Tài liệu Hóa sinh máu và các dịch sinh vật

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HÓA SINH MÁU VÀ CÁC DỊCH SINH VẬT

    Mục tiêu học tập

    - Trình bày được những tính chất lý hoá của máu, vai trò của máu, chỉ số pH và hệ đệm của máu
    - Liệt kê được các thành phần hoá học của máu và các chỉ số sinh lý của chúng
    - Trình bày được tính chất chung và thành phần hóa học của các dịch sinh vật.
    - Trình bày hiện tượng tràn dịch và phân biệt được dịch thấm dịch tiết.

    I. HÓA SINH MÁU
    1. Đại cương
    Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể. Máu đảm nhiệm các chức năng sau:
    - Dinh dưỡng: Máu chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô
    - Bài tiết: Máu chuyển các chất cặn bã từ các mô đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài
    - Hô hấp: Máu đóng vai trò quan trọng trong qua trình hô hấp, đưa oxy từ phổi đến các tế bào đồng thời lấy CO[SUB]2[/SUB] từ các tế bào đến phổi và đào thải ra ngoài
    - Duy trì thăng bằng acid base của cơ thể
    - Điều hoà thăng bằng nước
    - Điều hoà thân nhiệt
    - Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể nhờ các bạch cầu, kháng thể, lưu thông trong máu
    - Tham gia vào cơ chế điều hoà các chức phận thông qua các hormon.
    - Vận chuyển các chất chuyển hoá từ các mô và các cơ quan khác nhau để đổ vào máu.

    Cùng với bạch huyết, máu là môi trường bên trong của cơ thể
    Máu chiếm khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể người. Máu gồm có huyết tương chiếm 55-60% thể tích máuhuyết cầu chiếm 40-45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu va tiểu cầu.
    2. Tính chất lý hoá của máu
    - Tỉ trọng: Tỉ trọng của máu người thay đổi trong khoảng 1,050 - 1.060, trung bình là 1,056
    - Độ nhớt: Gấp 4-6 lần độ nhớt của nước ở 38[SUP]0[/SUP]C, độ nhớt phụ thuộc chủ yếu vào số lượng hồng cầu
    - Áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu của nước phụ thuộc vào nồng độ tất cả các phân tử hữu cơ và các ion có trong máu chủ, yếu là HCO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP], Cl[SUP]-[/SUP], Na[SUP]+[/SUP], nhưng chủ yếu là NaCl. Bình thường thay đổi từ 7,2 - 8,1 atmosphe ở 37[SUP]0[/SUP]C

    3. PH và hệ thống đệm của máu
    PH của máu thay đổi trong khoảng 7,30 - 7,42. Trong máu có các hệ thống đệm sau đây:
    Acid carbonic/bicarbonat, mononatriphosphat/dinatriphosphat, protein/proteinat, hemoglobin hồng cầu
    4. Thành phần hoá học của máu: bình thường khá ổn định
    Huyết cầu: có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
    Thành phần của huyết tương gồm: nước 91%, chất khô 9%
    Các chất khí: O[SUB]2[/SUB], CO[SUB]2[/SUB]
    Các chất vô cơ gồm: natri ,kali, calci, magiê, clo, bicarbonat, sulfat, phosphat Ngoài ra còn có các yếu tố vi lượng: I, Cu, Fe, Zn, , chúng ở nhiều dạng ion hoá hoặc kết hợp với protein
    Một số chất điện giải chính trong huyết thanh:
    Natri: 144mmol/lít, Clo: 104 mmol/lít, Kali 4,6 mmol/lít, Calci 5mmol/lít
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...