Thạc Sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đến năm 2020

    MỤC LỤC
    NỘI DUNG TRANG
    Lời cam đoan 1
    Lời cảm ơn 2
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 6
    Danh mục các bảng biểu 7
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị. 8
    PHẦN MỞ ĐẦU 9
    1. Tính cấp thiết của đề tài 9
    2. Mục tiêu nghiên cứu 10
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    4. Phương pháp nghiên cứu. 10
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 10
    5.1. Ý nghĩa khoa học 10
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn 11
    6. Nội dung của luận văn 11
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
    12
    1.1. Khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh 12
    1.1.1. Định nghĩa 12
    1.1.2.Vai trò của quản trị chiến lược 12
    1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược 13
    1.2.1. Nghiên cứu môi trường hoạt động 13
    1.2.1.1 Môi trường bên ngoài 14
    1.2.1.2. Môi trường bên trong 17
    1.2.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp 18
    1.2.3. Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược then chốt 18
    1.3. Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược 18
    1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 18
    1.3.2.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 19
    1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 19
    1.3.4. Ma trận SWOT 20
    1.4. Đặc điểm sản xuât, kinh doanh lúa gạo ở Việt Nam 21
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22
    CHƯƠNG II
    PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
    LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC - VINAFOOD I
    23
    2.1. Giới thiệu Tổng quan về Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc 23
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty
    Lương thực Miền Bắc
    23
    2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc 24
    2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc 24
    2.1.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của tổng Công ty Lương thực Miền
    Bắc
    27
    4
    2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc từ
    năm 2008 đến 2010
    27
    2.2. Phân tích môi trường bên ngoài. 29
    2.2.1. Môi trường vĩ mô. 29
    2.2.1.1. Ảnh hưởng của luật pháp, chính trị. 29
    2.2.1.2. Ảnh hưởng về kinh tế. 30
    2.2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường văn hoá, xã hội, địa lí và nhân khẩu. 31
    2.2.1.4. Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ - kỹ thuật. 34
    2.2.1.5. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh. 34
    2.2.2. Môi trường vi mô. 35
    2.2.2.1. Khách hàng. 35
    2.2.2.2. Nhà cung cấp. 37
    2.2.2.3. Sản phẩm thay thế. 38
    2.2.2.4. Rào cản gia nhập ngành. 38
    2.2.3. Xác định các cơ hội và mối đe doạ. 38
    2.2.3.1. Các cơ hội. 38
    2.2.3.2. Các mối đe dọa. 38
    2.2.4. Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh. 39
    2.2.4.1. Cường độ cạnh tranh của những doanh nghiệp trong ngành. 39
    2.2.4.2. Các đối thủ cạnh tranh của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc 39
    2.2.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh. 42
    2.2.5. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE. 43
    2.3. Phân tích môi trường bên trong của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. 44
    2.3.1. Công tác quản trị. 44
    2.3.1.1. Công tác dự báo. 44
    2.3.1.2. Công tác hoạch định. 45
    2.3.1.3. Tổ chức và hoạt động. 46
    2.3.1.4. Công tác kiểm tra. 47
    2.3.2. Công tác marketing 48
    2.3.2.1. Sản phẩm tiêu thụ, giá cả. 48
    2.3.2.2. Phân phối. 49
    2.3.2.3. Hoạt động chiêu thị. 50
    2.3.3. Sản xuất. 51
    2.3.3.1. Lựa chọn sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. 51
    2.3.3.2. Quản lí chất lượng. 51
    2.3.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. 51
    2.3.4. Nguồn nhân lực. 52
    2.3.5. Tình hình tài chính của Tổng Công ty 54
    2.3.6. Nghiên cứu và phát triển (R&D) 57
    2.3.7. Hệ thống thông tin. 58
    2.3.8. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. 58
    2.3.8.1. Điểm mạnh. 58
    2.3.8.2. Điểm yếu. 59
    2.3.8.3. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE. 59
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II. 61
    5
    CHƯƠNG III.
    HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA TỔNG
    CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẾN NĂM 2020 – GIẢI PHÁP
    THỰC HIỆN
    62
    3.1. Mục tiêu, định hướng của Tổng công ty lương thực Miền Bắc. 62
    3.1.1. Mục tiêu, định hướng của chính phủ. 62
    3.1.2. Mục tiêu, định hướng của Tổng công ty lương thực Miền Bắc. 62
    3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế. 63
    3.1.2.2. Mục tiêu xã hội. 64
    3.1.2.3. Mục tiêu chính trị. 64
    3.2. Xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty lương thực Miền Bắc
    đến năm 2020
    64
    3.2.1. Phân tích khả năng khai thác điểm mạnh. 65
    3.2.2. Phân tích khả năng hạn chế điểm yếu. 66
    3.2.3. Phân tích khả năng khai thác cơ hội. 67
    3.2.4 Phân tích khả năng hạn chế các nguy cơ. 68
    3.2.5. Xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện mục tiêu 69
    3.2.5.1 Xây dựng chiến lược qua phân tích SWOT. 69
    3.3. Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng
    Công ty Lương thực Miền Bắc đến năm 2020.
    71
    3.3.1. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực 71
    3.3.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chiến lược về thị trường: 73
    3.3.2.1.Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng và phát triển thị trường
    xuất khẩu
    74
    3.3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược củng cố và phát triển thị trường
    theo chiều sâu
    75
    3.3.2.3. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường để xây dựng
    chính sách marketing hiệu quả
    76
    3.3.3. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng kinh
    doanh
    77
    3.3.4. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm và
    giá cạnh tranh.
    78
    3.5. Một số kiến nghị. 79
    3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ. 79
    3.5.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành 81
    3.5.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp trong ngành (Hiệp Hội Lương Thực
    Việt Nam).
    82
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III. 83
    PHẦN KẾT LUẬN 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC 86

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng lại có diện tích đất trên đầu người đứng vào
    hàng thấp nhất Châu Á (chỉ hơn Băng La Đét). Trong khi đó sự gia tăng của đô thị hoá,
    phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, của cơ sở hạ tầng, đất sản xuất lúa tiếp tục giảm đi;
    lại thường xuyên gặp thiên tai, sâu bệnh diễn biến rất phức tạp, cộng thêm biển đổi khí
    hậu toàn cầu tác động, làm ảnh hưởng ít nhiều đến gia tăng sản lượng lương thực.
    Trải qua 20 năm (từ năm 1989 đến nay) từ chỗ thiếu lương thực, nay đã sản xuất
    lương thực đủ ăn, có dự trữ và hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Tính chung
    cả thời kỳ 2001-2007, Việt Nam mỗi năm xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn gạo với kim ngạch
    bình quân 1,1 tỷ USD/năm, tăng gần 14% về sản lượng và kim ngạch so với trước đó, đặc
    biệt, trong 2 năm 2008-2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục mới với 4,7 và
    6 triệu tấn.
    Tuy vậy, với việc trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông
    Nam Á (ASEAN) từ tháng 7 năm 1995; được kết nạp vào APEC tháng 11 năm 1998; là
    thành viên th ứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) từ ngày 07 tháng 11 năm
    2006 .v.v vấn đề sản xuất, kinh doanh lương thực sẽ mở ra những cơ hội lớn cũng như
    những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam
    Từ sau năm 2010 dự báo tình hình kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp phải những khó
    khăn do hậu quả của suy thoái kinh tế, tài chính những năm 2008-2009. Chỉ số cạnh tranh
    của nền kinh tế nói chung và năng lực nội tại của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Tình
    hình thiên tai, dịch bệnh trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Sản lượng lúa gạo sản
    xuất trong nước có xu hướng ổn định và giảm dần vì những nguyên nhân: diện tích lúa
    giảm do phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập
    mặn, chi phí sản xuất lúa gạo ngày càng cao, trong khi giá gạo thế giới có xu hướng ổn
    định.
    Những yêu cầu trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động và nắm bắt kịp thời nhu
    cầu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu này một cách tốt nhất so với các đối thủ
    cạnh tranh trong ngành. Bằng nỗ lực của mình, Tổng Công ty lương thực Miền Bắc -VINAFOOD1 đang trên đà khẳng định là một thương hiệu uy tín trong ngành. Một trong
    những y ếu tố mang lại thành quả này là công ty đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng
    đắn. Song môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng đòi hỏi mỗi công ty phải có
    chiến lược cho từng giai đoạn phát triển.
