Thạc Sĩ Hóa-xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Hóa-xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng

    GIÔÙI THIEÄU LUAÄN AÙN
    ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Carcinôm vòm hầu là một trong 10 loại ung thư thường gặp ở nước
    ta. Xạ trị là phương tiện điều trị chủ yếu. Đối với carcinôm vòm hầu
    giai đoạn I-II, có đến 80-85% bệnh nhân sống 5 năm sau xạ trị đơn
    thuần. Trong khi đó ở giai đoạn III-IVb, tỷ lệ sống còn 5 năm sau xạ
    trị đơn thuần giảm xuống, chỉ thay đổi từ 34-56% (Lee và cs). Thất
    bại chủ yếu do tái phát tại chỗ-tại vùng và di căn xa. Giải pháp nào
    để hạn chế các thất bại này? Phân tích gộp của nhiều nghiên cứu lâm
    sàng ngẫu nhiên cho thấy phối hợp hóa-xạ trị đồng thời dựa trên
    cisplatin làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ-tại vùng, tỷ lệ di căn xa cũng
    như cải thiện sống còn. Tuy nhiên, bên cạnh việc cải thiện kết quả
    điều trị, hóa-xạ trị đồng thời cũng làm gia tăng độc tính từ 15-25%.
    Mức độ gia tăng này thay đổi tùy theo kiểu cách phối hợp hóa-xạ:
    đồng thời xen kẻ hay đồng thời liên tục mỗi tuần, phối hợp hóa trị
    đơn chất hoặc đa chất, hóa trị liều thấp hay liều cao.Trong điều kiện
    nước ta, việc tìm ra một phác đồ điều trị vừa có hiệu quả trong cải
    thiện sống còn vừa có thể kiểm soát an toàn các độc tính là rất cần
    thiết. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm vào các
    mục tiêu sau đây:
    Mục tiêu nghiên cứu
    1. Xác định tỷ lệ các độc tính cấp và muộn của hóa-xạ trị đồng thời,
    so sánh với xạ trị đơn thuần.
    2. Xác định tỷ lệ đáp ứng của bướu nguyên phát và hạch sau hóa-xạ
    đồng thời, so sánh với xạ trị đơn thuần.
    3. Xác định các tỷ lệ thất bại (tái phát hoặc di căn xa), thời gian
    sống còn và các tỷ lệ sống còn 3 năm, 5 năm của nhóm bệnh
    nhân hóa-xạ trị đồng thời, so sánh với nhóm bệnh nhân xạ trị đơn
    thuần.
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hóa-xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu đã được sử dụng rộng rãi tại
    nhiều nước trên thế giới từ hơn 02 thập niên qua. Tuy nhiên, cho đến
    thời điểm chúng tôi triển khai nghiên cứu này, tại Việt Nam chưa có
    một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào so sánh và đánh giá một
    cách toàn diện lợi ích cũng như độc tính giữa hóa-xạ trị đồng thời
    bằng cisplatin liều thấp mỗi tuần với xạ trị đơn thuần cho các
    carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVb. Vì vậy nghiên cứu này là rất
    cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng thường quy hóa-xạ trị
    đồng thời các carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng tại
    nước ta trong tương lai.
    2
    Những đóng góp mới của luận án
    Luận án đã đưa ra các kết quả cụ thể về tính tuân thủ điều trị, độ
    dung nạp các độc tính, các tỷ lệ đáp ứng và sống còn của hóa-xạ trị
    đồng thời so sánh với xạ trị đơn thuần. Kết quả cho thấy hóa-xạ trị
    đồng thời với cisplatin liều thấp mỗi tuần có tỷ lệ đáp ứng cao, độ
    dung nạp các độc tính thuận lợi và cải thiện rõ rệt các tỷ lệ sống còn.
    Đây là cơ sở khoa học quan trọng khẳng định vai trò của hóa-xạ trị
    đồng thời, góp phần vào cải thiện kết quả điều trị các carcinôm vòm
    hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng tại nước ta.
    BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án dài 111 trang, phân bố như sau: mở đầu (2 trang), mục tiêu
    nghiên cứu (1 trang), chương 1: Tổng quan tài liệu (38), chương 2:
    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (8 trang), chương 3: Kết quả
    (19 trang), chương 4: Bàn luận (40 trang); kết luận và kiến nghị (3
    trang). Trong luận án cũng bao gồm 26 bảng, 12 biểu đồ, 17 hình và
    136 tài liệu tham khảo (12 tiếng Việt, 4 tiếng Pháp và 120 tài liệu
    tiếng Anh).
