Thạc Sĩ Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ
    NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU
    6
    1.1. Các công trình nghiên cứu về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
    nước ngoài 6
    1.2. Các công trình nghiên cứu về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
    trong nước 12
    1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án 22
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG
    THUỶ SẢN XUẤT KHẨU
    24
    2.1. Tổng quan về nuôi trồng thủy sản xuất khẩu
    24
    2.2. Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế
    quốc tế 35
    2.3. Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của một số nước và
    vùng trong nước 55
    Chương 3: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT
    KHẨU Ở CÁC TỈNH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
    67
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ
    sản ở các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ 67
    3.2. Thực trạng hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 77
    3.3. Đánh giá hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 101


    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỖ TRỢ NUÔI
    TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
    114
    4.1. Phương hướng đổi mới công tác hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu
    ở khu vực Nam Trung Bộ 114
    4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
    khu vực Nam Trung Bộ 122
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    142
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    145
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    146
    PHỤ LỤC



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trên
    thế giới và khu vực là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
    Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ:
    Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Phát triển đánh
    bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
    biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào
    những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ cơ sở
    hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
    sản xuất chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và
    đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm [24, tr.115].
    Thực tiễn, NTTS XK là một trong những hướng phát triển thuỷ sản mang
    tính bền vững phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho phép phát huy
    lợi thế của nước ta là một quốc gia có bờ biển dài, nhiều đầm phá, eo vịnh, có
    hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt,
    cùng các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện đa dạng, Thời gian qua, cùng với khai thác
    đánh bắt trên biển, NTTS đã cung cấp khối lượng sản phẩm ngày càng lớn cho
    xuất khẩu. Các vùng NTTS có quy mô lớn xuất hiện trên cả nước, nhiều nhất ở
    miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, ngành thuỷ sản nước ta
    không những đã tự khẳng định là ngành kinh tế có tiềm năng, mà còn từng bước
    trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế,
    bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, xoá đói giảm
    nghèo, chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
    Những năm qua, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, với sự hỗ trợ của
    chính phủ và sự năng động của chính quyền địa phương, đã bám sát, chỉ đạo
    sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, thông tin cho người NTTS, khoanh vùng, phân
    nhóm diện tích, khuyến khích người NTTS hợp tác với nhau, nuôi trồng theo
    phương pháp khoa học, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế những
    thiệt hại không đáng có cho người NTTS . Nhờ đó, lĩnh vực NTTS ở vùng
    Nam Trung Bộ đã có sự phát triển tương đối ổn định, quy mô mở rộng dần,
    phương thức nuôi trồng đã ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường
    thế giới. Nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản ở đây đang dần trở thành thế mạnh,
    ngành kinh tế trọng yếu của khu vực.
    Tuy nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng, những hỗ trợ này còn quá khiêm
    tốn và một số phương thức hỗ trợ chưa phù hợp với thực tế. Một số nội dung hỗ
    trợ như định hướng, quy hoạch phát triển theo hướng NTTS xuất khẩu, đầu tư
    công nghệ nuôi trồng, cơ sở hạ tầng chế biến xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn
    nhân lực, hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế
    quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế.
    Để nâng cao hiệu quả NTTS xuất khẩu, phát huy hết thế mạnh, tiềm năng
    NTTS XK của vùng Nam Trung Bộ, góp phần cải thiện mức sống của người dân
    và tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng (ANQP) khu vực cũng như cả nước
    cần rà soát lại toàn bộ những hỗ trợ hiện có và bổ sung thêm những hỗ trợ mới.
    Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn "Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
    khu vực Nam Trung Bộ" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của hỗ trợ
    NTTS XK ở khu vực Nam Trung Bộ, đánh giá thực trạng và đề xuất phương
    hướng, giải pháp đổi mới hỗ trợ NTTS XK ở khu vực Nam Trung Bộ trong thời
    gian đến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...