Thạc Sĩ Hồ chứa nước Xuân Hoa được xây dựng tại sườn phía Đông Bắc của dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2014
    File: Word


    Mục Lục
    PHẦN I. 1
    TÀI LIỆU CƠ BẢN 1
    CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2
    1.1 Vị trí địa lý. 2
    1.2 Điều kiện địa hình, địa mạo. 2
    1.3 Khí tượng thủy văn. 2
    1.4 điều kiện Địa chất. 6
    CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ 14
    2.1 Dân số và xã hội. 14
    2.2 Tổng nhu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt. 15
    2.3 Kế hoạch phát triển. 15
    CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH CẤP CÔNG TRÌNH 16
    3.1Cấp công trình :. 16
    CHƯƠNG IV 18
    XÁC ĐỊNH MỰC CHẾT VÀ MỰC NƯỚC DÂNG BÌNH THƯỜNG HỒ 18
    4.1 Khái niệm mực nước chết. 18
    4.2 Nội dung tính toán:. 18
    4.3 Khái niệm . 19
    4.4 Mục đích, ý nghĩa. 19
    4.5 Nội dung và phương pháp tính toán. 19
    CHƯƠNG V :TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ 26
    5.1 Mục đích. 26
    5.2. Nguyên lý tính toán. 26
    5.3. Tài liệu tính toán:. 27
    5.4. Nội dung tính toán ( phương pháp Potapop- Bán đồ giải):. 27
    PHẦN II. 31
    CHƯƠNG VI. 31
    XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA ĐẬP ĐẤT VÀ TRÀN 31
    6.1. Mục đích, ý nghĩa. 31
    6.2 Thiết kế đập đất. 31
    6.3 Xác định các kích thước cơ bản của đập:. 33
    6.4 Xác định chiều rộng đỉnh đập. 38
    6.5 Tuyến và hình thức tràn. 39
    6.6 Nối tiếp sau tràn ( máng bên ). 40
    6.7 Tính toán thủy lực dốc nước. 43
    6.8 Tính toán kênh dẫn hạ lưu tràn. 48
    6.9 Sợ bộ tính toán tiêu năng. 49
    6.10 Tính toán khối lượng xây dựng đập. 53
    6.11 Tính toán khối lượng xây dựng tràn. 54
    6.12 Đơn giá các công tác xây lắp. 54
    PHẦN III. 56
    CHƯƠNG VII. 56
    THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHI TIẾT PHƯƠNG ÁN CHỌN 56
    7.1 Thiết kế tràn xả lũ. 56
    7.2. Tính toán tiêu năng. 59
    7.3 Thiết kế đập đất. 59
    CHƯƠNG VIII. 79
    THIẾT KẾ NƯỚC CỐNG LẤY 79
    8.1 Bố trí cống lấy nước. 79
    8.2 Chọn tuyến và hình thức cống :. 79
    8.3 Thiết kế kênh hạ lưu:. 80
    8.4 Tính toán khẩu diện cống. 82
    8.5 Kiểm tra trạng thái chảy và tính toán tiêu năng. 88
    8.6 Chọn cấu tạo cống. 95
    8.7 Nối tiếp thân cống với nền và đập :. 97
    8.8 Tháp van :. 97
    CHƯƠNG IX 98
    CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT 98
    TÍNH TOÁN KẾT CẤU CỐNG LẤY NƯỚC 98
    9.1 MỤC ĐÍCH VÀ TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN 98
    9.2 XÁC ĐỊNH CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN CỐNG. 99
    9.3 Xác định nội lực cống ngầm. 102
    9.4 Tính toán cốt thép. 111
    9.5 Tính toán và kiểm tra nứt. 120
    KẾT LUẬN 122

    CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
    1.1 Vị trí địa lý
    Hồ chứa nước Xuân Hoa được xây dựng tại sườn phía Đông Bắc của dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã Cổ Đạm và xã Xuân Liên. Cách thị trấn Xuân An khoảng 12 km và thị trấn Nghi Xuân 8 km. Vị trí địa lý như sau:
    - Kinh độ Đông: 105045' ¸ 105048'30''