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 DỊCH TỄ HỌC CARCINÔM VÒM HẦU
    Carcinôm vòm hầu là loại ung thư có xuất độ khác biệt theo vùng địa
    lý, chủng tộc và yếu tố gia đình. Rất thường gặp ở miền Nam Trung
    Hoa (Quảng đông), Hong kong, các nước Đông Nam Á, một số nước
    Bắc phi, trong khi đó rất ít gặp ở các nước Âu Mỹ. Dân da vàng dễ
    mắc bệnh hơn so với dân da đen và da trắng. Nếu có một người trong
    gia đình mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của các thành viên còn lại
    tăng từ 4-10 lần so với gia đình không có người mắc bệnh. Giới nam
    nhiều hơn nữ, tỷ lệ thay đổi từ 2-3:1 (Parkin và cs). Đỉnh tuổi thường
    gặp là 40-59 tuổi (Chien và cs). Các yếu tố nguyên nhân của
    carcinôm vòm hầu được kể đến nhiều nhất bao gồm: nhiễm virút
    Epstein Barr(Epstein MA, Bonner và cs), thức ăn ướp muối (Ho và
    cs), thói quen hút thuốc lá và uống rượu (Friborg, Hsu và cs), yếu tố
    đột biến gen HLA (Hildesheim), hóa chất formaldehyde (Partanen và
    cs).
    1.2 GIẢI PHẪU BỆNH CARCINÔM VÒM HẦU
    Dựa trên mức độ biệt hóa của tế bào, Tổ chức y tế thế giới đã chia
    carcinôm vòm hầu thành 3 nhóm mô học khác nhau: carcinôm tế bào
    gai sừng hóa (típ1), carcinôm không sừng hóa (típ 2) và carcinôm
    không biệt hóa (típ 3).
    3
    1.3 DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN CỦA CARCINÔM VÒM HẦU
    Carcinôm vòm hầu là loại ung thư thường nhanh chóng xâm lấn vào
    các cấu trúc lân cận, sớm di căn hạch và dễ di căn xa. Bướu nguyên
    phát có thể ăn lan ra phía bên vào khoang cạnh hầu, ra phía trước vào
    các hốc mũi và các xoang cạnh mũi, lên phía trên vào các cấu trúc
    đáy sọ làm tổn thương các dây thần kinh sọ, xuống phía dưới vào
    khẩu hầu phá hủy vòm khẩu cái mềm. Vào thời điểm chẩn đoán, 1/3-1/2 bệnh nhân đã có di căn hạch, 85-90% di căn hạch cổ là cùng bên
    và 50% di căn hạch cổ 02 bên (Lee, Mao). Có 18-50% bệnh nhân có
    di căn xa trong quá trình diễn tiến bệnh, chủ yếu là xương, kế đến là
    gan và phổi (Ahmad và cs).
    1.4 ĐIỀU TRỊ CARCINÔM VÒM HẦU

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Chính Đại (2004), “Kết quả bước đầu của việc sử dụng hóa trị liều thấp phối
    hợp đồng thời với xạ trị bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IV tại BV
    K (2002-2003), trong Y học thực hành, Bộ y tế xuất bản, tr.56-62.
    2. Nguyễn Chấn Hùng (1986), “Ung thư vòm hầu”, trong: Ung thư học Lâm Sàng,
    tập 2, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tr. 108 – 115.
    3. Nguyễn Chấn Hùng (2001), “Thuốc lá và bệnh ung thư”, Y học TP Hồ Chí Minh,
    phụ bản chuyên đề ung bướu học, 5 (4), tr. 1 – 5.
    4. Phạm Chí Kiên (1995), “Tổng kết điều trị ung thư vòm hầu tại Trung Tâm Ung
    Bướu TP HCM từ năm 1985 – 1992”, Luận văn chuyên khoa cấp I- Ung thư
    học, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
    5. Phạm Chí Kiên (2003), “Điều trị ung thư vòm hầu”, Luận án chuyên khoa cấp IIUng thư học, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
    6. Lê Phúc Thịnh (1983), Tổng kết điều trị ung thư vòm hầu tại Khoa Ung thư BV
    Bình Dân 1976 – 1981, Sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật BV Bình Dân.
    7. Đặng Huy Quốc Thịnh (2005), “ Kết quả điều trị ung thư vòm hầu bằng phối hợp
    hóa trị tân hỗ trợ và xạ trị ngoài”, Luận án chuyên khoa cấp II-Ung thư học.
    Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
    8. Trần Quang Thuận (1998), “Nhận định bước đầu điều trị 116 trường hợp ung thư
    vòm hầu giai đoạn tiến xa bằng hoá trị cảm ứng và xạ trị”, Y học TP Hồ Chí
    Minh, phụ bản chuyên đề ung bướu học, 2(3), tr. 148 – 153.
    9. Nguyễn Thị Bích Thủy (2003), “ Hóa trị ung thư vòm hầu di căn tại Bệnh Viện
    Ung Bướu TP HCM 1995-1999”, Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản chuyên
    đề ung bướu học, 7(4), tr. 100-103.
