Thạc Sĩ Hồ Quỳnh thuộc địa dư hành chính của hai xã Canh Nậu và Tam Tiến, cách thị trấn Cầu Gồ khoảng 11km v

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2014
    File: Word



    PHẦN I
    TÌNH HÌNH CHUNG
    Chương 1 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
    1.1 Vị trí
    - Đập dâng và cụm công trình đầu mối nằm ở thôn Đền Quan xã Tam Hiệp, cách thị trấn Cầu Gồ từ 3,0 đến 3,5 km về phía Đông Bắc.
    - Đập chính hồ Quỳnh đắp ngang sông Sỏi tại hạ lưu ngã ba suối Diễn và suối Quỳnh cách đập dâng sông Sỏi khoảng 9,3 km về phía thượng lưu.Hồ Quỳnh thuộc địa dư hành chính của hai xã Canh Nậu và Tam Tiến, cách thị trấn Cầu Gồ khoảng 11km về phía Tây Bắc.
    - Vùng tưới nằm gọn trong huyện Yên Thế, kéo dài từ :
    2101830” đến 2103730” vĩ độ Bắc
    10600 đến 106015 kinh độ Đông,giới hạn bởi:
    +Đường sắt Kép-Lưu Xá ở phía Bắc,Đông Bắc,Đông và Đông Nam.
    +Các xã Đông Sơn,Bố Hạ và thị trấn Bố Hạ ở phía Nam và Đông Nam.
    +Kênh 5 của hệ thống sông Cầu ở phía Nam.
    +Các xã Tam Tiến,Tiến Thắng ở phía Tây.
    1.2 Nhiệm vụ
    - Trong quy hoạch thuỷ lợi vùng sông Sỏi,toàn bộ vùng Yên Thế và Tân Yên Được chia làm 6 tiểu vùng,trong đó vùng 5 là vùng hưởng lợi của sông Sỏi bao gồm các xã Hồng Kỳ,Hương Vĩ,Đồng Kỳ,Đông Sơn,Đồng Lạc,Tân Sỏi,Tam Hiệp,Phồn Xương,Thị Trấn Cầu Gồ.Toàn vùng có diện tích tự nhiên 8.074 ha trong đó có 3.561 ha đất nông nghiệp,dân số 39.361 người có cao độ thay đổi từ cốt 5-6 ở vùng ven sông Sỏi lên đến cốt 24-25 ở khu vực phía Tây,trong đó có 919 ha diện tích canh tác đã được tưới bằng các công trình thuỷ lợi nhỏ.
    Như vậy nhiệm vụ trước mắt của việc xây dựng các hồ chứa nước trên sông Sỏi là giải quyết nước tưới cho 2.642 ha còn lại (chiếm 74% diện tích canh tác của vùng 5) chưa có nước tưới ,phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
    - Sau khi có công trình thuỷlợi sông Sỏi,các hồ sẽ tưới tự chảy cho các vùng có cao độ dưới cốt 19 của vùng 5,các vùng có cao độ trên cốt 19 biện pháp giải quyết là xây dựng thêm các hồ chứa nước dự trữ và các trạm bơm cục bộ lấy nước từ các hồ ao hoặc từ kênh dẫn.
    1.3 Quy mô và các thông số cơ bản
    1.3.1 Quy mô công trình
    Đập chính hồ Quỳnh là loại đập đất đồng nhất, chiều cao lớn nhất 15,0m. Đất nền chủ yếu là đá phong hoá ,đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng.Theo bảng 1-1 của Quy phạm thì công trình thuộc cấp iv.
    Đầu mối đập dâng theo tính toán của phần tính toán thuỷ nông,chiều cao đập tuyến trên là 8,7m<10m,do đó thuộc cấp công trình cấp IV.
    Theo diện tích được tưới thì công trình thuỷ lợi sông Sỏi sau khi hoàn thành sẽ tưới cho 2.806ha đất canh tác,theo quy phạm thì thuộc cấp IV.
    Như vậy,theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5060-90,dự án thuỷ lợi sông Sỏi thuộc công trình cấp IV.
    Công trình đầu mối gồm có 4 hạng mục :
    +Đập chính
    +5 đập phụ
    +1 tràn xả lũ
    +1 cống lấy nước.
