Tài liệu Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời kì Phong kiến ở Việt Nam

    Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời ḱ Phong kiến ở Việt Nam
    a. PHầN Mở ĐầU
    1. LƯ do chọn đề tài
    Đối với người Việt, hoa Sen luôn có vị trí và vai tṛ đặc biệt cả về tinh thần và văn hoá. Từ bao đời nay hoa Sen đă đi vào ḷng người, đi vào cuộc sống và văn hoá của người Việt. Ngắm hoa sen chóng ta có thể thấy và nhận ra h́nh ảnh con người Việt Nam , mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, v́ hoa sen hễ mọc ở nơi nào th́ sẽ làm nước đục nơi đó lắng trong. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng nhụy vàng. Từ khi nở cho đến khi tàn không hề có ong bướm bén mảng tới qua bao giàng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vuơn lên dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian. Sự h́nh thành của sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ – hoa – hạt, hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. V́ vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Bông sen cũng tượng trưng cho sù thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt ḷng ḿnh trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho ḿnh sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
    Từ ư nghĩa tâm linh Êy, bông hoa này đă đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành h́nh tượng trong kiến trúc vào điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, Èm thực .
    Cho đến tận hôm nay, khi bạn bè quốc tế đến với Việt Nam th́ h́nh ảnh đầu tiên họ gặp là h́nh ảnh bông sen vàng trên những chuyến bay của Vietnamairline, h́nh ảnh biểu hiện cho sù khai sáng và hoàn mĩ, vừa đời thường lại vừa cao quư, linh thiêng, vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, tượng trưng cho những con người Việt Nam dũng cảm kiên cường nhưng đôn hậu và cởi mở.
    Hiện nay ở nước ta, “Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Trang trí nói riêng phải được đổi mới nội dung và thống nhất trong các trường ĐH, CĐ trong cả nước, nhằm tạo ra các giảng viên, giáo viên chuyên ngành cho các trường từ tiểu hoc, trung học cho đến CĐ, ĐH có kiến thức vững vàng và có khả năng truyền thụ những kiến thức chung một cách sáng tạo và đầy đủ nhất, góp phần đào tạo nên những con người mới toàn diện ”. [ Tr.3 giáo tŕnh trang trí, NXB Đại học sư phạm, 2003 ]
    Nghị quyết 5 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đă đề ra những quan điểm và định hướng xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Giáo dục giá trị văn hoá truyền thống sẽ giúp học sinh, sinh viên tiếp thu các nền văn hoá thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
    Làm công tác giảng dạy môn Trang trí Mỹ thuật trong nhà trường tôi muốn giúp cho sinh viên biết tiếp thu sâu sắc hơn về giá trị vốn cổ dân tộc. Điều đó sẽ định hướng cho những hoạt động nghê thuật của sinh viên khi ra công tác. Trên cơ sở ư nghĩa khoa học và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời ḱ Phong kiến ở Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
    Chọn và nghiên cứu “Hoa văn hoa Sen trong Mĩ thuật nửa đầu thời ḱ Phong kiến ở Việt Nam”, tôi mong muốn có thêm những đóng góp nhỏ bé đối với một biểu tượng văn hoá - nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh nền mĩ thuật truyền thống Việt Nam.
    Bổ xung về lư thuyết cho bài chép vốn cổ trong môn trang trí mỹ thuật và có thể giúp thêm cho việc biên soạn giáo tŕnh và giảng dạy môn Trang trí Mỹ thuật cũng như đóng góp thêm một ư kiến khoa học để đồng nghiệp bàn luận và các em sinh viên tham khảo.
    T́m hiểu giá trị về nghệ thuật tạo h́nh hoa văn hoa sen trong hội hoạ của các thế hệ ông, cha là t́m về những giá trị về văn hoá, tinh thần – giá trị bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
    Qua sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật tạo h́nh hoa văn hoa sen để ǵn giữ nghệ thuật truyền thống và kho tàng hoa văn của Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu về yếu tố trang trí hoa văn trên các công tŕnh kiến trúc nửa đầu thời ḱ Phong kiến ở Việt Nam.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu:
    H́nh ảnh hoa văn hoa sen trên các công tŕnh kiến trúc cổ tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phân tích, so sánh, tổng hợp được áp dụng để t́m hiểu diễn biến của các mô - típ trang trí, từ đó thấy được những nét biến đổi của hoạ tiết theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
    Nghiên cứu tài liệu: sử dụng những tri thức liên nghành Giáo dục văn học, văn hoá học, văn hoá dân gian, sử học, khảo cổ học, tôn giáo hoc, dân tộc học nghệ thuật, để nghiên cứu biểu tượng, thấy được cáI riêng và sức sống của hoạ tiết hoa sen trong quần chúng nhân dân.