    10. Nguyễn Sào Trung (1992), “ Bướu của đường hô hấp tiêu hóa trên”, trong:
    Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng, chủ biên, Bệnh học ung bướu cơ
    bản, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, tr. 29 -44
    114
    11. Đỗ Anh Tú (2004), “Đánh giá đáp ứng của điều trị hoá chất tân hỗ trợ bằng phác
    đồ Cisplatin và 5FU bệnh ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại vùng tại
    bệnh viện K (2001 - 2003)”, Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản chuyên đề ung
    bướu học, 5 (4), tr. 96 – 102.
    12. Vũ Văn Vũ (2004), “Đại cương hoá trị ung thư đầu – cổ”, trong: Nguyễn Chấn
    Hùng, chủ biên, Ung bướu học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, TP HCM,
    xuất bản lần 1, tr. 207 – 223.
    Tài liệu tiếng Pháp
    13. Bourgeois JP (1992), “Cancers du cavum”, dans : Radiothérapie Oncologique,
    Hermann, Paris, 1
    ère
    édition, pp. 199 – 207.
    14. Eschwège F (1994) “Tumeurs de la Sphère ORL”, dans : Mazeron JJ, éditeur,
    Techniques d’irradiation des cancers, Vigot, Paris, 1
    ère
    édition, pp . 177 –
    188.
    15. Lapeyre M (2001), Techniques d’irradiation des cancers de la tête et du cou,
    Centre Alexis Vautrin, Nancy, France.
    16. Mazeron JJ (1997) “Effet tardifs des radiations ionisants sur les tissus de la
    Sphère ORL”, dans : Cancer Radiothérapie, Elsevier, Paris, 1 (6), pp. 123-145.
    Tài liệu tiếng Anh
    17. Ahmad A, Stefani S (1986) “Distant metastases of nasopharyngeal carcinoma: a
    study of 256 male patients”. J Surg Oncol 33, pp 194-197.
    18. Al – Kourany K, Crissman J, Ensley J, et al (1988) “Excellent response to cisplatinum-based chemotherapy in patients with recurrent or previously
    untreated advanced nasopharyngeal carcinoma”. Am J Clin Oncol 11 (4): 427
    – 430
    19. Al-Sarraf M, LeBlanc M, Giri PG, et al (1996) “Superiority of
    chemoradiotherapy vs radiotherapy radiotherapy in patients with locally
    advanced nasopharyngeal cancer (NPC): Preliminary results of intergroup
    115
    (0099) (SWOG 8892, RTOG 8817, ECOG 2388) randomized study”. Proc
    Am Soc Clin Oncol 15: abstract 882
    20. Al-Sarraf M, LeBlanc M, Giri PG, et al (2001) “Superiority of five year survival
    with chemoradiotherapy vs radiotherapy in patients with locally advanced
    nasopharyngeal cancer (NPC): Intergroup (0099) (SWOG 8892, RTOG 8817,
    ECOG 2388) phase III study: final report”. Proc Am Soc Clin Oncol 15:
    Abstract 905
    21. Al-Sarraf M, Pajak TF, Cooper JS, et al (1990) “Chemoradiotherapy in patients
    with locally advanced nasopharyngeal carcinoma: a Radiation Therapy
    Oncology Group study”, J Clin Oncol 8 (8): 1342 – 1351
    22. Al-Sarraf. M (1998) “Chemotherapy versus Radiotherapy in patients with
    advanced nasopharyngeal cancer: Phase III Randomized Intergroup Study
    0099”, Journal of Clinical Oncology, (16), pp. 1310 – 1317.
    23. Bachouchi M, Cvitkovic E, Azli N, et al (1990) “High complete response in
    advanced nasopharyngeal carcinoma with bleomycin, epirubicin, and
    cisplatin before radiotherapy”, J Natl Cancer Inst 82(7):616-620
    24. Barnes Leon et al (2005), “Nasophryngeal carcinoma”, Pathology and Genetics
    of Head and Neck Tumours, WHO classification of tumours, IARC, pp 85-97.
    25. Baujat B, Audry H, Bourhis J, et al; “MAC-NPC Collaborative Group (2006)
    Chemotherapy in locally advanced nasopharyngeal carcinoma: metaanalysis of eight randomized trials and 1753 patients”, Int J Radiat Oncol
    Bio Phys 64 (1): 47 – 56
    26. Baujat B, Audry H, Bourhis, et al (2006) “Chemotherapy in locally advanced
    nasopharyngeal carcinoma: updated data of meta-analysis of eight
    randomized trials and 1753 patients”, Int J Radiat Oncol Biol Phys 64(2):
    58-63.
    27. Bedwineck JM, Perez CA (1987), “Carcinoma of the Nasopharynx”, in: Perez
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...