Tài liệu Hô hấp nhân tạo bằng máy thở

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hô hấp nhân tạo bằng máy thở

    Mục tiêu học tập:
    1. Phân tích được ưu và nhược điểm của các kiểu thở khác nhau để ứng dụng thở máy hợp lý.
    2. Thực hiện được các bước chuẩn bị máy thở, bệnh nhân để cho bệnh nhân thở máy.
    3. Nêu ra được các biến chứng có thể xảy ra khi thở máy, thực hiện được các biện pháp dự phòng và xử trí các biến chứng khi có xảy ra.

    I. ĐẠI CƯƠNG
    Về khía cạnh sinh lý hô hấp phổi có hai vai trò chủ yếu:
    - Vai trò trao đổi khí: Lấy khí trời cung cấp cho cơ thể và thải khí thở ra nghèo oxy, trong đó có chứa khí CO2.
    - Phổi cũng là con đường để đào thải ion H+ thông qua đào thải acid bốc hơi, chính là acid carbonic (H2CO3). Quá trình đó được thể hiện qua phản ứng hoá học như sau: H+ + HCO3-  H2CO3-  CO2 + H2O
    Khi khí CO2 được đào thải ở phổi, phản ứng chuyển từ trái sang phải xảy ra. Nếu CO2 không được đào thải, acid carbonic sẽ ở dưới dạng ion hoá (H+ và HCO3-) và sẽ tạo nên tích luỹ H+ trong cơ thể (tăng ion H+, gây toan hô hấp). Như vậy phổi được ví như một cái bơm hoạt động liên tục có chu kỳ.
    Mục đích của thông khí nhân tạo (thông khí cơ học bằng tay hoặc bằng máy thở) nhằm thay thế bơm không khí (vai trò trao đổi khí ) và cung cấp oxy cũng như cải thiện sự vận chuyển oxy. Như vậy máy thở cũng có hai chức năng chủ yếu:
    - Bơm cơ học
    - Cung cấp oxy (là một trong các biện pháp của liệu pháp oxy)
     
Đang tải...