    1.3.1 Các thông số cơ bản
    1.3.1.1 Hồ chứa:hồ Quỳnh
    Các thông số thiết kế chung của hồ Quỳnh là:
    Diện tích lưu vực : 99km2
    Mực nước dâng bình thường: 32,75m
    Mực nước chết: 28,1m
    Mực nước siêu cao: 35m
    Dung tích kho nước: 4,258.106 m3
    Dung tích chết: 0,283.106 m3
    Dung tích hữu ích 3,975.106 m3
    1.3.1.2 Đập chính
    Đập chính là đập đất đồng chất ,có các thong số kỹ thuật như sau:
    Cao trình đỉnh đập: 36,1 m
    Bề rộng mặt đập: 5 m
    Chiều cao lớn nhất: 15 m
    Chiều dài đỉnh đập: 133,72 m
    Cơ đập
    Hạ lưu không bố trí cơ
    Thượng lưu bố trí 1 cơ ở cao trình +29 m rộng 3 m
    Mái đập
    Mái hạ lưu không đổi m=2,5
    Mái thượng lưu thay đổi m=3,0 (trên cơ)
    m=3,5 (dưới cơ)
    Bảo vệ mái đập
    Mái thượng lưu: Dùng đá lát khan dày 30 cm, đệm phía dưới lớp đá lát là hai lớp cát và sỏi lọc, mỗi lớp dày 15 cm.
    Mái hạ lưu:Trồng cỏ
    Thoát nước hạ lưu: Vì chênh lệch giữa cao độ đỉnh vật thoát nước với đáy sông quá lớn nên đống đá tiêu nước chỉ cần làm đến cao độ +25 m, phần còn lại từ cao độ +25 m đến +28,3 m làm đá ốp mái.


    1.3.1.3 Đập phụ
    Đập phụ I
    Các thông số cơ bản:
    Cao trình đỉnh đập: 36,1 m
    Bề rộng đỉnh đập: 5,0 m
    Chiều dài đỉnh đập: 256,1 m
    Chiều cao lớn nhất:
    Mái đập
    Mái hạ lưu không đổi m=2,5
    Mái thượng lưu thay đổi m=3,0
    Đập phụ II: Bao gồm 3 đập phụ là: đập phụ IIA,đập phụ IIB, đập phụ IIC


    Đập phụ IIA
    Các thông số cơ bản:
    Cao trình đỉnh đập: 36,1 m
    Bề rộng đỉnh đập: 5,0 m
    Chiều dài đỉnh đập: 408 m
    Chiều cao lớn nhất:
    Cơ đập: Không có cơ
    Mái đập
    Mái hạ lưu không đổi m=2,5
    Mái thượng lưu không đổi m=3,0


    Đập phụ IIB
    Các thông số cơ bản:
    Cao trình đỉnh đập: 36,1 m
    Bề rộng đỉnh đập: 5,0 m
    Chiều dài đỉnh đập: 64,6 m
    Chiều cao lớn nhất:
    Cơ đập: Không có cơ
    Mái đập
    Mái hạ lưu không đổi m=2,5
    Mái thượng lưu không đổi m=3,0


    Đập phụ IIC
    Các thông số cơ bản:
    Cao trình đỉnh đập: 36,1 m
    Bề rộng đỉnh đập: 5,0 m
    Chiều dài đỉnh đập: 66,8 m
    Chiều cao lớn nhất:
    Cơ đập: Không có cơ
    Mái đập
    Mái hạ lưu không đổi m=2,5
    Mái thượng lưu không đổi m=3,0


    Đập phụ III
    Các thông số cơ bản:
    Cao trình đỉnh đập: 36,1 m
    Bề rộng đỉnh đập: 5,0 m
    Chiều dài đỉnh đập: 224,5 m
    Chiều cao lớn nhất:
    Cơ đập: Không có cơ
    Mái đập
    Mái hạ lưu không đổi m=2,5
    Mái thượng lưu không đổi m=3,0
    1.3.1.4 Tràn xả lũ
    Tràn nằm trên một yên ngựa, cách vai đạp chính khỏng 120 m về phía Đông Bắc, nằm trên địa hình xâm thực tạo bởi lớp phủ là đát tàn tích phong hoá.
