Thạc Sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh điện của Công ty Điện lực Hậu Giang đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh điện của Công ty Điện lực Hậu Giang đến năm 2020

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC . 6
    1.1 Những vấn đề về chiến lược . 6
    1.1.1 Khái niệm . 6
    1.1.2 Vai trò của chiến lược 7
    1.2 Quản trị chiến lược . 8
    1.2.1 Khái niệm quản trị chiến lược . 8
    1.2.2 Các cấp quản trị chiến lược 9
    1.2.3 Các yêu cầu khi quản trị chiến lược . 10
    1.3 Xây dựng (hoạch định chiến lược) . 10
    1.3.1 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của tổ chức 10
    1.3.2 Xác định sứ mạng, nhiệm vụ kinh doanh . 11
    1.3.3 Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu . 11
    1.3.3.1 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp 11
    1.3.3.2 Môi trường vi mô của doanh nghiệp 15
    1.3.4 Nghiên cứu môi trường nội bộ để xác định điểm mạnh và điểm yếu . 19
    1.3.5 Thiết lập mục tiêu dài hạn 22
    1.3.6 Xây dựng và lựa chọn chiến lược 22
    1.3.7 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 23
    1.3.7.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .23
    1.3.7.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 24
    1.3.7.3. Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT) 26
    1.3.7.4. Ma trận hoạch định định lượng các chiến lược (QSPM) .27
    iv
    Chương 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN
    LỰC HẬU GIANG . 29
    2.1 Phân tích những tác động của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của
    Công ty trong thời gian qua 29
    2.1.1 Yếu tố kinh tế . 29
    2.1.2 Yếu tố văn hóa-xã hội 31
    2.1.3 Yếu tố chính trị - pháp luật 32
    2.1.4 Yếu tố tự nhiên . 33
    2.1.5 Yếu tố kỹ thuật công nghệ . 34
    2.2 Phân tích những tác động của môi trường cạnh tranh (môi trường ngành) đến hoạt
    động sản xuất kinh doanh của PCHG . 36
    2.2.1 Khái quát về ngành điện 36
    2.2.2 Những đặc điểm trong kinh doanh điện năng . 37
    2.2.2.1 Đặc điểm điện năng .37
    2.2.2.2. Đặc điểm kinh doanh điện năng 37
    2.2.2.3 Đăc điểm về công nghệ sản xuất 40
    2.2.2.4. Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống .40
    2.2.2.5 Đặc điểm quan hệ cung cầu điện năng 40
    2.2.2.6. Đặc điểm cơ chế quản lý .41
    2.2.3 Nhà cung cấp, nguồn hàng . 42
    2.2.4 Khách hàng 42
    2.2.5 Sản phẩm thay thế 43
    2.2.6 Đối thủ tiềm ẩn . 44
    2.3 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 45
    Chương 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
    HẬU GIANG 47
    3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty 47
    3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của Công ty 47
    v
    3.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty: 49
    3.1.3 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2010 51
    3.2 Năng lực kinh doanh điện của PCHG 54
    3.2.1 Hoạt động kinh doanh điện năng . 54
    3.2.2 Hoạt động Marketing . 55
    3.2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 55
    3.2.2.2 Xây dựng hỗn hợp Marketing Mix .55
    3.2.3 Hoạt động quản trị nhân sự 58
    3.2.3.1 Tình hình nhân sự hiện nay của Công ty .58
    3.2.3.2 Các chính sách nhân sự hiện nay của Công ty .60
    3.2.4 Hoạt động quản trị . 61
    3.2.5 Hoạt động tài chính kế toán . 63
    3.2.5.1 Khả năng thanh toán của Công ty 64
    3.5.2.2 Cơ cấu tài chính của Công ty .65
    3.2.5.3 Khả năng sinh lời của Công ty .66
    3.2.6 Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị 67
    3.2.7. Hệ thống thông tin quản lý 67
    3.3 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) . 69
    Chương 4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY ĐIỆN
    LỰC HẬU GIANG . 70
    4.1 Định hướng phát triển của PCHG đến năm 2020 . 70
    4.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu 70
    4.1.2 Mục tiêu của PCHG đến năm 2020 . 70
    4.2 Xây dựng chiến lược . 70
    4.2.1 Sử dụng công cụ ma trận SWOT để đề xuất chiến lược 70
    4.2.2 Sử dụng công cụ ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược 72
    4.2.2.1 Cơ sở để lựa chọn các nhóm chiến lược .72
    4.2.2.2 Phân tích để lựa chọn các nhóm chiến lược qua ma trận QSPM .72
    4.2.3 Những chiến lược cụ thể được lựa chọn . 77
    vi
    Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 78
    5.1 Một số giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược . 78
    5.1.1 Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức . 78
    5.1.2 Giải pháp về cải tiến nghiệp vụ kinh doanh bán điện . 79
    5.1.3 Giải pháp áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng 80
