối xử. Thực tế đó sẽ dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng trở nên gay gắt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
    Chưa bao giờ khách hàng (KH) Việt Nam lại có cơ hội tha hồ chọn lựa như vậy. Mối quan tâm hàng đầu của các NH lúc bấy giờ là làm sao để KH biết đến sự hiện diện của mình, đặt niềm tin ở mình, có tình cảm và yêu thích sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu của mình, lựa chọn mua và cảm thấy tin tưởng, tự hào khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, với tất cả những điều trên thì ngay cả những NH lớn, có tiềm lực mạnh và bề dày lịch sử như NH Á Châu (ACB) cũng phải nổ lực nhiều nếu có mong muốn đạt được và duy trì lâu dài.
    Chính vì thế, NH ACB đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để cải tiến và đa dạng các loại hình dịch vụ của mình, trong đó dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu (TTXNK) luôn được xem là một mảng lớn, chiến lược trong các dịch vụ tài chính. Vốn từ lâu, NH ACB được biết đến như là một trong những NH đứng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, "nếu ta không thay đổi hướng đi, thì chắc chắn ta sẽ đi đến nơi ta xuất phát". Thật vậy, nhu cầu của KH luôn biến đổi, thị trường luôn biến động và đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng thay đổi chiến lược. Như vậy, làm thế nào để hiểu rõ và đáp ứng được nhu cầu của KH? Làm thế nào để thích nghi với những thay đổi của thị trường? Hơn lúc nào hết, công cụ marketing sẽ phát huy tác dụng cao nhất.
    Với nhận thức về sự cần thiết ấy, tôi đã chọn đề tài: “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ACB CẦN THƠ” với phạm vi nghiên cứu tại cơ quan thực tập là NH thương mại cổ phần Á Châu_chi nhánh Cần Thơ.
    Lời cảm tạ i
    Lời cam đoan ii
    Nhận xét cơ quan thực tập iii
    Nhận xét giáo viên hướng dẫn iv
    Nhận xét giáo viên phản biện 1 v
    Nhận xét giáo viên phản biện 2 vi
    Mục lục vii
    Danh mục bảng xi
    Danh mục hình xii
    Danh mục từ viết tắt xiii
    Chương 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4.1 Không gian 3
    1.4.2 Thời gian 3
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
    1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan 3
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 5
    2.1 Phương pháp luận 5
    2.1.1 Chiến lược Marketing 5
    2.1.1.1 Khái niệm 5
    2.1.1.2 Nội dung của chiến lược Marketing 5
    2.1.2 Marketing dịch vụ 5
    2.1.2.1 Khái niệm Marketing dịch vụ 5
    2.1.2.2 Bản chất Marketing dịch vụ 6
    2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị chiến lược marketing 7
    2.1.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô 8
    2.1.3.2 Môi trường tác nghiệp 9
    2.1.3.3 Môi trường bên trong của DN 12
    2.1.4 Giới thiệu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 13
    2.1.4.1 Khái niệm về hoạt động tài trợ của NH thương mại 13
    2.1.4.2 Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu 14
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
    2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 18
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 18
    2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 18
    2.2.2.2 Số liệu sơ cấp 18
    2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 18
    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA
    CHI NHẤNH ACB CẦN THƠ 22
    3.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 22
    3.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
    chi nhánh Cần Thơ 23
    3.2.1 Quá trình thành lập 23
    3.2.2 Cơ cấu tổ chức 24
    3.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 24
    3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 24
    3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ 27
    3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 27
    3.3.2 Tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh 29
    3.4 Mục tiêu của chi nhánh trong năm 2008 32


    Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
    DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 33
    4.1 Phân tích môi trường bên ngoài 33
    4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 33
    4.1.1.1 Môi trường kinh tế 33
    4.1.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật 42
    4.1.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội – địa lí 45
    4.1.1.4 Môi trường công nghệ 46
    4.1.1.5 Môi trường cạnh tranh 47
    4.1.2 Phân tích môi trường tác nghiệp 50
    4.1.2.1 Phân tích hành vi khách hàng 50
    4.1.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 52
    4.1.3 Những cơ hội và thách thức 58
    4.1.3.1 Cơ hội 58
    4.1.3.2 Thách thức 59
    4.1.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 60
    4.2 Phân tích môi trường bên trong 60
    4.2.1 Sản phẩm 60
    4.2.2 Marketing 70
    4.2.3 Nguồn nhân lực 74
    4.2.4 Kênh phân phối. 76
    4.2.5 Nguồn lực tài chính 78
    4.2.6 Nghiên cứu và phát triển 79
    4.2.7 Những điểm mạnh và điểm yếu 81
    4.2.7.1 Điểm mạnh 81
    4.2.7.2 Điểm yếu 82
    4.2.7.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 82

    Chương 5: CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ GIẢI PHÁP
    PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 84
    5.1 Xây dựng chiến lược marketing 84
    5.1.1 Ma trận SWOT 84
    5.1.2 Phân tích chiến lược 84
    5.1.3 Lựa chọn chiến lược 85
    5.2 Mục tiêu và giải pháp phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu 86
    5.2.1 Mục tiêu 86
    5.2.2 Giải pháp phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu 86
    5.2.2.1 Chiến lược sản phẩm 88
    5.2.2.2 Chiến lược kênh phân phối 90
    5.2.2.3 Chiến lược giá 91
    5.2.2.4 Chiến lược chiêu thị 92
    5.2.2.5 Thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng toàn diện 94
    5.2.2.6 Xây dựng thương hiệu của Ngân hàng 95
    5.2.2.7 Phát triển nguồn nhân lực 96

    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
    6.1 Kết luận 98
    6.2 Kiến nghị 99
    6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 99
    6.2.2 Đối với Hội sở 99
    6.2.3 Đối với chi nhánh ACB Cần Thơ 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...