    Gặp gỡ,trao đổi ư kiến của các giảng viên, Thạc sĩ, nhà phê b́nh mĩ thuật về sự hiểu biết hoạ tiết hoa sen trong mĩ thuật nửa đầu thời ḱ Phong kiến ở Việt Nam
    5. Dự kiến đóng góp của đề tài
    Các kết quả nghiên cứu của tiểu luận trước hết là sự đóng góp vào kho tàng hoa văn Việt nam
    những kết quả thực tế qua tư liệu của tôi sẽ góp phần vào việc giảng dạy, và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.
    6. Cấu tróc của tiểu luận
    Nội dung của tiểu luận bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về hoa văn hoa sen và sự phát triển hoa văn hoa sen
    Chương 2: Hoa văn hoa sen qua các triều đại nửa đầu thời ḱ Phong kiến ở Việt Nam
    Chương 3: H́nh tượng hoa sen trong văn hoá Việt Nam
    A. Phần Nội dung
    Chương 1: Tổng quan về hoa văn hoa sen và sự phát triển hoa văn hoa sen
    1.1 T́nh h́nh phát triển hoa văn
    Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, hoa văn phục vụ cho việc trang trí là một nhu cầu lớn trong đời sống tinh thần của người dân Đại Việt thời bấy giờ. Người ta trang trang trí lên các công tŕnh kiến trúc như các cung điện lầu gác, các chùa tháp, các đền miếu lăng mộ, các quán đạo, cầu cốngv.v Người ta c̣ng trang trí lên các đồ vật quen thuộc hằng ngày như bàn ghế, giường tủ, thuyền bè, xe cộ, quần áo, đồ gốm sứ v.v Thậm chƯ cả lên người như tục xăm h́nh lên thân thể. Có thể nói, trong đời sống hằng ngày hễ có nơi nào trống trải có liên quan đến cuộc sống của con người, có điều kiện là người ta trang trí ngay một đồ án hoa văn ǵ đó.
    Tuỳ theo chất liệu của đồ vật được trang trí mà người ta sử dụng các cách tạo h́nh khác nhau: đục chạm nếu là gỗ đá; đổ khuôn nếu là đồng; vẽ, khắc nếu là gốm sứ.
    Đề tài trang trí cũng có nhiều thể loại. Có loại mang tính chất thần thoại, cao siêu, không có trong thực tế cuộc sống mà chỉ do con người đặt ra như các h́nh rồng, phượng, tiên nữ v.v mỗi h́nh loại đều được gắn vào những ư nghĩa mà tuỳ từng thời có khác nhau đôi chút do thay đổi quan niệm. Có loại có trong đời sống thực tế nhưng vẫn được con người lồng vào đó những ư nghĩa biểu tượng nhất định như hoa sen – biểu tượng của Phật giáo, hoa đồng tiền biểu tượng của hạnh phúc, giàu sang phó quư.v.v .Phần lớn ư nghĩa về các đề tài của hoa văn này được du nhập từ ngoài vào cùng với sự du nhập của một tôn giáo tín ngưỡng nào đó. Ví dụ ư nghĩa của hoa sen được truyền tụng cùng vơí sự du nhập của Phật giáo, ư nghĩa về h́nh kỳ lân được truyền tụng với sự phát triển của Nho giáo, cũng có trường hợp ư nghĩa biểu tượng của một loại đề tài nào đó từ ngoài khi du nhập vào nước ta nó đă kết hợp và bổ sung bởi các tín ngưỡng dân gian sẵn có trong nước để làm cho ư nghĩa và biểu tượng của đề tài đó được phong phú đa dạng thêm. Ví dụ như hoa văn h́nh rồng chẳng hạn. Nó vừa là biểu tượng vốn có trong dan gian nhưng dần dần về sau tiếp thu thêm nhiều yếu tố của rồng phương Bắc.
    Bên cạnh đó cũng có những trường hợp h́nh được trang trí chỉ để phục vụ cho mét ư nghĩa đơn giản nào đó. Ví dụ như người ta vẽ h́nh chim nghịch lên đầu mũi thuyền v́ chim nghịch là loài chim biển hay bắt cá ở ngoài khơi, không sợ sóng gió. Vẽ như vậy nhằm làm tăng dũng khí cho những người đi biển. Hoặc thích h́nh rồng vào đùi v́ “Nhà ta vốn là người vùng hạ lưu đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường thích rồng vào đùi, nếp nhà theo nghề vơ nên thích rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc .”(Lời của thượng hoàng Trần Nhân Tông), “Đại Việt sử kí toàn thư,TII, 1972,H.6.”
