Thạc Sĩ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG . i
    DANH MỤC CÁC HÌNH . ii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ
    PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 7
    1.1. Khái quát chung về Doanh nghiệp nhỏ và vừa: . 7
    1.1.1. Khái niệm, tiêu chí phân loại và đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa . 7
    1.1.2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế . 11
    1.2. Hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV . 13
    1.2.1. Nội dung hỗ trợ phát triển DNNVV . 14
    1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ DNNVV . 17
    1.3. Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số nơi và bài học kinh
    nghiệm cho Phú Thọ . 22
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia: 22
    1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương khác: 27
    1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về hỗ trợ phát triển DNNVV . 29
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
    NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ . 31
    2.1. Giới thiệu tổng quát về tỉnh Phú Thọ . 31
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển . 31
    2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 32
    2.2. Thực trạng DNNVV của tỉnh Phú Thọ 34
    2.2.1. Số lượng, cơ cấu ngành và qui mô DNNVV của tỉnh Phú Thọ 36
    2.2.2. Đóng góp của DNNVV trên địa bàn Phú Thọ 40
    2.3. Thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 45
    2.3.1. Các hoạt động hỗ trợ DNNVV tỉnh Phú Thọ 45
    2.3.2. Tổ chức hoạt động hỗ trợ DNNVV tỉnh Phú Thọ . 50
    2.3.3. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV 53
    2.4. Đánh giá chung 56
    2.4.1. Những kết quả đạt được 56
    2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại 58
    2.4.3. Nguyên nhân . 60
    CHƯƠNG 3 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 62
    3.1. Những nhân tố mới ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ DNNVV của tỉnh
    Phú Thọ . 62
    3.1.1. Nhân tố quốc tế . 62
    3.1.2. Nhân tố trong nước . 62
    3.2. Định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV ở Phú Thọ 64
    3.3. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 66
    3.3.1. Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích các DNNVV
    phát triển 66
    3.3.2. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với DNNVV . 71
    KẾT LUẬN . 77
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 i
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2009-2013 (ĐVT:%) . 32
    Bảng 2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế giai đoạn 2009-2013 (ĐVT:%) . 33
    Bảng 2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2009-2013 . 33
    Bảng 2.4. Số lượng DNNVV hoạt động giai đoạn 2007-2013 . 36
    Bảng 2.5 : Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa 37
    Bảng 2.6 .Kết cấu DNNVV tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2013 38 ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ( %) . 39
    Hình 2.2. Đóng góp vào GDP của Tỉnh (%) . 40
    Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh ( %) 41
    Hình 2.4. Đóng góp Ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) . 42 1
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Doanh nghiệp nhỏ và
    vừa (DNNVV) đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
    Việt Nam. Với số lượng chiếm 97% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các
    doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo
    công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nước cho hoạt động sản
    xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, phát triển doanh
    nghiệp nói chung và đặc biệt là DNNVV là một trong những nhiệm vụ quan
    trọng của Đảng, Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương trong giai
    đoạn hiện nay.
    Những năm gần đây, Nhà nước ban hành và thực hiện một loạt chính
    sách, biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV trên nhiều mặt từ việc hỗ trợ tiếp cận
    các nguồn lực (đất đai, vốn, công nghệ .), đến hỗ trợ phát triển thị trường tiêu
    thụ, mở rộng quan hệ với bạn hàng, khách hàng . Nhờ đó, các doanh nghiệp
    này đã có bước phát triển mạnh trong cả nước cả về số lượng doanh nghiệp,
    năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà
    nước cũng còn nhiều hạn chế, vì thế mà chưa phát huy hết tiềm năng của các
    doanh nghiệp này.
    Hiện nay các DNNVV có bước phát triển mạnh cả về số lượng doanh
    nghiệp và năng lực sản xuất. Nhờ đó, các doanh nghiệp này đã có những đóng
    góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt nam Tuy nhiên, so với
    tiềm năng và yêu cầu thì sự ra đời và phát triển DNNVV còn bộc lộ những
    mặt hạn chế: qui mô chủ yếu là nhỏ và cực nhỏ, thiếu vốn, trình độ công nghệ
    còn yếu, khó khăn trong việc gia nhập thị trường, phân biệt đối xử, cạnh
    tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập Tổ 2
    chức Thương mại thế giới (WTO) . Đặc biệt là tác động tiêu cực của cuộc
    khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho các DNNVV càng gặp nhiều bất lợi
    trong hoạt động sản xuất. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ chế chính sách
    cụ thể để hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam phát triển, vượt qua khủng hoảng
    kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường
    trong nước và quốc tế. Mặt khác, tỉnh cũng chưa có nhiều biện pháp thực sự
    phù hợp để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện tốt một số chính sách,
    giải pháp đã đề ra.
