Thạc Sĩ Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
    1.1. Những nghiên cứu nước ngoài 4
    1.2. Những nghiên cứu ở Lào 26
    Chương 2. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 30
    2.1. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 30
    2.2. Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 44
    2.3. Kinh nghiệm của một số nước về việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Lào 79
    Chương 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LÀO VÀ VAI TRÒ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 95
    3.1. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lào 95
    3.2. Thực trạng hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 128
    3.3. Đánh giá vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào 135
    Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 147
    4.1. Bối cảnh và phương hướng hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 147
    4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào 158
    KẾT LUẬN 172
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 174
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175
    PHỤ LỤC 186
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


    ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á
    AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN
    AFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN
    ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    Bath : Bạt (Đồng tiền của Thái Lan)
    CEPT : Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
    CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân
    DN : Doanh nghiệp
    EU : Liên minh châu Âu
    FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    FPI : Đầu tư gián tiếp nước ngoài
    GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
    GMS : Tiểu vùng sông Mêkông
    IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
    KIP : Đồng tiền của Lào
    NIEs : Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
    OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
    USD : Đồng đô la Mỹ
    WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
    WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa


    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Hình 1.1: Mô hình khối kim cương của M.Porter 6
    Hình1.2: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh ngành 21
    Hình 2.1: Cạnh tranh không hoàn hảo 35
    Hình 2.2: Mô hình chuỗi giá trị của M. Porter 45
    Hình 2.3: Mô hình của Abell xác định phạm vi kinh doanh
    của doanh nghiệp 55
    Hình 3.1: Nguồn thu của Nhà nước giai đoạn năm 2000 - 2010 101
    Hình 3.2: Tỷ giá hối đoái đồng tiền kíp (2006 - 2010) 102
    Hình 3.3: Tỷ lệ số dự án theo cơ cấu ngành 104
    Hình 3.4: Thị trường xuất khẩu chính năm 2000 – 2010 106
    Hình 3.5: Tỷ lệ nghèo của Lào từ năm: 1993 đến 2008 111
    Hình 3.6: GDP bình quân đầu người năm 2000 - 2010 112
    Hình 3.7: Số lượng doanh nghiệp tăng trong từng giai đoạn 116
    Hình 3.8: Cơ cấu doanh nghiệp chia theo ngành 117
    Hình 3.9: Số lượng doanh nghiệp chia theo số lao động 118
    Hình 3.10: Cơ cấu doanh nghiệp chia theo doanh thu
    trung bình/tháng 119
    Hình 3.11: Cơ cấu doanh nghiệp chia theo Vùng 120
    Hình 4.1. Mô hình chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp 168

    DANH MỤC CÁC BẢNG


    Bảng 2.1: Các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp 49
    Bảng 2.2: Những phương pháp tái cơ cấu nợ và lĩnh vực áp dụng ở Hàn Quốc 88
    Bảng 2.3: So sánh chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2013-2014 của Lào với Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc và Campuchia 92
    Bảng 3.1: GDP trung bình đầu người (kế hoạch và thực hiện) 99
    Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động theo ngành 101
    Bảng 3.3: Đầu tư trong nước và nước ngoài (2006 - 2010) 103
    Bảng 3.4: Cơ cấu xuất khẩu theo sản phẩm (2005 - 2009) 105
    Bảng 3.5: Cơ cấu nhập khẩu theo sản phẩm 107
    Bảng 3.6: Số khách du lịch vào Lào giai đoạn 2006-2010 108
    Bảng 3.7: Sự phát triển dân số của Lào 109
    Bảng 3.8: Chỉ số HDI của Lào và thế giới 110
    Bảng 3.9: Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào giai đoạn năm 2000-2010 114
    Bảng 3.10: Trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp 126
    Bảng 3.11: So sánh Chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi của Lào và các nước láng giềng năm 2013-2014 (xếp hạng trong số 189 nền kinh tế) 128
    Bảng 3.12: Sự thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ở Lào
    so sánh với Việt Nam trong thời gian 2007-2014 136
    Bảng 3.13: Dự đoán về lực lượng lao động và trẻ em độ tuổi đến trường 140
    Bảng 3.14: Tỷ lệ cho vay so với GDP của các nước trong vùng 144
    Bảng 3.15: So sánh độ mở cửa kinh tế giai đoạn năm 2006-2010 145
    Bảng 4.1: Thu nhập tính theo đầu người ở các nước và khu vực
    trên thế giới 150
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường lựa chọn tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài cho một quốc gia. Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế của nước CHDCND Lào đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đã từng bước phát triển. Một số ngành có các mặt hàng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngoài như: điện, vàng, đồng, cà phê, dệt may, bia, sản phẩm gỗ, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và hàng thủ công mỹ nghệ . Các doanh nghiệp (DN) Lào đã từng bước phát triển, trưởng thành và bắt đầu khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới và khu vực ở một số lĩnh vực.
    Tuy nhiên, trong điều kiện tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) kể từ năm 2015 và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh phát triển ngày càng trở nên gay gắt. Với thực lực và trình độ phát triển còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh còn thấp và hạn chế ở nhiều mặt, các DN Lào nhìn chung sẽ gặp nhiều thách thức và trở ngại trước các đối tác và đối thủ cạnh tranh rất mạnh từ các nước trên thế giới, trước hết là từ các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc. Do vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nhà nước Lào phải có chính sách hỗ trợ để các DN Lào có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tiếp tục phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Tình hình và yêu cầu nói trên đòi hỏi Nhà nước Lào phải cải thiện môi trường chính sách, thuận lợi hoá các điều kiện vĩ mô để hỗ trợ DN Lào có điều kiện phát triển phù hợp, có khả năng cạnh tranh và từng bước vươn lên nhanh chóng. Đồng thời, các DN Lào phải khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình để từng bước phát triển. Đây thực sự là thách thức lớn đối với Chính phủ và các DN Lào trong những năm sắp tới.
    Để góp phần vào giải quyết những vấn đề đó, tôi đã chọn đề tài: "Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các DN, vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với DN, đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Lào trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực
    cạnh tranh, vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với DN.
    - Phân tích thực trạng và đánh giá một cách khoa học về năng lực cạnh tranh của DN Lào và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN, xác định được các nguyên nhân, các yếu tố hạn chế trong năng lực cạnh tranh của DN Lào và của chính sách nhà nước đối với DN trong thời gian qua.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu ở cấp vĩ mô và vi mô để hỗ trợ năng lực cạnh tranh của DN Lào, từng bước phát triển một cách bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của DN Lào và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu sự phát triển và năng lực cạnh tranh của DN Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế trong phạm vi thời gian từ năm 2000 đến năm 2020.
    - Phân tích, đánh giá một số chính sách kinh tế liên quan đến hỗ trợ năng lực cạnh tranh của DN Lào trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án:
    - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
    - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê.
    - Phương pháp định lượng kết hợp với các phương pháp định tính để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của DN Lào.
    5. Những đóng góp chủ yếu của luận án
    (1) Hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Nhà nước đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    (2) Đánh giá một cách khoa học những thành tích đạt được, những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân về năng lực cạnh tranh của DN Lào và vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
    (3) Đưa ra một số giải pháp chính sách phù hợp với điều kiện và tiềm năng thực tế của Lào nhằm hỗ trợ năng lực cạnh tranh của DN Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
    (4) Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý của nhà nước và các DN Lào.
    6. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
    Chương 2: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào và vai trò hỗ trợ của nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...