    Tràn thực dụng , có ngưỡng tràn thực dụng hình thang, các thông số như sau:
    Bề rộng tràn B=24 m chia làm cửa mỗi cửa rộng 8 m.
    Lưu lượng xả qua tràn Qxả=403 m3/s.
    Cột nước tràn H=4,36 m.
    Cao trình ngưỡng tràn 30,64 m
    Cửa van điều tiết hình cung cao 2,61 m
    Nối tiếp sau đập tràn
    Dốc nước
    Chiều dài : L=84,0 m
    Độ dốc đáy: i=10%
    Bề rộng: B=24,0 m
    Chiều dày tấm đáy =0,6 m
    Bể tiêu năng
    Chiều dài: L=32,0 m
    Chiều rộng thay đổi từ 24 m39 m
    Chiều sâu: d=1,0 m
    Cao trình đáy: +19,7 m
    Kênh dẫn sau bể tiêu năng
    Chiều dài: L=131,0 m
    Chiều rộng: B=42,0 m
    Cao trình đáy: +20,7 m
    Cao trình bờ: +28,0 m
    Chiều dài gia cố sau bể: 40,0 m


    Chương 2 ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ
    VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC XÂY DỰNG
    2.1 Dân sinh,kinh tế
    2.1.1 Dân sinh
    Theo số liệu thống kê,đến 4-1998 Yên Thế có 85.973 người trong dó có 9 xã và thị trấn có liên quan đến vùng dự án có 8.710 hộ gia đình với 39.361 nhân khẩu. Năm 1995, tốc độ tăng dân số bình quân của cả huyện và vùng dự án là 1,53%, nhưng đến năm 1997 giảm xuống chỉ còn 1,2%.Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Cao Lan, Mường, Sán Dìu, Khơ Me
    Phần lớn cư dân trong vùng dự án sống bằng nghề nông.Theo số liệu thóng kê và điều tra thì trong số 8.710 hộ gia đình có tới 86,94% làm nông nghiệp, 2,8% làm thương nghiệp, 0,85 làm dịch vụ, 0,3% làm thủ công nghiệp, còn lại là các hộ khác.Nói chung ngoài nghề nông, các gia đình đều cố gắng làm thêm mọi nghề phụ có thể làm được để tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống như nghề mộc, sản xuất hàng thủ công nghiệp, gia công cơ khí nhỏ.Đặc biệt với đặc thù của vùng trung du núi thấp, phần lớn các gia đình vùng dự án có vườn rộng đều phát triển nghề làm vườn, trồng các loại cây ăn quả quý như vải thiều, cam, chanh
    2.1.2 Kinh tế
    So với mặt bằng chung của cả nước thì trình độ sản xuất nông nghiệp của vùng dự án vẫn còn thấp. Phần lớn diện tích canh tác còn sử dụng nước trời là chủ yếu.Một số công trình thuỷ lợi nhỏ tuy đã đáp ứng được một phần nhu cầu tưới nhưng không chủ động được. Chính vì vậy mà trình độ thâm canh tăng vụ còn ở mức độ thấp so với các huyện vùng đông bằng. Hệ số sử dụng đất của vùng dự án hiện tại mới chỉ đạt 1,5 đến 1,7.
    Trong tổng số 2.125 ha đất canh tác của vùng dự án, vụ Đông Xuân do không có nước tưới nên chỉ có64,59% diện tích được sản xuất, trong đó diện tích trồng lúa nước chiém 27,41%, trồng màu chiếm 37,18%, còn lại bỏ hoang. Vụ mùa do có mưa nên hầu hết diện tích được sử dụng.
    Phần lớn diện tích canh tác của vùng nghiên cứu chưa có công trình thuỷ lợi cấp nước tưới, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên tình trạng hạn vao mùa khô và úng vao mùa mưa thường xuyên xảy ra.
    2.2 Đặc điểm dịa chất tại các tuyến công trình
    2.2.1 Đặc điểm địa chất chung của khu vực
    Điều kiện địa mạo.