    Để góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV nhằm
    huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng . trong dân, cần thiết
    phải nghiên cứu để tìm những biện pháp tăng cường hỗ trợ các DNNVV trên
    địa bàn nhằm phát triển các doanh nghiệp này cả về lượng và chất. Đây là vấn
    đề cấp bách, đồng thời có tính cơ bản, lâu dài đối với đất nước. Đó cũng là lí
    do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hỗ trợ phát triển Doanh
    nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
    2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
    Do các DNNVV có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội
    nên việc hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển được quan tâm đặc biệt ở hầu
    hết các nước trên thế giới, ở Việt nam cũng như từng địa phương trong cả
    nước.Do vậy, hiện đã có không ít công trình nghiên cứu cả trong và ngoài
    nước, dưới đây là một số công trình tác giả đã tham khảo:
    DNNVV của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của
    nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2005) đã làm
    rõ thực trạng và những thách thức của doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa trước thềm
    hội nhập kinh tế thế giới và đề ra những giải pháp mà các doanh nghiệp cần
    phải hoàn thiện để thúc đẩy sự phát triển. Tác giả đã phân tích được rõ thực
    trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi phải đối mặt với bốn khó khăn lớn: 3
    Trình độ chuyên môn và quản lý kinh doanh kém,công nghệ lạc hậu, nguồn
    vốn hạn chế và thiếu thông tin. Đây là các yếu tố cơ bản quyết định sự phát
    triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó đưa ra
    các giải pháp tương ứng như liên kết với các cơ sở đào tạo để cung ứng nguồn
    nhân lực cho doanh nghiêp nhỏ và vừa; nhanh chóng đổi mới công nghệ-
    nhưng tác phẩm chưa chỉ rõ phải đổi mới công nghệ ngoài biện pháp vay vốn
    ngân hàng thì cần thêm những giải pháp gì (vay vốn thị trường chứng khoán,
    thuê mua công nghệ của các tổ chức cho thuê tài chính, làm vệ tinh cho các
    doanh nghiệp lớn để các doanh nghiệp lớn đầu tư trang bị máy móc, thiết bị
    sản xuất). Ngoài ra là giải pháp giải quyết khó khăn liên quan đến vốn thì cần
    hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Ngân hàng thương mại; hỗ trợ thông tin về cơ
    chế, chính sách chế độ, thông tin về giá cả thị trường.
    Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhóm tác giả
    Hà Xuân Phương, Đỗ Minh Tuân, Chu Minh Phương (2001) đã phân tích các
    chính sách hỗ trợ về tài chính như thuế, vay vốn và bảo lãnh tín dụng, đây là
    chính sách chủ yếu để quyết định sự thành công của các doanh nghiệp vừa và
    nhỏ ở Việt nam. Công trình đã nêu rõ những khó khăn của DN vừa và nhỏ
    gặp phải, so với doanh nghiệp lớn như DNNN thì khả năng tiếp cận nguồn
    vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại của DNNVV tư nhân là rất hạn
    chế. Trong khi đó các DNNN điều tra có qui mô vốn lớn đều được vay vốn từ
    các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, xét về qui mô các khoản vay, mức vay
    bình quân cho một DNNN điều tra lớn hơn rất nhiều lần mức vay bình quân
    của một doanh nghiệp tư nhân. Bài viết đã đề xuất được giải pháp thúc đẩy
    hình thành Hệ thống bảo lãnh tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
    các đối tượng vay vốn khác, trong đó Quỹ Hỗ trợ Phát triển Trung ương nay
    là Ngân hàng Phát triển VN đóng vai trò trung tâm. DNNVV cần phát triển
    mạnh hơn mối quan hệ giữa cộng đồng các doanh nghiệp (qua các Hiệp hội) 4
    để tiếp cận tài chính từ Ngân hàng. Tuy nhiên chính sách thuế hỗ trợ doanh
    nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ dừng ở đề xuất giảm thuế suất, giãn tiền nợ thuế
    mà chưa đề cập đến các phương án khác như miễn thuế, ưu đãi thuế và điều
    tiết chi phí.
    Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai
    đoạn 2001-2010 của tác giả Nguyễn Văn Toán (năm 2006). Luận văn nêu mô ̣t
    cách tổng quát tình hình phát triển DNNVV ở nước ta và kinh nghiệm 1 số
    nước trên thế giới . Qua đó nhâ ̣n đi ̣nh vai trò to lớn của các DNNVV , sự cần
    thiết và phương hướng phát triển loa ̣i hình doanh nghiê ̣p này , nhưng tác giả
    chỉ đưa ra một số giải pháp chưa đi sâu phân tích từng giải pháp cụ thể.
    Luâ ̣n văn Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đi ̣a
    bàn tỉnh Thanh Hóa của tác giả Hoàng Văn Thụ( năm 2005). Luâ ̣n văn đi sâu
    phân tích sự phát triển và thực tra ̣ng doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa của tỉnh Thanh
    Hóa, các kết quả mà DNNVV đạt được , đã phân tích nhưng chưa cu ̣ thể các
    giải pháp thiết thực nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh.
    Sau khi nghiên cứu các công trình về hỗ trợ phát triển DNNVV, tác giả
    nhâ ̣n thấy chưa có công trình nào đề câ ̣p đến hỗ trợ phát triển các DNNVV
    trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . Qua quá trình ho ̣c tâ ̣p và công tác ta ̣i Tỉnh Phú
    Thọ, tác giả mong muốn được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hỗ
    trợ cho sự phát triển các DNNVV của Tỉnh .
    3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu :
    Luận văn đã kế thừa cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm thực tiễn của
    các công trình trên, một số chính sách hỗ trợ theo Nghị định 56/2009-ND-CP
    và nhìn nhận, đánh giá đúng thực tiễn thực trạng hỗ trợ DNNVV trên địa bàn
    tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2013, làm rõ những thành tựu đã đạt được và
    những hạn chế còn tồn tại để đưa ra những giải pháp hỗ trợ nhằm giúp các
    DNNVV phát triển mạnh mẽ hơn giai đoạn 2014-2020
     
Đang tải...