    Tất nhiên, trong các đề tài hoa văn này cũng có những h́nh được trang trí hoàn toàn không mang mét ư nghĩa biểu tượng nào cả, mà chỉ là để cho đẹp, cho vui mắt mà thôi. Thường thường đây là những hoa văn về đề tài hiện thực có trong đời sống hằng ngày như: cỏ cây, hoa lá, chim muông, cá mó v.v Loại hoa văn này thường là những tác phẩm dân gian, mà ngày nay chưa t́m thấy nhiều trên các di vật c̣n lại.
    Có thể đề tài dân gian này cũng có trong các kiến trúc và đồ vật ở các làng bản nhưng v́ phần lớn chúng thuộc các chất liệu rẻ tiền, dễ bị huỷ hoại như gỗ tre nứa.v.v nên ngày nay không c̣n.
    Hơn nữa cũng không loại trừ việc sử dụng hoa văn này giữa các tầng lớp xă hội cũng có sự ngăn cách, cấm đoán. Giai cấp thống trị mà đứng đầu là các vua chúa luôn luôn muốn giành riêng cho ḿnh việc trang hoàng trang trí những hoa văn có ư nghĩa cao quư nên họ đă ban hành các sắc lệnh cấm đoán nghiêm ngặt. Chẳng hạn như năm 1118, triều đ́nh nhà Lư đă ban hành sắc lệnh “Cấm những kẻ nô bộc của các nhà trong và ngoài thành không được thích dấu mực vào ngực và chân như kiểu cấm quân và thích rồng ở ḿnh, ai sai phạm th́ sung làm quan nô” “Đại Việt sử kư toàn thư,1972,h.249 ”. Các sắc lệnh tương tự cũng được các triều đại kế tiếp áp dụng rộng dăi để cấm đoán dân gian.
    Và cũng không phải chỉ phân biệt cấm đoán với dân gian, hoa văn c̣n đựơc dùng để phân biệt các cấp bậc cao thấp của quan lại và tôn thất, các quan văn vơ: “ Tôn thất th́ kiệu đầu đ̣n chạm phượng, tướng quốc th́ kiệu đầu đ̣n chạm anh vũ(tức chim vẹt) sơn then, lọng màu tía. Từ tam phẩm trở lên th́ kiệu đầu đ̣n chạm mây, lọng xanh. Từ tứ phẩm đến lục phẩm th́ kiệu đầu đ̣n bằng đồng .” “Đại Việt sử kư toàn thư,1972,h.26”.
    Càng chức sắc càng cao th́ được sử dụng những hoa văn càng có ư nghĩa cao quư.Năm 1396 Hồ Quư Ly đă cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao. Trên tiền giấy có in h́nh hoa văn, giá trị đồng tiền càng to th́ h́nh hoa văn càng được trang trí trên nó càng có ư nghĩa cao quư.Qua đó chúng ta thấy thời gian này quan niệm về ư nghĩa các hoa văn từ thấp đến cao như sau:tờ 10 đồng vẽ rong,giấy 30 đồng vẽ sóng, giấy 1 tiền vẽ mây, giấy 2 tiền vẽrùa, giấy 3 tiền vẽ lân, giấy 5 tiền vẽ phượng, giấy 1 quan vẽ rồng” “Đại Việt sử kư toàn thư,1972,h.217
    Sang đến thời Lê sơ, vào các năm 1429,1446,1471,1500 và 1509 triều đ́nh tiếp tục sử dụng trang trí hoa văn trên trang phục để phân biệt cấp bậc như: “ bổ tử(của áo): các công tước trong hoàng thân dùng h́nh con Kỳ lân, quan nhất nhị phẩm về hàng văn dùng h́nh con Tiên hạc, về hàng vơ dùng h́nh con sư tử, tam phẩm về hàng văn dùng h́nh con cấm kệ về hàng vơ dùng h́nh con bạch thạch ”. Các quan từ tứ phẩm đến ngũ phẩm: “ quan tứ phẩm về hàng vơ dùng h́nh con hổ về hàng văn dùng h́nh con công, ngũ phẩm về hàng vơ dùng h́nh con báo, về hàng văn dùng h́nh con vân nhạn” C̣n các quan lục phẩm trở xuống, bổ tử(của áo): “về hàng vơ dùng h́nh con voi, về hàng văn dùng h́nh con bạch nhàn .” “Việt sử thông giám cương mục,TII,1998,H.10 .
