Tiến Sĩ Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân việt nam sau gia nhập WTO

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HỖ
    TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
    Tình hình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
    Tình hình nghiên cứu của một số tác giả trong nước
    Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề
    đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
    NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ
    NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG
    MẠI THẾ GIỚI
    Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong thực hiện các cam kết
    gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
    Căn cứ để Nhà nước thực hiện hỗ trợ đối với nông dân sau gia nhập
    Tổ chức Thương mại thế giới
    Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân và
    bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam
    Chương 4.
    THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI
    NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN CAM KẾT GIA NHẬP TỔ
    CHƯC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
    Tình hình thực hiện hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia
    nhập Tổ chức Thương mại thế giới
    Đánh giá chung về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân gia nhập
    Tổ chức Thương mại thế giới
    QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỖ TRỢ CỦA NHÀ
    NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC
    THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
    Quan điểm hoàn thiện hỗ trợ đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập
    Tổ chức Thương mại thế giới
    Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân Việt Nam trong
    thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn
    chiếm một vị trí trọng yếu trong quá trình xây dựng phát triển đất nước. Bởi vì, không
    có sự ổn định của đất nước khi nông thôn còn bất ổn; không có sự sung túc của quốc
    gia khi nông dân còn nghèo, đói; không có hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân khi nông
    nghiệp còn lạc hậu, kém phát triển. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn
    đề luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm trong suốt quá trình xây dựng, bảo
    vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Điều đó
    đã được khẳng định qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc cũng như trong các Nghị
    quyết của Đảng. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7
    (khóa X) ngày 5/8/2008 thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng và Nhà nước
    về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây cũng là Nghị quyết hợp với ý
    Đảng, lòng dân, đã thực sự tạo ra những động lực mới cho khu vực này. Nhờ đó đã
    khơi dậy tính tích cực, năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của nông
    dân, làm cho nông nghiệp nước ta đạt được những bước tiến quan trọng về nhiều
    mặt, Việt Nam trở thành quốc gia có vị thế trên thị trường thế giới với một số mặt
    hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, cà phê, tiêu, cao su Kim ngạch xuất
    khẩu nông, lâm, thủy sản luôn xuất siêu và ngày càng tăng, kể cả trong những giai
    đoạn khó khăn, góp phần cân đối cán cân thương mại của Việt Nam. Người nông
    dân Việt Nam có thể tự hào vì đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc xây
    dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo an ninh
    lương thực.
    Tuy vậy, những tiến bộ và kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
    lợi thế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta. Qua thực tế sau gần 30 năm đổi
    mới và 8 năm thực hiện cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy: sản
    xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, kinh tế nông thôn nước ta phát triển chưa bền
    vững, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năng lực cạnh tranh
    thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực. Khi phải tuân thủ các luật chơi chung của WTO
    thì nông nghiệp nước ta ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế, yếu kém. Mặt khác, nông
    nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đến từ tác động tiêu
    cực của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động bất lợi của sự biến đổi
    thời tiết, khí hậu cùng những mặt trái của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa.
    Các số liệu đã công bố cho thấy, sau gần 8 năm gia nhập WTO, GDP của
    ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn 2000-2012, song tốc độ có xu
    hướng giảm đi. Giai đoạn 2000-2006 đạt 3,81%/năm nhưng giai đoạn 2007-2012 lại
    có xu hướng giảm nhẹ với con số 3,26%/năm và chỉ còn 2,81% năm 2013. Về thương
    mại ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giai đoạn 5 năm trước gia
    nhập WTO đạt 18,4%/năm, cao hơn hẳn so với con số 15,6%/năm của 5 năm sau khi
    gia nhập WTO. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của lâm sản giảm
    mạnh, nhất từ 36,8%/năm giai đoạn trước xuống còn 13,1%/năm giai đoạn sau. Giá trị
    xuất khẩu thủy sản và nông sản giảm nhẹ hơn (thủy sản từ 13,1%/năm xuống
    10,1%/năm và nông sản từ 17,3%/năm xuống 13,1%/năm) [12], [92].
    Thực tế, sau gia nhập WTO đời sống nông dân có nhiều thay đổi nhưng nhiều
    hộ còn nghèo hơn cả trước khi gia nhập WTO. Tốc độ tăng về thu nhập của nông dân
    có xu hướng chững lại và không đều nhau giữa các khu vực, giảm dần so với các lĩnh
    vực kinh tế khác, số tiền tiết kiệm được của hộ gia đình ở nông thôn đạt rất thấp, chỉ
    vào khoảng 5 - 8 triệu đồng/hộ/năm, chiếm từ 10 - 15% tổng thu nhập của hộ. Đáng
    nói là, trong giai đoạn 2010 - 2012, tỷ lệ hộ nghèo không giảm và số hộ tái nghèo lại
    tăng lên [86]. Dường như một bộ phận không nhỏ người nông dân vẫn đang đứng
    “bên lề” trong thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, sự hy sinh của họ chưa
    được đền đáp xứng đáng.
    Hơn thế nữa, trong tiến trình hội nhập WTO, nhiều ưu đãi trong lĩnh vực nông
    nghiệp và các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản không phù hợp WTO đã và đang
    phải bãi bỏ. Trong khi chúng ta vừa phải thích ứng với các hệ thống mới đang hình
    thành thì thách thức cạnh tranh lại đến ngay trên sân nhà. Các mặt hàng nông sản nước
    ngoài đã và đang xâm nhập thị trường trong nước, vì vậy việc cạnh tranh với nông sản
    nước ngoài ở thị trường trong nước cũng như cạnh tranh trong xuất khẩu sẽ ngày càng
    khó khăn hơn. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện cam kết WTO của nền
    nông nghiệp Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, cần có sự phối hợp
    đồng bộ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và kể
    cả người nông dân thì mới đảm bảo thành công. Nhiều chuyên gia cho rằng: Thắng lợi
    hay thất bại trong tiến trình hội nhập WTO phụ thuộc vào tầm nhìn, trước hết là tầm
    nhìn của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và sau đó nhân tố then chốt
    là người nông dân. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ
    và nhịp nhàng giữa “các nhà”. Đã đến lúc, nền nông nghiệp và người nông dân nước
    ta đang rất cần một cách nhìn, một tầm nhìn mới để không chỉ chống chọi được trước
    những mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mà còn mạnh dần lên, thích ứng
    với những điều kiện, môi trường cạnh tranh mới.
    Với những lý do trên đây, đề tài: “Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông Việt
    Nam sau gia nhập WTO” được nghiên cứu sinh lựa chọn để nghiên cứu viết luận án
    tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ
    trợ của Nhà nước đối với nông dân nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng, đối chiếu
    với thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến
    nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục hỗ trợ nông dân phù hợp với điều
    kiện đất nước và tương thích với các cam kết của Việt Nam trong WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...