    Từ năm 2010, nhiều cam kết gia nhập WTO đến thời hạn thực thi, nhất là cam kết
    về mở cửa lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bán lẻ, tạo ra thách thức không nhỏ đối với các
    doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty Lương thực Miền Bắc nói riêng.
    Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, việc xây dựng một chiến
    lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp có được một lợi thế cạnh tranh bền vững nhằm duy
    trì sự tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững.
    Là một cán bộ công chức trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với
    10
    những kiến thức đã được trang bị và mong muốn phát triển ngành lương thực một cách
    bền vững, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi đã chọn đề tài “Hoạch định chiến
    lược kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đến năm 2020” làm đ ề tài tốt
    nghiệp cao học cho mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận văn phân tích môi trường hoạt động của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc
    trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm của các doanh
    nghiệp trong ngành lương th ực. Ngoài các y ếu tố mang tính vĩ mô và vi mô, luận văn tập
    trung phân tích các yếu tố nổi bật trong ngành lương thực hiện nay như sự cạnh tranh của
    các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực thực phẩm, đặc biệt là tình hình xuất
    khẩu gạo. Qua đó, xác định các cơ hôi cần nắm bắt, các nguy cơ cần tránh né cũng như
    các điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục; trên cơ sở đó định hướng phát
    triển Tổng Công ty lương thực Miền Bắc đến năm 2020, xây dựng Tổng công ty thành
    một tập đoàn sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm hàng
    đầu Việt Nam. Tập đoàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong phạm vi cả
    nước, trong đó, sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu lương thực giữ vai trò chủ
    đạo. Tập đoàn bao gồm các Tổng công ty, công ty con, công ty liên kết, tự nguyện liên
    kết.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty
    Lương thực Miền Bắc - VINAFOOD1.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực sản xuất kinh doanh lương thực, thực
    phẩm đặc biệt là xuất khẩu gạo. Các tài liệu thứ cấp thu thập từ năm 2008 đến 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp những số
    liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như trong việc lựa chọn phương án, giải pháp
    chiến lược.
    - Phương pháp hệ thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối
    liên h ệ qua lại với nhau cùng tác động đến một thực thể là doanh nghiệp.
    - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia để nhận định những
    yếu tố tác động của môi trường và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với Tổng Công
    ty.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    5.1. Ý nghĩa khoa học:
    Hoạch định chiến lược giúp cho doanh nghiệp xác định đúng hướng đi của mình,
    sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình . Thực tế
    hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến công tác hoạch định chiến
    lược phát triển cho mình m ột cách nghiêm túc, khoa học. Do vậy, đề tài này dựa trên cơ
    sở tiếp cận phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp và vận
    dụng vào điều kiện cụ thể của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, từ đó góp phần mang
    11
    lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp lương thực
    Việt Nam.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc hoạch định chiến lược kinh doanh của
    doanh nghiệp đã xác định những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đối với
    hoạt động của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Đồng thời, định hướng chiến lược
    và đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực
    Miền Bắc đến năm 2020.
    6. Nội dung của luận văn gồm:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các Phụ lục; luận văn bao gồm những nội dung
    chính sau :
    - Chương I - Lý luận chung về hoạch định chiến lược.
    Nội dung chương này đề cập đến các khái niệm vai trò cũng như các bước nghiên
    cứu hoạch định chiến lược kinh doanh từ đó lựa chọn các công cụ hỗ trợ cho việc xác
    định, lựa chọn chiến lược kinh doanh.
    - Chương II - Phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty Lương thực
    Miền Bắc.
    Chương này khái quát bức tranh tổng thể về Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc
    qua việc t ập trung phân tích các hoạt động trên thị trường, phân tích toàn bộ các hoạt
    động, các yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của Tổng Công ty . Qua
    đó, xác định các cơ hội và mối đe dọa mà Tổng Công ty Lương Thực Miền Bắc có thể
    gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, đồng thời xây dựng các ma trận đánh giá
    các yếu tố b ên t ro n g v à bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của
    doanh nghiệp với môi trường, khái quát được bức tranh tổng thể về cạnh tranh trong
    ngành.
