Tiểu Luận Hồ hoàn kiếm, tháp rùa và đền ngọc sơn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: HỒ HOÀN KIẾM, THÁP RÙA VÀ ĐỀN NGỌC SƠN


    “ Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội​ Hồ Gươm xanh cho mái tóc em xanh .”​ ​ Từ lúc nào không rõ, Hồ Gươm đã đi vào thơ ca như một thứ gia vị ngọt không thể thiếu được nếu nói về Hà Nội. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng như một biểu tượng cho cái đẹp, cái thơ mộng, thiêng liêng .Ngày nay, nó được khai thác vào phục vụ cho du lịch rất hiệu quả. Để có được một Hồ Gươm “ xanh” và có sức hút du lịch như ngày nay, một phần không nhỏ có sự đóng góp của thơ ca, truyền thuyết, hội họa
    ​ ​ ​ Hà Nội có nhiều hồ nước đẹp, với những sự tích dân gian gắn liền với mảnh đất văn hiến nghìn năm như Hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Trúc Bạch, đặc biệt là hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Tháp Rùa_ hồ Hoàn Kiếm_ đền Ngọc Sơn với những giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh đẹp nó đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.
    Quần thể Hồ Hoàn Kiếm thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm thành phố với chu vi gần 2000m. Tạo cho thành phố một không gian đẹp, thoáng đãng, thơ mộng .Hiện nay nó trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan, lễ bái, cầu may Quần thể hồ Hoàn Kiếm không chỉ đẹp bởi cảnh quan thơ mộng, hữu tình mà nó đẹp ở những giá trị văn học, lịch sử “ rêu phong” lâu đời ẩn chứa tâm linh cả dân tộc. Ta hãy cùng lật lại lịch sử và cùng tìm hiểu chi tiết những giá trị vô giá mà quần thể hồ Hoàn Kiếm chứa đựng.

    1. Hồ Hoàn Kiếm:

    Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Hoàn Kiếm gồm 2 phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thượng Kiệt tới Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ được gọi là hồ Lục Thủy.
    * Lịch sử_ văn học:

    Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh ( 417- 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể lại rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Nam Sơn ( Thanh Hóa) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm nặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm ( trả gươm) hay hồ Gươm.

    Truyền thuyết đẹp và giản dị. Chỉ có ba nhân vật là Lê Lợi, thanh kiếm và con rùa. Tuy nhiên có rất nhiều các văn bản khác nhau kể về sự tích này.
    Sách “ Tang thương ngẫu lục” soạn từ đời Gia Long ( 1802 – 1819), kế chuyện hồ Hoàn Kiếm như sau: “ hồ Hoàn Kiếm ở bên cạnh phường Báo Thiên, thành Thăng Long, thông với nước ngoài sông, hình thể rất to rộng. Hồ này là nơi đức Thái Tổ Hoàng Đế ( triều trước) đánh rơi thanh kiếm.

    Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh gươm cổ. Khi làm vua, ngài vẫn thường đeo thanh gươm đó. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ chợt thấy một con ba ba rất lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng. Ngài bèn lấy thanh gươm mà chỉ. Bất đồ, thanh gươm rơi xuống nước mất, con ba ba cũng lặn theo. Ngài giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp cái bờ ngang, tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau nhân cái vết bờ ấy chia hồ ra làm hai: tả vọng, hữu vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, bỗng có một vệt sáng từ cái đảo trong hồ vọt lên cao, sáng rực tan ra rồi tắt, người ta cho là thanh bảo kiếm bay đi .”
    _ Phạm Đình Hổ, Nguyễn An “ Tang thương ngẫu lục”, bản dịch của Đam Nguyên, Đại Nam _
    Năm 1873, Phạm Đình Bách vẽ Bản đồ Hà Nội. Đến năm 1916 nhà nước bảo hộ Pháp cho in tấm bản đồ này, kèm thêm một trang ghi chú bắng tiếng Pháp. Dịch sang tiếng Việt: “ Trong thời gian còn đi học, một hôm vua Lê Thái Tổ bắt được một thanh kiếm tại bờ hồ. Sau này, khi ngài đã lên làm vua, một hôm bơi thuyền dạo chơi trên hồ, có con rùa rất lớn nổi lên và bơi về phía ngài. Nhà vua sợ, rút kiếm đuổi rùa. Con rùa đớp thanh kiếm và lăn xuống nước. Đây là một con rùa thần. Từ đó đặt tên hồ lạ hồ Hoàn Kiếm”.

    “ Một ngày năm 1418, một con rùa vàng nổi lên trên mặt nước hồ và dâng Lê Lợi một thanh gươm báu. Ngài biết đây là mệnh trời bèn đứng lên giải
    phóng non sông.Khởi nghĩa thành công, ngài đến nơi được thần giúp để làm lễ tạ ơn. Đúng lúc cuộc lễ bắt đầu, một tiếng sét nổ vang trời, thanh kiếm của ngài tuột khỏi vỏ, quay vần vũ trên trời rồi rơi vào miệng một con rùa vàng.

    Rùa lặn sâu xuống đáy hồ. Từ đó hồ được gọi là hồ Hoàn Kiếm”.
    _Philippe Papin, histoire de Hanoi,2001_
    Tuy nhiên theo ý kiến của Pain thì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu từ năm 1418, Lê Lợi và các binh lính đang gặp nhiều khó khăn ở vùng Lam Sơn nên không thể có mặt ở bờ hồ để nhận kiếm thần được.
     
Đang tải...