    Vùng dự án thuộc vùng trung du miền núi tạo bởi các dãy đồi núi thấp đá được khai thác mạnh, sườn đồi thoải.Sông Sỏi rộng trung bình 30 m uốn khúc nhiều đoạn với mặt cắt không đối xứng: một bên là sườn đồi bị xâm thực khá dốc, một bên là thềm sông rộng hơi nghiêng, bờ sông gần như dốc đứngvới cao độ từ 4 đến 9 m, có thể chia thành hai dạng địa mạo khác nhau:
    Địa mạo vùng xâm thực: Là dạng phổ biến của vùng dự án gồm các dãy đồi cao trung bình nối tiếp nhau, xen giữa là thung lũng hẹp kéo dài hai bên bờ sông do bị xâm thực nên khu vực lòng suối đá gốc lộ ra ở nhiều nơi.
    Địa mạo tích tụ: Phân bố ở dạng bãi bồi, thềm sông nằm xen kẽ với các dãy đồi núi tạo thành các bãi đất rộng tương đối bằng phẳng men theo sông.
    Cấu trúc địa chất.



    Địa tầng:Theo bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam, vùng dự án nằm trong điệp Nà Khuất(T2nk) thuộc đới An Châu gồm:
    Đá có tuổi Triat thuộc hệ tầng Mẫu Sơn (T3ms): Phụ hệ tầng dưới gồm cát kết hạt trung và thô màu xám, đôi chỗ chứa cuội thạch anh, có các lớp kẹp mỏng sét kết màu phớt vàng và đỏ, các thấu kính sét vôi. Phụ hệ tầng trên bao gồm sét kết,bột kết màu hơi đỏ lẫn với các ánh tím và hơi tím màu phớt xanh vàng, đôi khi lốm đốm hoặc có màu không đều, ánh tơ và các đá phiến sét màu xám sẫm và phớt lục có các tầng kẹp cát kết hạt nhỏ và các thấu kinh sét vôi màu xám sáng. Các đá thường có cấu tạo phân phiến.
    Đá có tuổi thuọc đệ tứ(Q): gồm đất đá tàn tích, sườn tích (eQ, dQ) và đất bồi tích (alQ). Đất tàn tích, sườn tích phủ trên các lớp sườn đồi, thường là đất sét, á sét chứa dăm sạn có bề dày thay đổi từ vài chục cm đến trên dưới 3 m. Đất bồi tích gồm cát cuội sỏi ở đáy sông, bãi bồi, thềm bậc 1. Các lớp á cát, á sét tại các thềm sông có bề dày từ 3,0 đến 3,5 m.
    Kiến tạo: Chưa phát triển được các đứt gãy kiến tạo. Theo tài liệu phân vùng đọnh đất của Viện Khoa học Việt Nam, vùng dự án có cấp động đất cấp VII.
    Địa chất thuỷ văn.
    Phức hệ chứa nước trong trầm tích Q: tồn tại trong các lớp cát cuội sỏi ở bãi bồi, thềm sông. Các lớp cát cuội sỏi thường mỏng nằm kẹp giữa hai tầng thấm nước kém tạo thành nước có áp với trữ lượng không lớn.
    Phức hệ chứa nước trong đá gốc T3ms nứt nẻ: mực nước dưới đất thường nằm sâu cách mặt đất trên dưới 5 m.
    2.2.2 Điều kiện địa chất hồ Quỳnh
    Hồ chứa nước.
    Khả năng thấm mất nước: Đất đá vùng lòng hồ bao gồm các loại đá tàn tích cát kết và sét kết điệp Nà Khuất (T2nk) và các sản phẩm sườn tích, tàn tích eQ, dQ. Tầng trên mặt chủ yếu là loại á sét và sét dày vài ba m có khả năng thấm nước yếu nên giư được nước. Nước ở hồ có khả năng thấm về hạ lưu đập qua lớp cát cuội sỏi lòng suối và lớp đất á cát và á sét chứa cuội sỏi ở thềm sông.