    - Chương III - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lương
    thực Miền Bắc đến năm 2020 – Giải pháp thực hiện.
    Trên cơ sở phân tích và dự báo nhu cầu sản phẩm của Tổng Công ty, nội dung
    chương này tập trung đề xuất xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty đến
    năm 2020, qua đó xác định 04 nhóm chiến lược then chốt và các giải pháp thực hiện.
    12
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
    1.1. Khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh
    1.1.1 Khái niệm
    Khái niệm “chiến lược” đã xuất hiện từ rất lâu, lúc đầu gắn liền với lĩnh vực
    quân sự và đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược:
    Theo Alfred Chandler (Đại học Harvard - 1962): “Chiến lược kinh doanh bao hàm
    việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời chọn cách thức
    hoặc quá trình hành động và phân bổ nguồn tài nguy ên để thực hiện mục tiêu đó”.
    Theo Fred R.David (Khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xu ất bản thống kê, TP
    Hồ Chí Minh, Năm 2006): “Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt đến
    mục tiêu dài hạn”.
    Theo GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (Sách Quản trị chiến lược, trang 20) : “Chiến
    lược là tập hợp các mục tiêu cơ b ản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, s ứ
    mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách
    tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của
    tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ
    từ môi trường bên ngoài”.
    Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung chiến lược kinh doanh
    bao gồm những nội dung cơ bản sau:
    - Các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn vươn tới.
    - Các qu yết định và hành động có liên quan chặt chẽ với nhau để thực hiện mục
    tiêu đề ra.
    - Triển khai, phân bổ các nguồn lực và năng lực một cách hiệu quả để thực hiện
    mục tiêu.
    Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm đi đến xác định các
    chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh
    nghiệp. Nó bao gồm từ việc phân tích môi trường để xác định các điểm mạnh, điểm
    yếu, cơ hội và nguy cơ, xác định các mục tiêu dài hạn và xây dựng, triển khai thực
    hiện các chiến lược kinh doanh trên cơ sở phát huy đầy đủ những điểm mạnh, khắc
    phục tối đa những điểm y ếu, tận dụng nhiều nhất những cơ hội và giảm thiểu những
    nguy cơ.
    1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược
    Tầm quan trọng của việc hoạch định và thực hiện chiến lược đối với doanh
    nghiệp được thể hiện qua các nội dung sau:
    13
    - Có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giúp cho
    doanh nghiệp có thể đương đầu với sự thay đổi nhanh chóng của môi trư ờng.
    - Là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và đo
    lường kết quả thực hiện đó.
    - Giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi để tránh sự lầm lạc trong
    định hướng cho tương lai.
    - Giúp cho doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, cải thiện tình hình
    nội bộ và theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
    1.2 Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược
    1.2.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động
    Để hoạch định chiến lược khả thi và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra, doanh
    nghiệp cần phải thực hiện theo một quy trình của Fred R.David gồm 3 giai đoạn: hình
    thành chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược.
    Hình 1.1 : Mô hình quản trị chiến lược của Fred R. David.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của VINAFOOD I
    từ 2008-20010.
    2. Báo cáo hoạt động của Hiệp hội lương thực Việt Nam từ 2008-20010.
    3. David, Fred R.(2003), Khái niệm quảm trị chiến lược, NXB Th ống kê.
    4. Nguyễn Thị Liên Diệp, Pham Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách
    kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội.
    5. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống kê.
    6. Hồ Đức Hùng (2000), Quản trị toàn diện doanh nghiệp, NXB Đại học
    Quốc gia TP.HCM.
    7. Kotler, Philip (1997), Quảng trị Marketing, người dịch vũ Trọng Hùng,
    NXB Thống kê.
    8. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh,
    NXB Giáo dục, TP.HCM.
    9. Porter, Michael E. (1997), Chiến lược cạnh tranh, người dịch
    Phan Thuỷ Chi, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
    10. Nguy ễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị
    trường, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
    12. Nguyễn Văn Thuận (2006), Quản trị tài chính, NXB Thống kê.
    Website:
    13. www.vietfood.org.vn.
    14. www.vinafood1.com.vn.
    15. www.vinafood2.com.vn.
    16. www.vnn.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...