    Tất cả những điều đó chứng tỏ cha ông ta từ xa xưa chẳng những dùng hoa văn để trang trí là một nhu cầu mà c̣n biết sử dụng những tín hiệu của luật pháp của một sự tôn ti trật tự cần thiết trong xă hội. Hiện nay các di vật di tích nghệ thuật của giai đoạn này c̣n lại không nhiều. Do thời tiết mưa, nắng, khí hậu Èm thấp của xứ nhiệt đới cùng với năm tháng đă huỷ hoại hầu hết.Các di tích của hai triều đại Đinh và Tiền Lê cho đến nay chóng ta chưa phát hiện được thêm ǵ ngoài khu vực của hai vua Đinh và vua Lê ở Hoa Lư. Tại đây các nhà khảo cổ học đă t́m thất một lớp nên cung điện, với nhiều gạch và nhiều đồ nung khác. Hoa văn thời này chỉ mới thấy chủ yếu là trên các viên gạch và bệ sen. Thời Lư chỉ c̣n lại đến nay 26 phế tích và di chỉ mà trong đó có không Ưt nơi chỉ c̣n có một tấm bia hoặc một lớp nền. Hiện vật thời Lư c̣n lại là một số đồ đá và đồ đất nung. Những di tích này thường do triều đ́nh hay tầng lớp quư tộc xây dựng. Bởi vậy những hoa văn trang trí trên các hiện vật này là những hoa văn mang tính chất chính thống quư phái và cao sang.Thời Trần th́ số lượng di tích các nhà khảo cổ phát hiện được lên con sè 98. trong số này gần một nửa là các chùa làng, nơi mà dấu tích nghệ thuật c̣n để lại là một bệ tượng Phật bằng đá kiểu hoa sen h́nh hộp, và trong sè di tích di chỉ thời này có 4 nơi giữ được giấu tích kiến trúc bằng gỗ, số c̣n lại thường là hiện vật đá và đất nung. Di vật trong các di tích nghèo nàn, không hiếm di tích chỉ c̣n lại một tấm bia đá hay mấy viên gạch đất nung sứt mẻ. Hoa văn về thời này phong phú hơn, cả về đề tài cũng như số lượng. Đáng chú ư hơn là trong các bệ đá của chùa làng chúng ta bắt gặp một số đề tài của nghệ thuật dân gian, tuy chưa nhiều lắm.Thời Lê sơ tồn tại vẻn vẹn 100 năm, lại là thời kỳ có chủ trương hạn chế đạo Phật và đạo Lăo nên các chùa, tháp các quán đạo không được xây dựng thêm. di tích c̣n lại cho đến nay mà các nhà khảo cổ học mới chỉ t́m thấy con số khiêm tốn là 20. Trong số này chiếm phần nửa là các lăng mộ các vua. Hiện vật ở các di tích này cũng không có ǵ ngoài một số đồ đá như bia và tượng ở lăng mộ, một số thành bậc cửa ở các cung điện. Hoa văn thời Lê sơ nghèo cả về h́nh và số lượng.Ngoài các di chỉ di tích, hiện nay chóng ta c̣n t́m được nhiều đồ gốm đẹp thời này. Chúng nhiều thể loại và kiểu dáng như bát đĩa, Êm chén, b́nh, lọ, chậu, ang, thạpv.v Men và màu sắc của chúng cũng phong phú, phản ánh một kĩ thuật chế tác đă đạt tŕnh độ cao.Thời Lư có loại gốm men màu bóng trong các nhà nghiên cứu quen gọi là gốm men ngọc. Người thợ khắc rạch các kiểu hoa văn vào phôi gốm sau đó tráng men kên trên rồi đưa vào ḷ nung. Men chảy đều, hoa văn hiện lên, hơi mờ ảo nhưng rất thú vị. Đề tài hoa văn ở đây chủ yếu là các cỏ, cây, hoa, lá, mây.Có một loại gốm khác, có từ thời Lư nhưng chủ yếu là phổ biến ở thời Trần, đó là loại gốm hoa nâu. Hoa văn ở đây không khắc vạch mà dùng bút vẽ lên trông rất hoạt và gợi cảm. Đề tài hoa văn này cũng phong phú. Chúng bao gồm hoa lá muông thú và cả sinh hoạt của con người. Phần lớn đề tài hoa văn ở đây đều có ảnh hưởng của nghệ thuật dân gian.Thời Lê sơ xuất hiện loại gốm nhẹ, xương đất mỏng, có men nên màu trắng c̣n hoa văn màu xanh lam mà các nhà nghiên cứu gọi là gốm hoa lam. Gốm hoa lam cũng sử dụng nhiều bút vẽ hoa văn với nhiều đề tài phong