    Khả năng phá hoại bờ và bòi lắng lòng hồ: Vật liệu bồi lắng ở đáy sông khá mỏng chứng tỏ khả năng đất đá do nước chảy bề mặt mang đến không nhiều. Các sườn đồi thường có độ dốc nhỏ, hiện tượng sạt lở bờ sông không phát triển. Do vậy khi làm hồ Quỳnh vùng bờ có khả năng ổn định và vật liệu bồi lắng không nhiều
    Khả năng thay đổi chất lượng nước hồ: Vùng hồ không có khoáng sản cũng như các loại đất đá đặc biệt có khả năng làm thay đổi chất lượng nước hồ. Kết quả phân tích các mẫu nước mặt và nước ngầm cho thấy nước có chất lượng tốt.
    Tuyến đập chính và cống lấy nước.
    Điều kiện địa mạo: Hai bờ đập là hai quả đồi thấp. Tuyến đập đặt trên hai vùng địa mạo khác nhau là địa mạo bồi tích và địa mạo xâm thực. Địa mạo bồi tích (aQ) gồm cát cuội sỏi và bãi bòi ở lòng sông, rộng khoảng 20 m. Hai thềm sông là các loại á sét và á cát có chứa cuội sỏi. Địa mạo xâm thực phân bố ở hai bên sườn đồi, là sản phẩm do quá trình phong hoá, vận chuyển của dòng chảy bề mặt dưới dạng lớp tàn tích, sườn tích. Cóng lấy nước nằm ở bờ phải thềm bậc 1 có địa hình tương đối bằng phẳng.
    Cấu trúc địa chất.
    Lớp 1: Lớp bồi tích (aQ).
    Lớp 1a:Cát chứa cuội sỏi, thành phần chủ yếu là thạch anh, 23,66% là sạn sỏi , còn lại là cát phân bố ở lòng sông, dày 0,6 m, thấm nước mạnh.
    Lớp 1b: Đất á cát vàng nhạt, ẩm, không chặt, phân bố ở thềm sông. Thềm phải rộng 1030 m dày 3,84,3 m. Thềm trái rộng 5,035,0 m dày từ 2,04,2 m. Lớp này có C=0,08 kg/cm2; =220; k=2,1.10-4cm/s.
    Lớp 1c: Cát chứa cuội sỏi, cát hạt thô, sạn cuội thạch anh, phân bố ở bờ phải, dày từ 1,82,0 m, có hệ số thấm lớn
    k=1,4.10-2cm/s.
    Lớp 2:Pha tàn tích (edQ): Đất sét và á sét phân bố ở hai vai đập. Bề dày của lớp ở bờ phải 3,03,2 m, bờ trái từ vài cm đến 2,0 hoặc 3,0 m, có C=0,180,21 kg/cm2;=1604010030; k=3,1.10-54,15.10-5cm/s.
    Lớp 3: Đá gốc bột, cát và sét kết điệp Nà Khuất xen kẽ nhau có màu xanh nhạt, vàng nhạt, tím nhạt, phong hoá mạnh đến vừa.
    Điều kiện địa chất thuỷ văn: Tại 4 hố khoan máy cho thấy mực nước ngầm phía bờ phải cách mặt đất từ 4,85,1 m, ở bờ trái cách mặt đất 1,8 m. Dưới lòng sông mực nước ngầm dâng cao trên mặt đất 0,1 m. Kết quả phân tích thành phần hoá học của các mẫu nước cho thấynước ngầm không có khả năng ăn mòn cacbonat (I<1) còn nước mặt thì có khả năng ăn mòn cacbonat.
    Tuyến tràn.
    Điều kiện địa mạo: Nằm ở bờ trái trên một yên ngựa, cách vai đập chính khoảng 120 m về phía Đông Bắc, Nằm trên địa hình xâm thực tạo bởi lớp phủ là đất tàn tích eQ phong hoá từ đá bột kết, sét kết.
    Cấu trúc địa chất.
    Lớp 1a (aQ): Đất á cát màu vàng ảm không chặt, dày khoảng 1,5 m.
    Lớp 1b (aQ): Đất sét xám đen,dẻo chảy, dày khoảng 1,0 m.
    Lớp 1c (aQ): Cát chứa cuội sỏi, dày khoảng 0,5 m.
    Lớp 2c (eQ): Đất sét vàng nhạt, nâu đỏ tím, phân bố trên mặt tuyến, dày từ 2,73,5 m, C=0,26 kg/cm2, =15048, k=3,7.10-6cm/s.
