Luận Văn Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh
    mở đầu
    1.1- Đặt vấn đề
    Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một trong số hàng loạt các chính sách, giải pháp quan trọng được hầu hết các Chính phủ lựa chọn tiến hành để tạo nên sức mạnh, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ quản lý doanh nghiệp tiên tiến cũng phải áp dụng. Đối với Việt Nam, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước luôn được tạo điều kiện và cơ chế để chương trình cổ phần hoá đạt được kết quả cao nhất. Vì vậy có thể nối rằng cổ phần hoá là một xu thế tất yếu và là giải pháp ưu việt để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2005 sẽ hoàn thành chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thế nhưng cho đến nay tiến độ thực hiện của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nước ta còn quá chậm mà nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do chưa có chính sách, giải pháp phù hợp nhằm giải quyết chế độ cho người lao động - nhân tố quyết định sự thành công và là vấn đề nhạy cảm - trong các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cơ cấu lại. Ngày 11/4/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước quy định rõ ràng chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư, góp phần giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện, giúp đỡ người lao động và đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
    Nghị định 41/2002/NĐ-CP là một trong số các chính sách đầu tiên và khá cụ thể về vấn đề lao động dôi dư trong các doanh nghiệp cơ cấu lại nên việc thực hiện, thực thi chính sách còn khá mới mẻ. Nghị định 41/2002/NĐ-CP không những mới mục tiêu, nội dung mà mới cả về phương thức thực thi, phương pháp thực hiện do vậy khi đưa Nghị định 41/2002/NĐ-CP vào thực hiện trong thực tế đòi hỏi sự nỗ lực chung của cả cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là từ phía doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nghị định 41/2002/NĐ-CP là chính sách chung cho lao động dôi dư và quy định các vấn đề khá nhạy cảm với người lao động, được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều đối tượng. Vì vậy việc thực thi Nghị định 41/2002/NĐ-CP không phải là sự dập khuôn mà nố được thực thi phù hợp với tính chất đặc thù rất riêng của từng loại đối tượng nhưng luôn nằm trong khuân khổ quy định của Nghị định.
    Từ khi Nghị định 41/2002/NĐ-CP ra đời đến nay đã có khá nhiều phương án hỗ trợ lao động dôi dư trình duyệt lên Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN nhưng hầu hết các phương án đều chưa được hoặc không được xét duyệt. Lý do cơ bản của vấn đề trên là do các phương án xin hỗ trợ lao động dôi dư của các doanh nghiệp được xây dựng chưa thực sự hoàn thiện về mặt nội dung, sai về đối tượng, chính sách của đối tượng. Do vậy cần có một phương pháp xây dựng phương án xin hỗ trợ để không thiệt thòi cho người lao động khi nghỉ việc và phương án mang tính chính xác, khả thi cao thuyết phục được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN duyệt và cấp kinh phí giải quyết cho lao động dôi dư.
    Cũng không riêng chỉ nghị định 41/2002/NĐ-CP mà chính sách nào cũng vậy vẫn còn có sự tồn tại, mặt khiếm khuyết, tác động một chiều của chính sách và phải thông qua thực tế áp dụng, thực hiện mới có thể đánh giá được tác động tiêu cực của nó.Với Nghị định 41/2002/NĐ-CP, đây là chính sách mới được đưa vào áp dụng trên thực tế, do vậy thông qua việc nghiên cứu Nghị định 41/2002/NĐ-CP không những để dự đoán, đánh giá các tác động của chính sách, từ đó đưa ra biện pháp tăng cường tính ưu việt của chính sách, giảm thiểu mặt tiêu cực, tác động một chiều của chính sách mà còn nhằm mục tiêu định hướng, tạo điều kiện cho việc thực hiện Nghị định trong thực tế nâng cao hiệu quả hỗ trợ và thực hiện Nghị định đối với doanh nghiệp cũng như người lao động - đây có thể được coi là mục tiêu cơ bản của việc nghiên cứu Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ lao động dôi dư.
    Từ những lý do nêu trên thông qua khảo sát, tìm hiểu thực tế cùng với những lý luận được tích luỹ trong quá trình học tập em nghiên cứu đề tài “ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh “. Với phạm vi nghiên cứu luận văn tốt nghiệp nên đề tài sẽ chỉ giới thiệu chủ yếu về Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, quy trình thực hiện, thực tế thực hiện ở cơ sở từ đó đề ra phương pháp xây dựng phương án hỗ trợ lao động dôi dư cụ thể và hiệu quả nhất.
    1.2- Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1- Mục tiêu nghiên cứu chung
    Giới thiệu khái quát và quy trình thực hiện, áp dụng Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá về chính sách hỗ trợ và sự tác động của chính sách, việc thực thi chính sách trên địa bàn, đánh giá hiệu quả của chính sách từ đó đề ra phương pháp xây dựng phương án hỗ trợ lao động dôi dư sao cho có hiệu quả nhất.
    1.2.2- Mục tiêu nghiên cứu riêng
    - Thông qua đề tài nghiên cứu, giới thiệu khái quát nhất chính sách của Chính phủ về hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước (Nghị định 41/2002/NĐ-CP ), cụ thể là chính sách đối với lao động và quy trình áp dụng, thực thi chính sách đối với người lao động dôi dư, doanh nghiệp cơ cấu lại, các cơ quan có liên quan thực hiện.
    - Cùng với các văn bản hướng dẫn cụ thể và quá trình trực tiếp cùng doanh nghiệp thực hiện xây dựng phương án sắp xếp lại lao động và phương án hỗ trợ lao động dôi dư, thông qua kết quả công việc thực hiện đi đến đánh giá, nhận xét về chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tác động của chính sách đối với người lao động, doanh nghiệp, các nhân tố khác; hiệu quả của chính sách về mặt kinh tế, xã hội đối với người lao động, doanh nghiệp.
    - Với quá trình bắt nhập thực tế thực hiện và tham khảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP đưa ra phương pháp xây dựng phương án sắp xếp và phương án hỗ trợ hiệu quả nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt tránh thiệt thòi cho người lao động.
    1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1- Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu chủ yếu về Nghị định 41/2002/NĐ-CP ( cùng một số văn bản như Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH, Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC) và quá trình thực hiện nghị định trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
    1.3.2- Phạm vi nghiên cứu
    a- Phạm vi không gian và địa điểm nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cơ quan thường trực của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh và là cơ quan trực tiếp quản lý các doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh.
    b- Phạm vi thời gian
    Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/2/2003 đến ngày 10/6/2003 đây là thời gian của Quý I, II năm làm việc 2003.
    c- Phạm vi nội dung
    Nội dung chủ đạo, thông suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước được quy định cụ thể tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP (bên cạnh đó còn có một số văn bản hướng dẫn thực hiện: Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Quyết định 85/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Thông qua quá trình thâm nhập thực tế, dựa trên cơ sở những văn bản hướng dẫn thực hiện và bằng những lý luận thông qua quá trình học tập giới thiệu khái quát chính sách hỗ trợ (nội dung và quy trình hỗ trợ), thực tế thực hiện trên địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và chính xác cho chính sách và công tác thực thi chính sách.
    1.4- Kết cấu của đề tài
    Đề tài được chia làm 5 phần:
    Phần 1: Mở đầu.
    Phần 2: Tổng quan tài liệu.
    Phần 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
    Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
     
Đang tải...