    5.1.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành thiết bị, đảm bảo cung cấp
    điện an toàn, liên tục 83
    5.1.5 Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng, nâng cao điều kiện lao động . 84
    5.2 Kiến nghị 85
    5.2.1 Về phía nhà nước 85
    5.2.2 Đối với tỉnh Hậu Giang 86
    5.2.3 Về phía EVN và SPC . 86
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC . 90

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam
    đang đứng trước những cơ hội to lớn của quá trình hội nhập, nhưng song hành với nó
    là những thách thức của môi trường cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, ngành điện ngày
    càng đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc
    gia. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan trước mắt cũng như lâu dài
    đang đe dọa đến sự phát triển nhanh và bền vững của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
    (EVN), nói chung và Công ty Điện lực Hậu Giang (PCHG) nói riêng.
    Trước hết, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, rủi ro,
    khó lường, EVN sẽ phải đương đầu với những thách thức mới như: Những biến
    động của thị trường tài chính làm cho việc huy động vốn hết sức khó khăn; Thiên tai
    nắng nóng và khô hạn kéo dài nhất trong lịch sử 100 năm qua gây khó khăn lớn cho
    việc cung ứng điện; Một số nguồn nhiệt điện than ở miền Bắc bị sự cố và xử lý kéo
    dài nên không huy động đúng kế hoạch, đường dây 500kV Bắc-Nam liên tục phải
    truyền tải cao hơn giá bán vượt sản lượng nhiều so với kế hoạch đầu năm, ảnh
    hưởng đến cân đối tài chính Tập đoàn.
    Hai là, cùng với xu hướng quốc tế hóa, sự phát triển mạnh của công nghệ, nhu
    cầu của người dân ngày một tăng cao. Vì thế nền công nghiệp điện cần phải phát
    triển mạnh đáp ứng các nhu cầu đặt ra và luôn giữ được vai trò quan trọng trong
    công cuộc xây dựng đất nước, cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho các lĩnh vực
    công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ sinh hoạt trong xã hội nó góp phần tạo ra
    của cải vật chất, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người. Đây cũng là
    một thách thức đối với ngành trong thời kỳ mới.
    Trước những thách thức nêu trên, thực tế hiện nay, PCHG kinh doanh điện
    vẫn ít nhiều mang tính chất công ích. Hơn nữa, Công ty hiện nay vẫn là đơn vị trực
    thuộc SPC, hạch toán phụ thuộc
    1
    . Những năm qua, do thiếu một chiến lược cụ thể
    nên PCHG còn bị động với các thay đổi bên ngoài, thiếu các nguồn lực để phát triển
    các dự án của mình. Chính điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
    của đơn vị trong thời gian qua và kế hoạch sắp tới. Vì vậy, việc định hướng đúng đắn
    2
    nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần đưa PCHG phát triển trong giai
    đoạn sắp tới đang là bài toán cần có lời giải cho các nhà lãnh đạo của đơn vị và cũng
    được SPC khuyến khích thực hiện. Để góp phần giải quyết vấn đề đặt ra, việc nghiên
    cứu hoạch định chiến lược kinh doanh của PCHG là một đòi hỏi mang tính cấp thiết
    hơn lúc nào hết. Chính vì vậy, với cương vị là nhân viên đang công tác tại Công ty
    tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh điện của Công ty
    Điện lực Hậu Giang đến năm 2020”làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tác giả hy
    vọng rằng, những kết quả thu thập được từ nghiên cứu này góp phần giúp cho PCHG
    có định hướng chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Cho đến nay những luận cứ khoa học của việc xây dựng chiến lược kinh doanh
    cho một doanh nghiệp đã được rất nhiều tác giả trong nước nghiên cứu, cụ thể:
    Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Bắc (2011) “Định hướng phát triển cho
    trung tâm du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang đến năm 2020”. Hồ Hoàng
    Hà (2010) “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp In bao bì Khataco đến
    năm 2015”, Trần Nguyễn Đức Phong (2009) “Hoạch định chiến lược du lịch Vĩnh
    Long đến năm2015”,Doãn Văn Thanh (2009) “Hoạch định chiến lược cho Công ty
    cổ phần xi măng Hà Tiên đến năm 2015”. Nhìn chung, cho dù trên các góc độ và bối
    cảnh nghiên cứu khác nhau những tác giả đã quan tâm đến việc sử dụng phương
    pháp để phân tích môi trường Vĩ mô, môi trường Vi mô (5 áp lực cạnh trang của
    Michael Porter) cũng như phân tích chuỗi giá trị, vận dụng các ma trận (IFE, EFE,
    hình ảnh cạnh tranh, SWOT và QSPM) để phân tích đánh giá các tác động của môi
    trường làm cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty.
    Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện việc
    “Hoạch định chiến lược kinh doanh điện tại PCHG”. Vì thế, tác giả cho rằng việc
    thực hiện nghiên cứu thông qua phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, xem
    xét mục tiêu kinh doanh để từ đó hình thành nên các chiến lược kinh doanh điện phù
    hợp cho PCHG nhằm giúp cho các nhà quản lý Công ty có cơ sở khoa học và thực
    tiễn để lãnh đạo Công ty trong thời gian tới một cách hợp lý và hiệu quả nhất sẽ đáp
    ứng các yêu cầu đặt ra về mặt thực tiễn.
    1
    Hiện nay do SPC nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp và điều lệ của
    EVN, SPC.
    3
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    3.1 Mục tiêu chung
    Sử dụng các công cụ phân tích khoa học để xây dựng chiến lược kinh doanh cho
    PCHG trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi để thực
    hiện các nhóm chiến lược đã được hoạch định.
    3.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh điện của PCHG trong thời gian
    qua từ đó xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh
    cạnh tranh.
    - Phân tích các khía cạnh hoạt động của Công ty để từ đó xây dựng ma trận các
    yếu tố bên trong (IFE).
    - Vận dụng ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) để đề
    xuất các chiến lược kinh doanh của PCHG trong thời gian tới.
    - Vận dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược kinh doanh điện cho PCHG
    đến năm 2020.
    - Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh điện đến năm
    2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Những vấn đề về xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tại một doanh
    nghiệp cụ thể;
    - Tình hình hoạt động kinh doanh điện của PCHG và các đối thủ kinh doanh
    (tiềm ẩn) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
    - Một số chính sách của Nhà nước, của EVN của SPC có tác động đến việc xây
    dựng chiến lược kinh doanh điệncủa PCHG trong thời gian tới.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu thị trường tiêu thụ điện của PCHG được giới hạn trên địa bàn
    tỉnh Hậu Giang, có xem xét với các quan hệ sự phát triển của ngành.
    Sốliệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2010. Việc
    điều tra phỏng vấn theo phương pháp chuyên gia được thực hiện từ tháng 12 năm
    2010 đến tháng 03 năm 2011.
    4
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, báo cáo điện lực trực thuộc,
    PCHG, SPC cũng như các báo cáo, Tạp chí, thông tin từ internet, các công văn được
    ban hành từ Bộ Công thương,
    Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn
    chuyên gia.
    5.2 Phương pháp phân tích, xử lý
    Để hoàn thành tốt luận văn của mình và đạt được các mục tiêu đã đưa ra, tác giả
    đã sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích và xử lý số liệu như sau:
    - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá thực trạng kinh doanh
    của Công ty trong thời gian qua;
    - Phương pháp chuyên gia kết hợp với phương phápthiết lập các ma trận IFE,
    EFE, SWOT, QSPM để đánh giá, đề xuất và lựa chọn chiến lược cho công ty trong
    thời gian tới;
    - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý các kết quả điều tra từ phương pháp chuyên
    gia.