    Lớp 3: Đá gốc bột và sét kết điệp Nà Khuất. Phía trên của lớp dày từ 2,63,4 m phong hoá rất mạnh so với phong hoá vừa. Phía dưới là loại bột kết ít bị phong hoá có xen kẹp phong hoá vừa lẫn phong hoá mạnh.
    Điều kiện địa chất thuỷ văn: Nước dưới đất nằm trong tầng đá gốc nứt nẻ cát bột kết, mực nước ngầm xuất hiện cách mặt đất từ 2,94,5 m.
    Vùng tuyến đập phụ I.
    Điều kiện địa mạo: Khu vực đập phụ I có hai tuyến. Vai trái của tuyến I tựa vào sườn đồi phía bên kia của đập chính. Tuyến 2 gần vuông góc với tuyến 1, cách tuyến 1 khoảng 250 m về phía Tây Nam. Vùng đập phụ 1 nằm trên địa hình xâm thực tạo bởi lớp phủ là đất tàn tích eQ phong hoá từ đá bột, cát kết.
    Cấu trúc địa chất:
    Lớp thổ nhưỡng: á cát vàng nâu, khô rời chừng 0,3 m.
    Lớp 2d (eQ): Đất á sét màu vàng nâu, xám vàng, tím đỏ, xen kẽ dày 0,52,4 m có C=0,20 kg/cm2,=17030, k= 2,8.10-5cm/s.
    Lớp 3a: Đá gốc cát kết, bột kết màu tím nhạt, phong hoá rất mạnh xen phong hoá vừa.
    Điều kiện địa chất thuỷ văn: Nước dưới đất tồn tại dưới tảng đá gốc cát bột kết nứt nẻ, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 4,05,0 m.
    Vùng tuyến đập phụ II.
    Điều kiện địa mạo: Khu vực có 3 đập phụ IIA, IIB và IIC, phía bờ trái suối Diễn, là một thung lũng sông khá bằng phẳng, một số nhà dân, đất nông nghiệp, làm gạch.
    Câú trúc địa chất:
    Lớp thổ nhưỡng: á cát màu vàng nâu, khô rời dày chừng 0,2 m.
    Lớp 2c (eQ): Đất sét màu vàng, xám vàng, nâu đỏ xen kẽ dày 1,04,0 m có C= 0,31kg/cm2; =16015; k=5,5.10-6cm/s.
    Lớp 3: Đá gốc sét kết màu xám xanh, cát kết màu vàng nhạt, bột kết màu tím đỏ, phân lứop phong hoá rất mạnh
    Điều kiện địa chất thuỷ văn: Nước dưới đất tồn tại trong tầng đá gốc phong hoá, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 4,05,0 m.
    2.2.3 Điều kiện địa chất công trình đập dâng (PA1)
    Điều kiện địa mạo: Đoạn sông qua tuyến này tương đối thẳng với bề rộng lòng trung bình 30 m. ở bờ phải sau vách dốc 4 m là khu đất hơi dốc về phía sông.ở bờ trái đồi chạy sát ra bờ sông, góc dốc trên 700 với độ cao gần 10 m sau đó mới giảm xuông còn 35400 lên tới cao độ trên 33 m. Tuyến đập ngắn. Tuyến cống bờ phải nằm ở thềm bậc 1 có cao độ ít chênh lệch và dốc thoải dần về phía hạ lưu. Tuyến cống bờ trái nằm trên sườn đồi dốc 60700, dốc về hạ lưu.
    Cấu trúc địa chất:
    Lớp 1: Cát cuội sỏi bồi tích (alQ) phân bố ở lòng sông có thành phần chủ yếu là thạch anh, dày 0,81,0 m, thấm nước mạnh.
    Lớp 2b; Loại đất cát pha bồi tích phân bố ở vai phải, vàng nhạt, rắn, chặt vừa, dày 0,7 m, C=0,18 kg/cm2; =25043; k=7,8.10-4cm/s.
