Tiến Sĩ Hóa-xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/7/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Carcinôm vòm hầu là loại ung thư xuất phát từ lớp biểu mô của vòm hầu. Đây là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng đầu cổ và có những nét rất độc đáo về dịch tễ học, bệnh học và điều trị. Carcinôm vòm hầu ít gặp ở các nước Âu Mỹ, nhưng lại rất phổ biến ở một số nước Châu Á, đặc biệt miền Nam Trung Hoa, các nước Đông Nam Á, và một số nước Bắc Phi [116]. Tại VN, carcinôm vòm hầu là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất. Theo số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2008 của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), ở VN carcinôm vòm hầu đứng hàng thứ 5 ở nam giới với xuất độ chuẩn tuổi (ASR) là 5,9/100.000 dân, và đứng hàng thứ 10 ở nữ giới với xuất độ chuẩn tuổi là 2,7/100.000 dân. Vị trí cơ thể học đặc biệt của vòm hầu khiến phẫu thuật không phải là phương tiện điều trị chính cho căn bệnh này[2],[27]. Xạ trị vẫn được xem là phương tiện điều trị chủ yếu các carcinôm vòm hầu vì đây là loại ung thư nhạy với xạ trị. Đối với carcinôm vòm hầu giai đoạn sớm I-II, có đến 80-85% bệnh nhân sống 5 năm sau xạ trị đơn thuần [13],[31],[111]. Trong khi đó ở giai đoạn III-IVb, theo Lee [83] và cs báo cáo vào năm 2005, tỷ lệ sống còn 5 năm sau xạ trị đơn thuần giảm xuống, thay đổi từ 34-56%. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 40-47% bệnh nhân giai đoạn III-IVb bị tái phát tại chỗ và di căn xa trong vòng 2 năm sau xạ trị đơn thuần, và trung vị sống còn toàn bộ khi thất bại với xạ trị chỉ từ 12-18 tháng [94]. Giải pháp nào để hạn chế các thất bại này? Từ hóa trị đã được chứng tỏ có vai trò quan trọng trong điều trị các carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng. Trong đó, đặc biệt. Đầu những năm 1990, cisplatin đã chính thức được áp dụng rộng rãi phối hợp đồng thời với xạ trị. Phân tích gộp của nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy phối hợp hóa-xạ trị đồng thời dựa trên cisplatin làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ tái phát tại chỗ-tại vùng, cũng như di căn xa. Sự phối hợp này cũng cải thiện có ý nghĩa về sống còn toàn bộ, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống còn tăng thêm từ 15-20% sau 5 năm [19],[20],[21],[26],[37],[41],[43]. Phương pháp hóa-xạ trị đồng thời các carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng đã được nhiều tác giả xem là liệu pháp điều trị tiêu chuẩn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc cải thiện kết quả điều trị, hóa-xạ trị đồng thời cũng đem lại nhiều độc tính cấp. Độ trầm trọng của độc tính có thể tăng từ 15-25% [37],[41], [73]. Mức độ gia tăng độc tính này thay đổi tùy theo kiểu cách phối hợp hóa-xạ: đồng thời xen kẻ hay đồng thời liên tục mỗi tuần, phối hợp hóa trị đơn chất hoặc đa chất, hóa trị liều thấp hay liều cao Hầu hết các nghiên cứu của các nước Âu Mỹ áp dụng hóa-xạ trị đồng thời theo kiểu đa hóa chất, liều cao, xen kẻ mỗi 3 tuần. Tuy nhiên thách thức lớn của các nghiên cứu này là tỷ lệ độc tính cấp gia tăng và số bệnh nhân hoàn tất liệu trình điều trị tương đối thấp [41],[43],[49],[74].
    Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, do đặc điểm hạn chế về thể chất cũng như sự khó khăn trong theo dõi, chăm sóc và xử trí các độc tính liên quan điều trị thì việc tìm ra một phác đồ hóa-xạ trị đồng thời vừa có hiệu quả trong kiểm soát bệnh vừa có thể kiểm soát an toàn các độc tính là rất cần thiết. Năm 2004, nhóm các nước thành viên thuộc Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA) bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia một nghiên cứu thí điểm đánh giá độc tính của hóa-xạ trị đồng thời với cisplatin liều thấp mỗi tuần cho các carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVb. Kết quả bước đầu cho thấy có đến 96% bệnh nhân hoàn tất điều trị, với tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 86%. Kết quả khích lệ từ nghiên cứu trên là yếu tố căn bản làm tiền đề để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nhìn lại y văn, thì cho đến nay tại Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào so sánh và đánh giá một cách toàn diện lợi ích cũng như độc tính giữa hóa-xạ trị đồng thời bằng cisplatin liều thấp mỗi tuần với xạ trị đơn thuần cho các carcinôm vòm hầu giai đoạn III-IVb. Từ những lý do trên đã thúc đẩy chúng tôi triển khai thực hiện nghiên cứu này, với mong muốn làm sáng tỏ các lợi ích cũng như các độc tính mà kiểu cách hóa-xạ trị đồng thời này đem lại.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đạt được một số mục tiêu như sau:
    1. Xác định tỷ lệ các độc tính cấp và muộn của hóa-xạ trị đồng thời, so sánh với xạ trị đơn thuần.
    2. Xác định tỷ lệ đáp ứng của bướu nguyên phát và hạch sau hóa-xạ đồng thời, so sánh với xạ trị đơn thuần.
    3. Xác định các tỷ lệ thất bại (tái phát hoặc di căn xa), thời gian sống còn và các tỷ lệ sống còn 3 năm, 5 năm của nhóm bệnh nhân hóa-xạ trị đồng thời, so sánh với nhóm bệnh nhân xạ trị đơn thuần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...