    6. Những đóng góp của luận văn
    Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa các lý thuyết vềhoạch định chiến lược
    kinh doanh đối với một doanh nghiệp cụ thể cũng như xây dựng các luận cứ cho việc
    hình thành chiến lược kinh doanh.
    Về mặt thực tiễn, thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp cũng như phương
    pháp chuyên gia, luận văn đã xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
    nguy cơ của Công ty để từ đó hình thành nên các chiến lược kinh doanh phù hợp đến
    năm 2020 để khắc phục những điểm yếu, tận dụng cơ hội, né tránh nguy cơ và phát
    huy những điểm mạnh của công ty nhằm giúp công ty phát triển bền vững trong thời
    gian tới.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
    nội dung chính của luận bao gồm 5 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạch định chiến lược
    Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của PCHG
    5
    Chương 3: Phân tích môi trường nội bộ của PCHG
    Chương 4: Hoạch định chiến lược kinh doanh điệncủa PCHG đến năm 2020
    Chương 5: Một số giải pháp đề xuất và kiến nghị
    Các nội dung trên được tóm tắt thông qua sơ đồ sau:
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH
    CHIẾN LƯỢC
    1.1 Những vấn đề về chiến lược
    1.1.1 Khái niệm
    Khái niệm về chiến lược đã có lịch sử lâu dài xuất phát từ những quyết định và
    hành động được các đơn vị quân sự sử dụng. Các nhà quân sự thường xây dựng những
    chiến lược chiến đấu để giành lợi thế với đối phương. Họ cố gắng tìm hiểu những
    điểm mạnh - điểm yếu cũng như xây dựng các nhiệm vụ, mục tiêu của quân đội mình
    trong mối tương quan với đối phương và qua đó tìm cách khai thác những điểm yếu
    của đối phương, tấn công đúng vào những chỗ yếu nhất để giành thắng lợi.
    Những gì mà các nhà chiến lược quân sự trải nghiệm và tích luỹ được đã giúp ích
    rất nhiều cho các nhà chiến lược kinh tế. Các lý thuyết chiến lược quân sự đã trở nên
    quen thuộc và là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà chiến lược kinh tế. Điểm
    giống nhau cơ bản của chiến lược kinh doanh và chiến lược quân sự là cả hai đều sử
    dụng điểm mạnh của mình để khai thác điểm yếu của đối phương. Mặt khác nếu chiến
    lược không thích nghi với môi trường bên ngoài và bên trong thì tổ chức quân sự hay
    đơn vị kinh doanh khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và không thể đạt được các
    mục tiêu mong muốn. Bên cạnh đó các tổ chức quân sự cũng như đơn vị kinh doanh
    phải cải tiến liên tục để thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Tuy
    nhiên, giữa chiến lược quân sự và chiến lược kinh doanh có một điểm khác nhau cơ
    bản là chiến lược quân sự được hình thành dựa vào mâu thuẫn đối kháng của hai bên
    trên chiến trường, còn chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh hình thành dựa vào mâu
    thuẫn giữa hai hay nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
    Vậy chiến lược là gì? Có rất nhiều khái niệm về chiến lược được đưa ra:
    Theo James B.Quinn và cộng sự (1998), thuộc trường đại học Dartmouth thì
    “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các
    chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”
    2
    Theo William J.Glueck, trong giáo trình Business Policy & Strategic
    Management thì “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Bô công nghiệp (2006), Tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động điện
    lực và sử dụng điện, Nhà xuất bản thống kê.
    [2]. Fred R.david (Người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị
    Tường Như) (2006), Khái luận về Quản trị Chiến Lược. NXB Thống Kê.
    [3]. Huy Chương (Biên dịch) (2007), Phương pháp hoạch định chiến lược, Nhà
    xuất bản Giao Thông Vận Tải, T.p HCM.
    [4]. Michael E. Porter (Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn) (2009), Chiến lược
    cạnh tranh_ Những kỹ thuật phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, Nhà
    xuất bản trẻ, Tp. HCM.
    [5]. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1994), Chiến lược và chính sách
    kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
    [6]. Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Giáo trình quản trị chiến lươc, Nhà xuất bản Giáo dục
    Việt Nam.
    [7]. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất
    bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...