Thạc Sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom từ năm 2010 đến năm

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của quốc gia, là ngành dịch vụ phục vụ công tác trao đổi thông tin trong nhiều lĩnh vực như: an ninh quốc phòng, quản lý Nhà nước và nhu cầu trao đổi của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Trước đây, ngành Bưu chính Viễn thông là ngành độc quyền và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT là nhà độc quyền cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên thị trường. Từ khi Nhà nước quyết định xóa bỏ cơ chế độc quyền Ngành Bưu chính Viễn thông, các Công ty Bưu chính Viễn thông liên tục ra đời. Tính đến nay trên thị trường đã có 8 nhà cung cấp được phép thiết bị mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất (Vinaphone, Mobiphone, Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Viettel, EVN Telecom, Vietnamobile, Gtel và Đông Dương Telecom), và rất nhiều nhà cung cấp được phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông khác.

    Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (gọi tắt là SPT) là một trong các công ty ra đời sau khi Nhà nước có quyết định xóa bỏ cơ chế độc quyền thị trường Bưu chính Viễn thông. SPT là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, được thành lập vào ngày 08/12/1995 theo văn bản số 7093/ĐMDN của Chính phủ. Sự ra đời của SPT đã đánh dấu một bước ngoặc lớn vào việc đẩy mạnh sự phát triển ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

    Với những nỗ lực và thành tựu đạt được trong suốt quá trình kinh doanh, SPT đã phấn đấu là nhà cung cấp thứ 3 được Nhà nước cấp phép thiết lập mạng và kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất. Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom (Gọi tắt là S-Telecom) là đơn vị trực thuộc SPT, được hình thành dưới sự hợp tác giữa SPT và Công ty SK TELECOM VIETNAM để thực hiện việc thiết lập mạng và kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất theo giấy phép trên.

    S-Telecom kinh doanh dịch vụ điện thoại di động CDMA với thương hiệu là S-Fone. Trong quá trình hoạt động, S-Fone luôn theo đuổi mục tiêu hoạt động “Tất cả vì lợi ích của khách hàng". Theo đó, S-Fone là mạng khởi xướng và dẫn đầu xu hướng đa dạng hóa gói cước. S-Fone cũng rất năng động trong việc cung cấp những dịch vụ giá trị gia tăng hiện đại, những hoạt động chăm sóc khách hàng mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng. Đồng thời, S-Fone cũng là mạng di động tiên phong triển khai những ứng dụng 3G theo tại Việt Nam, thu hẹp khoảng cách về công nghệ di động giữa Việt Nam và thế giới.

    Mặc dù là mạng di động ra đời sớm và đạt được những thành tựu nhất định trên thị trường do đã tiên phong triển khai những ứng dụng 3G tại Việt Nam, nhưng hiện tại, S-Fone cũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do có quá nhiều tổng cộng 8 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên thị trường. Cụ thể là Mobiphone, Vinaphone, Viettel, SPT, EVN Telecom, Vietnammobile, Gtel và Đông Dương telecom. Trong đó có 5 nhà cung cấp chọn công nghệ GSM để phát triển mạng và kinh doanh dịch vụ điện thoại di động là Mobiphone, Vinaphone, Viettel, Gtel và vietnamobile. SPT và EVN Telecom chọn công nghệ triển khai là CDMA, Đông Dương telecom vẫn chưa triển khai cung cấp dịch vụ. Vietnamobile trước đây triển khai mạng và kinh doanh dịch vụ di động theo công nghệ CDMA với tên gọi là HT mobile, nhưng sau 1 thời gian thất bại, HT Mobile đã xin Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép chuyển từ công nghệ CDMA sang GSM và đổi sang tên gọi mới là Vietnammobile. Trong đó, thành công đáng kể nhất là ba “đại gia", Mobiphone, Vinaphone và Viettel. Đã khó khăn nay càng thêm khó khăn khi vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thi cấp phép cho các mạng di động khác được phép triển khai và kinh doanh những ứng dụng 3G theo công nghệ WCDMA, trước đây vốn là ưu thế của SFone so với các mạng di động khác.

    Đối diện với môi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao trong sự đa dạng về số lượng và chất lượng của dịch vụ, thêm vào đó sự phát triển liên tục của công nghệ, đặc biệt là thông tin di động đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tìm được cho mình đường đi đúng đắn, chiến lược thích hợp. S-Telecom cũng không ngoại lệ. Đó chính là lý do của đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom từ năm 2010 đến năm 2014".

    2. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạch định chiến lược nhằm vận dụng vào phân tích các yếu tố tác động đến S-Telecom, giúp S-Telecom nắm bắt được các yếu tố bên trong và nhận diện được các tác động bên ngoài để tìm ra chiến lược kinh doanh cho mình giai đoạn 2010 -2014. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện các chiến lược đã hoạch định.

    3. Phạm vi nghiên cứu

    Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung thực hiện việc phân tích các vấn đề chủ yếu tác động đến môi trường hoạt động và thực trạng của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh khả thi và hiệu quả cho Trung tâm giai đoạn 2010 - 2014.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Với mong muốn đạt được kết quả nghiên cứu cao cho luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận logic, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê . để phân tích và xác định mối tương quan giữa các vấn đề, xem xét quá trình vận động và biến đổi theo thời gian và không gian. Từ đó, tìm ra những phương thức tác động hợp lý nhằm khai thác tối đa cơ hội và điểm mạnh, giảm thiểu mối đe dọa và điểm yếu trên cơ sở đề xuất các giải pháp tối ưu trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty.

    5. Ý nghĩa thực tiễn.

    Thông qua việc vận dụng các lý thuyết về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược vào phân tích các quá trình hoạt động của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom, nội dung đề tài góp phần nghiên cứu một cách hệ thống môi trường kinh doanh của trung tâm, các vấn đề nội bộ của Công ty, sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

    Đề tài cũng đã xây dựng các chiến lược và giải pháp có thể xem xét áp dụng cho quá trình phát triển của Trung tâm điện thoại di động CDMA từ năm 2010 đến năm 2014.

    6. Kết cấu nội dung

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn có kết cấu gồm ba chương chính như sau:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.

    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom trong thời gian qua.

    Chương 3: Chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom từ năm 2010 đến năm 2014.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...