    - Vĩ độ Bắc: 18032'40'' ¸ 18034'50''
    - Phía Bắc giáp xã Xuân Mỹ và Xuân Thành
    - Phía Nam giáp Xuân Liên
    - Phía Đông giáp với Biển Đông
    1.2 Điều kiện địa hình, địa mạo
    1.2.1.Địa hình địa hình
    Địa hình vùng lòng hồ: Lòng hồ là thung lũng nằm giữa núi Lai và núi Hồng Lĩnh. Lòng hồ có diện tích rộng, khá bằng phẳng; đây là đất canh tác của xã Cổ Đạm. Ba phía là đồi núi cao; cây lâm nghiệp khá dày và tốt. Phía trong lòng hồ có một số trang trại nhỏ, có 2 công trình tiểu thuỷ nông là đập Đồng Quốc của xã Cổ Đạm, và đập Đồng Bản của xã Xuân Liên. Nhìn chung về địa hình, địa mạo rất thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.
    Địa hình khu hưởng lợi: Về khu tưới dốc dần từ Bắc sang Nam, cao độ khu tưới biến đổi từ từ +5 đến +1, Phía cuối khu tưới của các xã Xuân Thành và Xuân Mỹ cao độ từ +3,2 đến +4,8. Khu tưới trãi rộng trên các xã: Cổ Đạm , Xuân Liên, Xuân Thành và Xuân Mỹ. Địa hình rất thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tưới tự chảy. Khu tưới bị chia cắt bởi rào Mỹ Dương và các khe lạch. Cao độ ở thị trấn Xuân An và thi trấn Nghi Xuân từ +4 đến + 4,5.
    1.2.2. Tình hình khảo sát địa hình
    Tài liệu khảo sát địa hình
    Bình đồ khu đầu mối: 1/2000
    1.3 Khí tượng thủy văn
    1.3.1 Điều kiện khí tượng
    - Nhiệt độ:
    Vùng nghiên cứu dự án có nhiệt độ năm trung bình đạt 24oC. Mùa nóng nhiệt độ trung bình đạt cao nhất 29,8 oC. Mùa khô có nhiệt độ trung bình thấp đạt 17,5 oC.
    Trong một năm nhiệt độ cao nhất đạt 42 oC, thấp nhất đạt 6,6 oC (ngày 14/8/1974).
    - Bốc hơi:
    Theo tài liệu tại trạm đo khí tượng thị trấn Kỳ Anh thì tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất là 237,4 mm và tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 33.3 mm
    Độ ẩm:
    Độ ẩm tương đối năm trung bình đạt 44%, các tháng mùa mưa độ ẩm đạt 88-91%, mùa nắng nóng độ ẩm thấp nhất vào tháng 7 là 70%.
    - Mưa:
    Chế độ mưa vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có lượng mưa năm lớn nhất của cả tỉnh Hà Tĩnh. Lượng mưa trung bình xấp xỉ 3100 mm/năm
    Lượng mưa năm lớn nhất đã quan trắc được các vị trí như sau:
    - Tại Bàu Nước 4586 mm
    - Tại thị trấn Kỳ Anh 4386 mm
    - Tại Rào Nậy 3960 mm
    - Tại Kỳ Lạc 4450 mm
    Lượng mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 10 hàng năm.
    Một đặc điểm của khu vực miền Trung là mưa tiểu mãn vào tháng 5, có khi mưa tiểu mãn đạt giá trị lớn nhất trong năm. Sau mưa tiểu mãn lượng mưa giảm dần và đạt thấp nhất vào tháng 7.
    Khi có bão lượng mưa thường rất lớn. Mưa 1 ngày lớn nhất đạt 519 mm tại Kỳ Anh; 501 tại Kỳ Lạc; 760 mm tại Bàu Nước. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất đạt 1175 mm tại trạm Kỳ Anh; 1008 mm tại Kỳ Lạc; 1985 mm tại Bàu Nước.
     
Đang tải...