    Lớp 3: Sét pha bồi tích màu vàng nhạt, nâu nhạt, phân bố ở vai phải tuyến đập, trạng thái nửa rắn đến rắn, kết cấu chặt. Bề dày lớp tới 9 m và giảm dần về phía sông(C=0,229 kg/cm2; =22014; k=2,5.10 –5 cm/s)
    Lớp 4: Cát bồi tích gồm cát hạt mịn đến trung, vàng nhạt, trắng xám, đáy chứa lớp cuội thạch anh có đường kính 2-3 cmdày 10 cm. Bề dày lớp 0,4 m phân bố ở bờ phải tuyến đập. Hệ số thấm lớn k=1,5.10-3 cm/s
    Lớp 5: Đất tàn tích gồm đất sét pha màu xám chứa dăm sạn màu nâu đỏ, trạng thái nửa rắn đến rắn, phân bố ở vai trái tuyến đập dày khoảng 2,0 m (C=0,27 kg/cm2; =23028; k=3,7.10 –6 cm/s)
    Lớp 6: Đá gốc bột kết màu tím, vàng nhạt; cát kết màu vàng nhạt, trắng xám, phong hoá mạnh đến vừa.
    Địa tầng tuyến đập có đủ 6 lớp trên. Tuyến cống bờ phải có từ lớp đất thứ 2b trở xuống (lớp 3 dày 5,3-6,5 m). Tuyến cống bờ trái chỉ có từ lớp đất thứ 5 trở xuống.
    Điều kiện địa chất thuỷ văn: Nước dưới đất nằm sâu, chứa trong tầng cát cuội sỏi lòng sông cổ và đá trầm tích bột cát kết nứt nẻ. Bờ phải nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 7,2 m bờ trái xuất hiện ở độ sâu 6,8 m. Tại bãi đất gàn sông nước ngầm nằm nông hơn, chỉ cách mặt đất chừng 1,7 m.
    2.3 Đặc điểm địa hình
    2.3.1 Đặc điệm địa hình vùng công trình
    Hồ Quỳnh nằm ở thượng lưu sông Sỏi thuộc địa phận của các xã Canh Nậu và Tam Tiến thuộc huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.Đập chính cách ngã ba suối Diễn và suối Quỳnh khoảng 150 m về phía hạ lưu.
    Hướng chảy của suối Diễn gần như theo hướng Bắc-Nam còn suối Quỳnh có hướng chảy Tây-Đông. Bề rộng của hai suối đều hẹp, chỉ khoảng 10-15 m, chảy giữa các đồi bát úp. Mặc dầu có địa hình lòng chảo được tạo thành bởi các đồi núi bao quanh xung quanh và dốc về suối nhưng nhìn chung lưu vực có xu hướng dốc theo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Theo nguyên nhân hình thành có thể chia thành hai dạng địa mạo khác nhau:
    Địa mạo vùng xâm thực: Dạng địa mạo này phân bố chủ yếu trên lưu vực. Đó là các dãy đồi cao trung bình nối tiếp nhau, xen giữa là các thung lũng hẹp. Do bị xâm thực nên khu vực lòng suối đá gốc lộ ra ở nhiều nơi.
    Địa mạo vùng bồi tích sông: Dạng địa mạo này phân bố ở hai bên bờ sông bao gồm các bãi cát cuội sỏi nhỏ. Thềm sông hẹp được tạo bởí á cát, á sét và cát chứa cuội sỏi.
    2.3.3 Đặc điểm địa hình khu tưới
    Địa hình khu vực dự án khá phức tạp, có đủ các dạng địa hình: đồng bằng, trung du và miền núi. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là kiểu địa hình trung du và đồng bằng còn kiểu địa hình miền núi ít phổ biến hơn.
    Địa hình trung du là kiểu địa hình phổ biến nhất, phân bố trên hầu khắp khu tưới. Đất canh tác trải dài theo đường 379, ven sông Sỏi và các sông suối nhỏ khác , cao độ mặt ruộng trung bình từ 16 đến 23. Hai bên bờ sông Sỏi là các dãy đồi núi thấp có cao độ từ 22 đến 30 m trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cam, vải thiều, chè
    Kiểu địa hình đồng bằng: tập trung chủ yếu ở phía Nam khu tưới và ven sông Sỏi, ruộng đất canh tác tập trung thành những cánh đồng lớn, khá rộng và bằng phẳng, cao độ phổ biến từ 10-12 m, có nơi chỉ 5-6 m.
     
Đang tải...