phú.Loại gốm này được phát triển nhiều ở thời Mạc. Gốm thời Mạc đă đạt tŕnh độ phát triển cao, nhiều sản phẩm nổi tiếng thế giới. Đáng tiếc là số c̣n lại hiện nay không c̣n nhiều, những đồ gốm thời Mạc c̣n lại này là do trao đổi buôn bán với nước ngoài và hiện đang nằm trong bộ sưu tập của các tư nhân và các bảo tàng lớn trên thế giới. Chính nhờ các hiện vật bày ở các bảo tàng này mà chúng ta hiểu thêm về những giá trị nghệ thuật của ông cha để lại.1.2 Hoa văn về các loài hoaTrong thế giới tự nhiên, hoa là sự kết tinh cái đẹp của cac loài thực vật và có sức hấp dẫn con người. Bởi vậy nên đề tài hoa đă được chú ư thể hiện rất nhiều trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của các dân tộc trên thế giới. Nước nào cũng có nhiều loại hoa nhưng mỗi nước đều t́m chi ḿnh một vài loài hoa tiêu biểu như Tuy líp của Hà Lan, Mẫu đơn của Trung Quốc, Anh đào của Nhật bản v.v có loại như hoa sen th́ lại khá phổ biến ở nhiều nước, nhất là những nước có dân chúng theo đạo phật. Người Trung Quốc chọn 4 loại hoa xuất sắc liệt vào “tứ quân tử” là Mai, Lan, cóc hay mẫu đơn. hoặc mỗi quư chọ một loại hoa tiêu biểu gọi là tứ quư hay tứ hữu. đó là Mai(Đông), lan(xuân), cúc(thu), trúc(hạ) hoặc cũng có nơi thay trúc bằng hoa sen.ở Việt Nam, đề tài này xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật trang trí cổ truyền. Ngay từ thời hậu ḱ đồ đá cũ, người Việt cổ ở Mai Pha đă biết rạch lên đồ gốm của ḿnh những hoa văn 4 cánh kiểu hoa thị. Hoặc sang thời Phùng Nguyên cư dân Việt cổ vùng Hoa Lộc đă biết kẻ những h́nh hoa 4 cánh trang trí thành dăy dài hoặc một loại có đài to tṛn ở giữa và các nhị như những chấm nhỏ bao quanh.Cho đến giai đoạn đầu thời ḱ Phong kiến độc lập này đề tài hoa đă có mặt trong nhiều văn hoá nghệ thuật. Nhiều loài hoa như hoa cóc, hoa mai, hoa sen .đă trở đi trở lại trong các bài thơ của các thi sĩ quư tộc thời này. các nhà thơ muốn thông qua những vẻ đẹp của loài hoa để nói lên tấm ḷng thanh bạch, kiên định và tiết tháo của ḿnh như một số nhà thơ lớn của Trung Hoa: Đào Tiềm, Khuất Nguyên đă từng làm.C̣n về nghệ thuật tạo h́nh, các loài hoa như hoa sen, vốn là biểu tượng của đạo Phật nên hầu như ở đâu cũng có và thời nào cũng dùng nó vào việc trang trí. Có loài hoa như hoa mẫu đơn, có lẽ do không hợp khí hậu nên không trồng được ở Việt Nam, trong thơ ca ḱ này Ưt được nói đến, nhưng trong đồ án trang trí vẫn có mặt ở nhiều nơi. C̣n hoa cóc, hoa mai ở thời này không những là đề tài ngâm vịnh của các thi sĩ tầng lớp quư tộc mà c̣n được các nghệ nhân thể hiện nhiều trong các đồ án trang trí. Một h́nh dáng đáng lưu ư là do tính cách điệu và tính ước lệ khá cao của nghệ thuật thời này nên ngày nay việc phân biệt h́nh mẫu hoa văn của các loại hoa gặp rất nhiều khó khăn. Các nghệ nhân thường bỏ hết lá, rồi biến chúng thành một chùm hoa dây, mỗi ô là một cách điệu, nên việc tách bạch ra từng loại không phải là việc dễ dàng. Bởi vậy trừ hoa sen là loại hoa có gương sen với những hạt tṛn dễ nhận ra trên các đồ án, c̣n nữa các nhà nghiên cứu gọi gộp lại cả là hoa cóc.
    Chóng ta có thể phân biệt một số đồ án các loại hoa như sau:
    Hoa sen: Như trên đă nói, nhờ có gương sen, trong gương lại có hạt nên dễ nhận ra. Hơn nữa dáng của các cánh hoa c̣ng thon dài, thứ úp trong gương, thứ nở đều toả ra các phía.
     
Đang tải...